CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
3.2 Một số giải pháp chủ yếu
Cam là loài cây ăn quả lâu năm, giai đoạn kiến thiết dài, thường là 3 – 4 năm, do đó khi trồng cam nông dân thường thiếu vốn đầu tư và không tập trung chăm sóc nhiều như đối với cây công nghiệp ngắn ngày khác. Phát triển cây cam trên địa bàn huyện miền núi yêu cầu vốn cao hơn hẳn so với việc phát triển ở vùng đồng bằng, đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết, thời kỳ cây chưa cho quả. Do đó, cần có chính sách vốn ưa đãi và hợp lý để nông dân có điều kiện phát triển sản xuất.
Đối với các hộ trồng cam mùa thì trung bình tuổi các vườn cam của nhóm hộ này là từ 7 –12 tuổi, đây là độ tuổi cây cam cho sản phẩm cao vàổn định nhất, chính vì thế mà cần đảm bảo nguồn vốn để cho các hộ này có thể đầu tư các vật tư thiết yếu, cung cấp đầy đủ yêu cầu về mặt sinh dinh dưỡng cho vườn cam cũng như phòng trừ sâu bệnh một cách đầy đủ.
Đối với các hộ trồng cam muộn, trung bình độ tuổi cây cam của các hộ là khá cao, độ tuổi cây từ 13 –15 tuổi chiếm một tỷ lệ khá lớn. Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ nhóm hộ này vay vốn với thời gian dài để họ có đủ nguồn lực trồng mới vườn cam của mình.
3.2.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến
Cam là một loại sản phẩm nông nghiệp, vốn đã khó bảo quản, bên cạnh đó thì điều kiện thời tiết khí hậu trong tháng thu hoạch lại không thuận lợi. Phương pháp thu hoạch và bảo quản còn thủ công, vì thế tổn thất sau thu hoạch là khá cao, có khi lên tới 10 – 15 %( cam bị rụng cuống…) Với thương hiệu sẵn có, cùng chất lượng sản phẩm đã được khẳng định thì sản phẩm cam của địa phương cần hướng tới các thị trường xa hơn.
Đại học Kinh tế Huế
Với cây cam mùa (bao gồm giống cam xã đoài, cam vân du) đã được cấp chỉ dẫn cam vinh, bên cạnh việc khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của cam Vinh được trồng trên đất Nghệ An khác với tất cả các loại cam trồng ở các địa phương khác. Đây là cơ hội thuận lợi để phát huy lợi thế cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế của người dân trồng cam trong tỉnh.
Mặt khác, đây cũng là một cơ hội để đẩy mạnh sự phát triển cách ngành dịch vụ khác như: Công nghiệp chế biến, bảo quản.. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tăng thu nhập cho người dân địa phương. Cần đảm bảo công tác dự báo thị trường và nông trường cần thực hiện việc bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Ngoài ra việc Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển cho thương hiệu cam vinh. Đồng thời giữ gìn và phát triển một loại sản phẩm truyền thống nông nghiệp Nghệ An góp phần vào việc nâng cao hìnhảnh quê hương Nghệ An, hình ảnh quốc gia Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Kể từ ngày sản phẩm cam Vinh được đăng bạ, hệ thống các tổ chức cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý vinh được thành lập và đi vào hoạt động, sản phẩm cam quả mang Chỉ dẫn địa lý với một diện mạo mới, một hìnhảnh mới dần lấy lại được uy tín và chất lượng đặt trưng vốn có trong lòng người tiêu dùng, hiểu quả mang lại từ nghề trồng cam được nâng cao.
Cam Vinh là sản phẩm nông sản thứ 12 của cả nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, để phát triển lâu dài và bền vững cần có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp, ngành, của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm. Cần đẩy mạnh công tác đóng gói, dán nhãn thương hiệu cam vinh cho loại cam mùa để tăng tính cạnh tranh cho loại cam này. Từ đó làm tăng giá bán loại cam mùa do có nhãn mác và thương hiệu đãđược công nhận.
3.2.3 Giải pháp về ứng dụng công nghệ tưới tiêu
Nước là nhu cầu quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cam, nhất là vào thời kỳ khô hạn nếu không có đủ độ ẩm thì cam sẽ bị chết và ảnh hưởng đến năng suất một cách đáng kể. Các hộ dân thường chưa là tốt khâu này, họ không đáp ứng đủ nhu cầu về độ ẩm khi cây cam đã lớn. Sở dĩ như vậy là do điều
Đại học Kinh tế Huế
kiện không cho phép, ở địa phương có rất ít các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng. Việc tưới tiêu ở người dân nơi đây chủ yếu là “nhờ trời”,các công cụ tưới tiêu ở đây nếu có thì còn rất thô sơ. Chính vì thế mà cũng ảnh hưởng đến năng suất của vườn cam.
Tưới tiêu cho cam mang lại hiệu quả rõ rệt, vì vậy về lâu dài thì hướng phát triển có hiệu quả nhất vẫn là xây dựng hệ thống tưới tiêu khoa học, không những tưới tiêu cho cây cam mà còn tưới cho cây trồng khác. Để là được điều này thì cần phải cso giải pháp về vốn, giải pháp về công nghệ tưới như chính sách đầu tư xây dựng hồ chứa phục vụ công tác tưới tiêu hoặc chính sách về vốn để đầu tư cho nông hộ mua máy bơm nước, chủ động trong việc tưới tiêu. Trước mắt, cần đẩy nhanh việc thực hiện dự án tưới nước cho cam đang được triển khai ở Minh Hợp.
3.2.4 Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch
Sản phẩm của giống cam mùa có thời gian chín ngắn hơn giống cam V2 (cam muộn). Với giống cam mùa, khi để sản phẩm trên cây quá lâu sẽ làm giảm phẩm chất quả. Còn với cây cam muộn, quả của loại cam này có thể giữ được lâu hơn. Vì thế, với giống cam mùa khi quả chín thì cần chọn thời gian thích hợp để thu hoạch, không để quả trên cây quá lâu.
Thường người dân địa phương thường có thói quen bán sản phẩm của mình bằng hình thức bán cả cây, tức là khi cam đến độ thu hoạch thì thương nhân đến tận vườn và hái tất cả các quả trên cây. Vì vậy mà làm thất thoát, cũng như làm giảm phẩm chất, chất lượng sản phẩm. Việc thu hoạch cam nên bắt đầu từ những trái lớn, những trái nhỏ hơn hay chậm chuyển màu có thể được thu hoạch trễ hơn. Để tránh làm tổn thương lý học cho trái, cần phải sử dụng kéo thu hoạch và cắt cuống cam có kèm theo vài lá, có thể tỉa lại lúc đã hái xuống, tránh tình trạng ngắt, bẻ bằng tay. Hai nông trường đóng trên địa bàn nên ứng dụng những tiến bộ KHCN vào khâu bảo quản cho người dân nơi đây. Có thể sử dụng các cách bảo quản sau:
- Bảo quản Cam sau thu hoạch bằng chế phẩm BOQ –15
Với chế phẩm BOQ – 15,chỉ cần xoa đều chế phẩm lên quả, hoặc nhúng trực tiếp vào dung dịch chế phẩm (30 đến 40 giây), rồi để khô trước khi đưa vào kho bảo quản, chế phẩm sẽ tạo ra lớp màng bám thấm vào bề mặt quả cam, kéo dài thời gian
Đại học Kinh tế Huế
bảo quản mà không ảnh hưởng đến chất lượng quả. Bảo quản cam bằng công nghệ này không gây độc hại, sau khi thực hiện quy trình bảo quản, cam có thể sử dụng được ngay.
- Công nghệ bọc màng bán thấm trong sơ chếbảoquảnquảcam
Nhiều địa phương đãứng dụng thành công công nghệ bọc màng bán thấm trong sơ chếbảo quản quảcam, quýt, nâng giá trị thương phẩm lên 65%. Đây là công nghệ nằm trong quy mô dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn VietGAP và bảo quản hoa, củ, quả có múi bằng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao hiệu hiệu quả kinh tế trên địa bàn
Trong giai đoạn quả chín kỹ thuật (vỏ quả chuyển màu vàng 75-80%), cam và quýt được phun một lần chế phẩm sinh học Retain, giúp cho quả kéo dài thời gian chính 45-60 ngày so với quả không qua sơ chế. Phương pháp này giúp tăng kích thước tự nhiên và độ cứng của quả trong giai đoạn chín cây, đồng thời giảm đáng kể hiện tượng rụng quả trước khi thu hoạch và không ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng của cây. Sau khi thu hoạch,cam, quýt được lựa chọn theo tiêu chuẩn gồm vỏ quả chuyển màu vàng đạt 85-90%, ít xây xước , bầmdập, không nhiễm nấm bệnh…
Quả được rửa vệ sinh rồi nhúng dung dịch bọc màng bán thấm Coating. Kết quả, sản phẩm sơ chế sau gần 2 tháng vẫn giữ được chất lượng tốt, mã quả đẹp, góp phần tăng giá trị thương phẩm lên 60% so với quả thu hái đưa ra bán ngay trên thị trường. Ưu điểm của các phương pháp sơ chế, bảo quản này là quy trình kỹ thuật đơn giản, chi phí đầu tư thấp (1,5-2 triệu đồng/1 tấn quả), đưa lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đảmbảo an toàn cho người tiêu dùng.
Việc ứng dụng công nghệ bảo quản vào thực tế của địa phương cần thực hiện một cách đồng bộ. và đây cần được xem như là một hướng đi mới trong quá trình phát triển thương hiệu cam vinh ở địa Minh Hợp nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung
3.2.5 Giải pháp về giống và vật tư thiết yếu.
Hiện nay, nông trường cũng đã cung cấp giống cho người dân ở địa phương.
Tuy nhiên một số hộ khi thấy giống của tư nhân bán với giá rẻ hơn chút ít so với giống mà nông trường cung cấp nên đã lựa chọn giống tư nhân cung cấp. Một số loại
Đại học Kinh tế Huế
giống mà tư nhân cung cấp có tỷ lệ sống chưa cao, chu kỳ sản xuất ngắn, năng suất thấp, quả nhỏ và nhiều hạt,... Vì vậy mà nông trường và chính quyền địa phương cần có các biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Ngoài phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… vấn đề quan trọng đối với cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng là phân hữu cơ. Do đó, cùng với việc vận động nông dân phát triển vườn cam thì cần tận dụng nguồn phân chuồng, cung cấp nguồn hữu cơ cho đất, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho nông hộ trồng cam
3.2.6 Giải pháp về nhân lực
Cần đào tạo cán bộ chuyên ngành, cán bộ khuyến nông,… nắm vững kỹ thuật và các thông tin tiêu thụ để hỗ trợ thêm cho bà con nông dân. Mở thêm các lớp tập huấn ngắn hạn để huấn luyện kỹ thuật canh tác cho người trồng cam.
Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ liên gia, các tổ chức, hợp tác xã trồng cam,… để giúp người trồng cam có thể trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật và kinh nghiệm, cũng như trong vấn đề về vốn; đồng thời, đây cũng là hình thức liên kết sức mạnh để người trồng cam có thể tham gia trực tiếp vào thị trường, tránh tình trạng bị ép giá.
Đại học Kinh tế Huế