CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp
2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam ở xã Minh Hợp
2.2.2.2 Phân tích các kênh tiêu thụ Cam ở xã Minh Hợp
Minh Hợp là một xã có lợi thế về đất đai, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cam. Bên cạnh đó thì thương hiệu cam ở địa phương cũng đãđược khẳng định.
Nhưng cũng như các địa phương khác có sản phẩm được được cấp văn bẳng bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì việc xây dựng thương hiệu cam ở Minh Hợp cũng chỉ đang mang tính hình thức. Các sản phẩm mà người dân chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương, hai nông trường cùng ý thức của người dân để có thể xây dựng một thương hiệu mạnh, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn có thể phục vụ cho xuất khẩu.
Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm cam ở Minh Hợp
Mô tả chuỗi cung
Các mối quan hệ trong chuỗi cung
- Quan hệ giữa các nông hộ trồng cam và hai nông trường là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động trồng cam của nông hộ vì hộ trồng cam nhận khoán đất của công ty với thời hạn 50 năm. Trong thời gian nhận khoán, đất phải được sử dụng đúng Nông trường
cung cấp giống
Tư nhân cung cấp phân bón
Nông trường cung cấp phân bón
Đại lý thuốc BVTV Người trồng cam
Người buôn lớn ở Quỳ Hợp (93%)
Đại lý lớn ở các tỉnh phía Bắc (34%)
Đại lý lớn ở Vinh (59%) Người bán lẻ ở
địa phương(7%)
Người bán lẻ ở Vinh
Người bán lẻ ở Thanh Hóa Người bán lẻ ở
các tỉnh phía Bắc
Người tiêu dùng cuối cùng
Đại học Kinh tế Huế
mục đích theo quy định của công ty. Vì vậy hai công ty có chức năn quản lý chung đối với diện tích đất giao khoán ví dụ như quy định loại cây trồng, cho phép trồng hoặc thanh lý vườn cam. Công ty còn có nhiệm vụ cung cấp cho hộ trồng cam các thông tin kỹ thuật như mật độ trồng, cách thức trồng,thời vụ chăm sóc, phòng trư sâu bệnh, nhưng những thông tin này thường không thường xuyên và không đến được với mọi hộ nông dân trồng cam. Ngoài ra hai công ty còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho người trồng cam (như đã trình bàyở trên).
- Quan hệ giữ người trồng cam và các nhà cung cấp đầu vào. Đây là mối quan hệ mua bán thông thường, không có mối quan hệ ràng buộc. Người trồng cam có thể lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau.
Ngoài ra còn có nhiều mối quan hệ khác như quan hệ giữa đại lý ở chợ đầu mối với các đại lý nhỏ, các sạp buôn trái cây với người tiêu dùng
Qua thực tế tại địa phương, sản phẩm cam của Minh Hợp có chuỗi cung tương đối phức tạp.
Hướng thứ nhất, những người bán lẻ ở địa phương vào tận lô để mua cam về các chợ để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Với kênh tiêu thụ này, tuy số lượng bán ít, (chỉ khoảng 7%). nhưng là chuỗi tiêu dùng dễ tính. Họ có thể mua các loại cam bị loại thải (cam rụng, cam đứt cuống, cam úng dập với mức độ vừa phải). Do những người mua với số lượng ít nên giá bán có cao hơn một chút ít so với việc bán cho nhóm khách hàng bán buôn.
Hướng tiêu thụ thứ hai là bán cho những người bán buôn lớn. Kênh tiêu thụ này tiêu thụ phần lớn cam sản xuất ra của xã Minh Hợp, tới (93%). Các nhà bán buôn lớn này thường mua cam với số lượng lớn, phương thức bán thường là bán cả cây. Với phương thức bán này thì giảm được chi phí thu hoạch (giảm công thu hoạch). Nhưng với cách thức bán sản phẩm như vậy thì thường làm giảm phẩm chất của sản phẩm, vì độ chín của số quả trên cây không phải là 100% mà thường chỉ vào khoảng 85%.
Các nhà buôn lớn này thường dùng các xe vận tải lớn để vận chuyển, sau đó phân loại sản phẩm và chuyển đến các đại lý lớn ở Vinh và ở Hà Nội, sau đó phân bổ ra các thị trường.
Để thấy được cụ thể hơn tình hình tiêu thụ cam ở Minh Hợp, ta sẽ đi sâu phân tích thông qua các kênh tiêu thụ, hay là đường đi của sản phẩm đến người tiêu dùng.
Đại học Kinh tế Huế
- Lượng cam được bán cho những người bán lẻ:
Đến mỗi vụ thu hoạch cam, thì số lượng người bán cam lại tăng lên. Những người này chủ yếu là những người buôn bán nhỏ ở chợ và đa phần là nữ giới. Họ đến tận lô để mua cam với mong muốn mua được giá thấp để bán ra kếm lời.
+ Hướng đi của sản phẩm: Nhà bán lẻ sẽ đến các nông hộ trồng cam để mua cam và mang ra chợ địa phương và chợ thị trấn. Một số người bán lẻ còn lấy một lượng hàng vừa phải để cung cấp cho các sạp hàng của các huyện lân cân, và các huyện miền xuôi ở nội tỉnh để bán cho người tiêu dùng.
+ Về lượng mua: Người bán lẻ thường căn cứ vào lượng bán của ngày hôm trước và xác định lượng mua cho ngày hôm sau. Mặt khác, vì đem đi bán ở chợ địa phương và các chợ lân cận, quy mô thị trường là không lớn nên lượng bán của mỗi người chỉ vào khoảng 2,5 – 3,5 tạ/ ngày. Là những người kinh doanh nhỏ, nên tùy vào giá cả cam mà họ mua với khối lượng khác nhau , vì họ không có nhiều vốn.
+ Dòng thông tin: Người bán lẻ thường căn cứ vào giá bán ngày hôm trước, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng để xác định giá mua sản phẩm. Vì công việc được tiến hành hàng ngày nên giá cả được nắm rõ, mặt khác giá cam thường biến động theo hướng tích cực nên người bán lẻ cũng thường gặp ítrủi ro.
+ Cách thức bảo quản: Việc bảo quản cam cẩn thận để giữ được vẻ đẹp bên ngoài, tạo cảm nhận đầu tiên đối với người tiêu dùng đã và đang được các nhà bán lẻ quan tâm. Nhưng những nhà bán lẻ thường mua lượng cam là nhỏ nên cách thức bảo quản chủ yếubằng các phương tiện thô sơ như: Thúng, bì, thùng xốp…
+ Về dòng thanh toán: Tất cả những người bán lẻ sau khi mua và bán sản phẩm thìđều thanh toán và được thanh toán bằng tiền mặt.
+ Dòng đàm phán: Nhìn chung việc mua sản phẩm của người bán lẻ là khá dễ dàng. Bởi lượng mua ít, với lại những người bán lẻ chủ yếu là quen biết với các nông hộ trồng cam thông quan quan hệ làng xóm, bà con…Đồng thời quá trình bán sản phẩm cũng tuân theo quan điểm thuận mua vừa bán, bên nào trả giá cao hơn thì họ sẽ bán. Chính vì thế mà dòngđàm phán của người bán lẻ là khá đơn giản.
Đại học Kinh tế Huế
-Lượng cam bán cho người buôn lớn:
Qua thực tế điều tra ở địa phương tôi thấy rằng, có tới 93% lượng cam mỗi năm được bán cho những nhà buôn lớn. Đây thường là những người buôn lâu năm, có nhiều mốiquan hệ với các đại lý, không chỉ là trong nội tỉnh mà họ còn quen biết với những lái buôn ở các tỉnh phía Bắc.
+ Hướng đi của sản phẩm: Đến vụ thu hoạch, nhà buôn sẽ đến tận các lô cam của nông hộ để hái, sau đó lượng cam này sẽ được vận chuyển bằng cácloại xe tải cỡ lớn đến các đại lý lớn ở Vinh và các nhà buôn lớn ở các tỉnh phía Bắc. Trước khi hái họ đã có những giao dịch trước với các đại lý này. Lượng sản phẩm bán ra theo kênh tiêu thụ này chiếm khoảng 93% tổng mức tiêu thụ của địa phương. Sản phẩm từ tay những người bán buôn này còn phải qua khá nhiêu khâu trung gian nữa mới đến được tay của người tiêu dùng, vì vậy mà làm cho giá cả cam khi tới tay của người tiêu dùng là khá cao so với mức giá ban đầu.
+ Quy trình mua và bán sản phẩm: Người bán buôn thường căn cứ vào các giao dịch đối với các đại lý lớn, phương thức giao dịch của các nhà buôn với nhau thường qua phương tiện điện thoại. Sau khi đã đến tận vườn cam để thu mua sản phẩm thì người bán buôn thường dùng thùng xốp để bảo quản và dùng xe tải để vận chuyển đến những địa điểm đã nêu trên và giao hàng. Quá trình mua và bán sản phẩm của người buôn khá rõ ràng và nhanh chóng.
+ Về giá cả và phương thức thanh toán: Do thời gian bán sản phẩm kéo dài, từ khoảng đầu tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau mới hết cam, nên giá cả trong thời gian đó thay đổi rất nhiều. Với loại cam mùa, giá cả năm 2010 vào khoảng 6000đ/kg – 15.000đ/kg, còn giá cam muộn, bán vào dịp tết, rằm tháng giêng, và kéo dài qua tháng 3 dương lịch. Với thời gian này, lượng cung trên thị trường ít, nhu cầu của người tiêu dùng lại tăng cao ( mua về phục vụ tết, phục vụ thờ cúng…) nên giá loại cam này cao hơn giá cam mùa khoảng 3 –4 lần, có thời điểm cao hơn 5 lần.
Sau khi nhận hàng, tùy vào cách thức thương lượng trước đó mà hai bên có cách thức thanh toán khác nhau, chủ yếu có các cách thức thanh toán sau: Thanh toán toàn bộ tiền ngay sau khi bán hàng. Thanh toán 30% giá trị lô hàng, và hẹn 2 – 3 ngày sau trả phần còn lại. Cách thanh toán thứ ba là các chủ hộ cho nợ 2 –3 ngày sau
Đại học Kinh tế Huế
trả toàn bộ giá trị lô hàng, với cách thức này thì chỉ các nhà buôn có mối quan hệ mật thiết các nông hộ thì mới được ưa tiên như vậy.
+ Dòngđám phán và xúc tiến: Quá trìnhđàm phán của người bán buôn diễn ra cũng khá dễ dàng. Đối với người bán buôn và người sản xuất, quan hệ giữa họ chủ yếu là bà con, làng xóm, họ hàng hoặc qua việc buôn bán từ những năm trước. Đồng thời, đối với kênh tiêu thụ giữa người buôn cam địa phương với những đại lý lớn ở các tỉnh phía Bắc thì những nhà buôn này đóng vai trò như là một nhà môi giới trung gian. Có nhiều nhà buônở các tỉnh phía Bắc còn về tận vườn để thu mua.
Có thể thấy chuỗi cung sản phẩm cam của địa phương khá dài, điều này làm cho giá sản phẩm đến với tay người tiêu dùng bị đội lên khá nhiều, do các chi phí vận chuyển, cộng với phần lợi nhuận của mỗi khâu trong chuỗi.