Tổng hợp những khó khăn người trồng cam gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất và tình hình tiêu thụ cam ở xã minh hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp

2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam ở xã Minh Hợp

2.2.2.3 Tổng hợp những khó khăn người trồng cam gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

a) Khó khăn trong quá trình sản xuất

Mặc dù có diện tích trồng cam khá rộng, cũng như có kinh nghiệm trồng cam lâu năm như nhưng người dân nơi đây cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Sau đây là những khó khăn mà người dân thường gặp phải.

Vốn 34%

Thời tiết 31%

Giống 12%

Kỹ thuật 8%

Sâu bệnh/ dịch hại 15%

Vốn Thời tiết Giống Kỹ thuật

Sâu bệnh/ dịch hại

Biểu đồ 3: Tổng hợp những trởngại người trồng cam gặp phải trong quá trình sản xuất

Đại học Kinh tế Huế

Qua quá trìnhđiều tra 90 hộ trồng cam cho thấy, vốn là yếu tố trở ngại thường gặp nhất, với vườn cam lâu năm như cây cam giai đoạn kiến thiết kéo dài làm cho đồng vốn thu hồi chậm. Với những hộ nông dân miền núi, thu nhập chủ yếu là nghề nông, việc vay vốn có thế chấp là một khó khăn lớn, mặt khác nguồn thu nhập của các hộ trồng cam là không thường xuyên và ổn định. Mùa trước mất mùa, không chỉ làm cho thu nhập của người dân giảm xuống, mà còn ảnh hưởng tới mùa cam năm sau do người dân không đủ nguồn lực để đầu tư. Cho dù khi được vay vốn để đầu tư trồng và chăm sóc vườn cam thì khó khăn của người dân nơi đây vẫn chưa hết. Với thời hạn cho vay ngắn, đến vụ thu hoạch các hộ dân phải thu hoạch sớm sản phẩm cam của mình để trả nợ ngân hàng. Việc làm này đồng nghĩa với việc sản phẩm này không đủ chất lượng, cam chưa đến độ chín từ đó làm giảm giá bán và đồng thời làm mất uy tín thương hiệu cam vinh trên thị trường.

Vấn đề khó khăn tiếp theo là do sự biến động của thời tiết, trên địa bàn có rất ít các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và phục vụ trồng cam nói riêng. Vì vậy người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn trong viêc tưới tiêu khi gặp khô hạn. Ngoài ra, vào thời kỳ cây ra hoa vào tháng 3 tháng 4,ở vùng núi lúc này có mưa nhiều với cường độ mạnh và làm cản trở quá trình thụ phấn của cây, giảm khả năng đậu quả, vào tháng 5-7 làm tỷ lệ rụng trái tăng lên, mưa vào tháng 9 – 10 làm công tác thu hoạch, vận chuyển, bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Mưa vào đầu vụ kéo dài dễ làm cây bị thối gốc, đồng thời mưa làm độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì những lý do trên mà có tới 31% các hộ dân được hỏi trả lời thời tiết là vấn để trở ngại lớn nhất của họ. Do sự biến động thất thường của thời tiết, vì vậy mà sâu bệnh ở vùng phát triển rất mạnh đó là lý do mà chi phí về thuốc bảo vệ thực vật của người dân nơi đây chiếm một tỷ lệ lớn như vậy. Có 15%

các hộ dân cho sâu bệnh, dịch hại là cản trở lớn nhất trong quá trình sản xuất. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, phần lớn các vườn cam của người dân nằm xa nhà, nhưng ở xóm Minh Hồ thì vườn cam nằm cạnh khu dân cư sinh sống. Hơn nữa, người dân nơi đây với thói quen từ lâu nay là không sử dụng các đồ bào hộ cần thiết khi phun thuốc, điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Việc áp dụng phương pháp IPM vào sản

Đại học Kinh tế Huế

xuất là điều cần thiết đối với các hộ dân nơi đây. Ngoài ra, các hộ dân còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn giống cây và kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Như vậy có thể thấy quá trình sản xuất cam sẽ không thể phát triển nếu không có các biện pháp, chính sách thích hợp từ phía nhà nước cũng như sự nỗ lực của người dân.

b, Khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

Bên cạnh những khó khăn về mặt sản xuất, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thu hoạch cũng là một vấn đề lớn của người dân nơi đây. Là một xã thuộc huyện miền tây của tỉnh Nghệ An, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế vì vậy mà việc lưa thông hàng hóa gặp không ít khó khăn. Không những vậy, việc tiêu thụ cam còn gặp rất nhiều khó khăn do giá cả, do biến động của thị trường, do thiếu thông tin,…

Những trở ngại người trồng cam gặp phải trong quá trình tiêu thụ

29%

39%

8%

6%

18% Thông tin

Giá cả Thị trường Vấn đề kỹ thuật Chất lượng

Biểu đồ 4: Những trở ngại người trồng cam gặp phải trong quá trình tiêu thụ

Biểu đồ cho thấy giá cả là trở ngại lớn nhất trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của người dân (khoảng 39%). Là một sản phẩm nông nghiệp, có tính thời vụ, đến vụ thu hoạch thì tại địa phương lượng cam cần bán có một số lượng rất lớn vì vậy mà giá cả bán ra của sản phẩm thường khá thấp. Trong khi đó giá bán cam muộn cao gấp 3–4 lần giá cam mùa. Giá bán cam muộn cao không chỉ là do nhu cầu của tăng lên (vào dịp tết, rằm tháng giêng) mà còn do nguồn cung hạn hẹp.

Khó khăn lớn thứ hai của nông dân là tiếp cận thông tin thị trường. Có tới 29%

người dân được hỏi trả lời khó khăn lớn nhất của họ chính tiếp cận thông tin thị trường, đây là thiệt thòi lớn của cư dân nông thôn. Trong khi nông dân các nước tiên tiến được tiếp cận và phục vụ đến tận ngóc ngách từ điện thoại cố định, di động,

Đại học Kinh tế Huế

internet, tivi, đài phát thanh, báo chí, dịch vụ thông tin quảng cáo… thì nông dân Việt Nam vẫn chỉ loanh quanh với chiếc ti vi cũ, họ không dám dành tiền để mua báo, lắp đặt internet vì còn phải dành tiền chi phí vào nhiều khoản khác. Đối với nhiều hộ nông dân, khó khăn do thiếu thông tin của thị trường đầu vào thường đi kèm với khó khăn của thị trường đầu ra. Do nhiều nguyên nhân mà người dân ở khu vực nông thôn nhất là những hộ nghèo vẫn chưa thể tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin trong khi nhu cầu của họ là rất lớn.

Chất lượng của sản phẩm cũng là một vấn đề khó khăn của người dân. Việc thu hoạch sớm sản phẩm làm giảm phẩm chất của quả, lý do của vấn đề này là người dân bắt buộc phải thu hoạch các sản phẩm để có tiền trả các khoản nợ ngân hàng, nợ vật tư nông nghiệp đã đến hạn trả. Thu hoạch sớm sản phẩm không chỉ làm giảm giá trị của sản phẩm mà còn làm mất uy tín với người tiêu dùng.

Việc biến động giá cả ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ cam một phần cũng do người trồng cam nơi đây còn hạn chế về trìnhđộ kỹ thuật về các phương pháp vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch. Điều này làm giảm chất lượng cam và làm cho thời gian lưa kho cam giảm xuống, bắt buộc phải bán sản phẩm tươi, đây chính là điểm mà một số thương lái tận dụng làm người trồng cam mất ưa thế về giá bán.

Có thể thấy rằng, những khó khăn mà người trồng cam gặp phải có liên quan chặt chẽ với nhau, ngoài sự nỗ lực của người trồng còn đòi hỏi phải có những giải pháp hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền địa phương cũng như từ hai nông trường đóng trên địa bàn, nhằm phát triển nghề trồng cam tại địa phương.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất và tình hình tiêu thụ cam ở xã minh hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)