Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất và tình hình tiêu thụ cam ở xã minh hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP

2.1 Tình hình cơ bản của huyện Quỳ Hợp

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2010 xã Minh hợp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có rất nhiều khó khăn: thời tiết nóng nực, hạn hán, thiếu điện rồi đến mưa bão kéo dài, dịch bệnh sâu bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tới sản xuất và

Đại học Kinh tế Huế

đời sống của nhân dân, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, ngân sách xã không đảm bảo cho chi hoạt động, đời sống của một số bộ phận nhân dân gặp không ít khó khăn. Bên cạnh khó khăn trên còn có một số thuận lợi như: Giá trị các sản phẩm từ Nông –Lâm – Ngư nghiệp tăng. Có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương nên kinh tế xã hội năm 2010 đạt được một số kết quả, đời sống của nhân dân được cải thiện. Kết quả thực hiện một số mục tiêu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Một số kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2010

STT Chỉtiêu ĐVT

Kết quả thực hiện năm 2010

So sánh%

TH2010/

KH2010

TH2010/

TH2009

1 Tổng GDP của xã Tr.đ 181.598 119 139

1.1 Giá trị từ sản xuất Nông nghiệp Tr.đ 102.796 121,50 133

1.2 CN–XD Tr.đ 26.932 126,20 190

1.3 Dịch vụ Tr.đ 58.701 103 132,50

2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,30 114,3

3 Thu nhập bình quân trênđầu người Tr.đ 17,645 130

4 Tổng thu ngân sách Tr.đ 2.977,567 128,28 115,31

5 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 0,95 100,35

(Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2010)

Tình hình sử dụng đất

Năm 2010, diện tích tự nhiên của xã là 5839,06 ha, chỉ bằng 6,02% so với diện tích tự nhiên của huyện Quỳ Hợp. Có thể thấy diện tích sản xuất nông nghiệp (bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) của xã Minh Hợp chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong toàn huyện, xã có 3037ha chiếm 20,25% trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Đáng nói hơn là diện tích đất trồng cây lâu năm (bao gồm: cam, chè, cao su…) của xã Minh Hợp chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất trồng cây lâu năm của toàn huyện, xã có 1348,55ha chiếm 87,07% đất trồng cây lâu năm của toàn huyện. Có thể nói xã là một điểm sáng trong việc phát triển cây lâu năm.

Đại học Kinh tế Huế

Theo báo cáo của UBND xã Minh Hợp, năm 2010 xã Minh Hợp có tổng diện tích đất tự nhiên là 5839,06ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 144,51 ha chiếm 14,10% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Đây không phải là một tỷ lệ nhỏ, vì vậy chính quyền xã nên có những biện pháp hữa hiệu để đưa quỹ đất này vào sử dụng đển đem lại hiệu quả, tránh gây lãng phí quỹ đất của địa phương.

Bảng 5: Diện tích đất của xã so với huyện năm 2010

Tên vùng Mục đích sử dụng Diện tích <ha> Tỷ lệ (%)

Xã Minh Hợp

Tổng diện tích tự nhiên 5839,06 6,20

Đất sản xuất nông nghiệp 3037,59 20,25

Đất trồng cây lâu năm 1348,55 87,07

Huyện Quỳ Hợp

Tổng diện tích tự nhiên 94.220,55 100,00

Đất sản xuất nông nghiệp 15004,08 100,00

Đất trồng cây lâu năm 1548,76 100,00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Quỳ Hợp)

Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3037.59ha, đất lâm nghiệp là 931,18ha, đất nuôi trồng thủy sản là 72,3ha và chỉ chiếm 1,79% trong diện tích đất nông nghiệp của toàn xã.

Theo bảng 6Có thể thấy trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm là 1689,04hachiếm 55,60%

Là một xã có lợi thế về đất đai để trồng cây dài ngày, xã đã chuyển đổi cơ cấu để phát triển trồng cây lâu năm như cam, chè, cao su… nhằm nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Diện tích trồng cây lâu năm của xã chiếm 44,40% với 1348,55ha, trong đó:

+ Cây Chè: diện tích 208,5 ha, năng suất 5,5 tấn/ha.

+ Cây Cao Su: Diện tích 1051 ha, năng suất 1,25 tấn/ha.

+ Cây Cam: Diện tích 501,6ha, năng suất 1,25 tấn/ha,

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh hợp năm 2010

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷlệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 5839,06 100,00

1 Đất nông nghiệp 4041,07 69,21

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3037,59 75,17

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1689,04 55,60

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1348,55 44,40

1.2 Đất lâm nghiệp 931,18 23,04

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 72,3 1,79

2 Đất phi Nông Nghiệp 773,14 13,24

3 Đất chưa sử dụng 1024,85 17,55

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 144,51 14,10

3.2 Núi đá không có rừng cây 880,34 85,90

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Minh Hợp & phòng Thống kê huyện Quỳ Hợp)

Nhìn vào hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2010, đất phi nông nghiệp của xã là 773,14ha chiếm 13,24% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Diện tích này cũng chiếm một phần không nhỏ. Diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

Xã Minh Hợp có 1024,85ha diện tích đất chưa sử dụng, tương đương với 17,55% diện tích đất tự nhiên, đây được xem như là một thách thức cho chính quyền địa phương nơi đây. Bởi lẽ việc đưa diện tích đất này vào sử dụng không phải dễ dàng, vì chủ yếu là đât núi đá không có rừng cây. Tuy nhiên cần sớm có những cố gắng hơn nữa để hạn chế một cách tối thiểu diện tích đất chưa sử dụng, tận dụng tôt nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy xã hội phát triển.

Đất đai chủ yếu do hai Công ty nhà nước đóng trên địa bàn quản lý và sử dụng (2 Công ty đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003).

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của xã Minh Hợp năm 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT Số Lượng

1 Số thôn Thôn 21

2 Số hộ Hộ 2250

3 Số nhân khẩu Khẩu 11250

4 Số lao động Lao động 4500

5 Số lao động bq/hộ Lao động 2

6 Bq khẩu/ hộ Khẩu/hộ 5

7 Tỷ lệ nhân khẩu/ lao động Người 2.5

(Nguồn: Số liệu từ UBND xã Minh Hợp)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng: xã Minh Hợp là một xã có quy mô khá lớn, toàn xã có 21 thôn với 2250 hộ mỗi hộ bình quân chỉ có 5 khẩu, trong đó có hai lao động chính của gia đình còn lại là chưa đủ tuổi lao động hoặc đã ngoài độ tuổi lao động, như vậy cứ theo bình quân trên thì cứ một lao động nuôi 2.5 nhân khẩu trong gia đình và đa số lao động ở đây chủ yếu là lao động nông nghiệp nên vấn đề đào tạo về kiến thức, khoa học kỷ thuật còn kém, họ thường tiến hành sản xuất theo cảm tính và kinh nghiệm của bản thân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như chăm sóc giáo dục con cái, kế hoạch hóa gia đình ... Mà còn ảnh hưởng đến thu nhập.

Như vậy với nguồn lao động đó cũng đủ để Minh Hợp phát triển tốt kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác.

 Nhận xét những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xãđối với sản xuất cam:

Minh Hợp là một xã thuộc huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, có diện tích khá rộng, đất đai được xác định là màu mỡ, rất phù hợp để trồng cam cũng như các cây công nghiệp dài ngày như cây cao su. Là xã có thế mạnh phát triển cây cam, bên cạnh đó thuận lợi cho việc trồng các cây như mía, sắn, ngoài ra còn phát triển chăn nuôi,…Lao động của xã cần cù chịu khó và rất có ý thức trong việc áp dụng các thành tựa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Các cấp ủy Đảng, chính quyền

Đại học Kinh tế Huế

địa phương có nhiều nghị quyết, chuyên đề để khuyến khích người dân khai thác tốt lợi thế tiềm năng đất đai để làm giàu cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó trên địa bàn xã lại có hai nông trường đóng trên địa bàn ( là nông trường 3/2 và nông trường Xuân Thành) trực tiếp quản lý đất đai của xã, hai nông đã giúp người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, tập huấn kỹ thuật cho người dân. Trên đây là những thuận lợi mà người dân của địa phương có được trong việc sản xuất cây cam.

Bên cạnh những lợi thế đã trình bày ở trên thì địa phương còn gặp phải một số hạn chế sau: Là một xã miền núi, do vậy hệthống sông ngòi bị chia cắt ở xã lại có rất ít các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vì vậy mà việc tưới tiêu còn gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư và các vùng sản xuất còn rất hạn chế nên việc đi lại vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, khí hậu, thời tiết nằm trong khu vực Miền Trung nên chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo dài kèm theo gió Tây Nam khô nóng, còn vào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất làm ảnh hưởng đến sản xuất dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cây cam nói riêng. Chính vì những lý do đó mà việc sản xuất cam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất và tình hình tiêu thụ cam ở xã minh hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)