CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp
2.2.2 Nguồn lực sản xuất của các nông hộ điều tra
Qua thời gian thực tế, tôi nhận thấy ở xã Minh Hợp đang trồng thử nghiệm một loại giống cam muộn. Được sự giúp đỡ của Viện Di truyền NN, hai nông trường đã tiếp nhận trên 13.000 bầu giống cam V2 về gieo trồng thử nghiệm ở vùng cam truyền thống. Cam V2 là giống chín muộn bán vào dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng, vì vậy khách hàng rất ưa chuộng.
Tính hiệu ích kinh tế của giống cam V2 được người dân địa phương đánh giá cao. Cũng vì thế nên năm nay hai nông trường đang tiến hành trồng thêm loại cam này; nhiều nơi tại Phủ Quỳ cũng đang có hướng trồng mới giống cam này. Phía Công ty Nông nghiệp Xuân Thành đã có kế hoạch chăm sóc vườn ươm, ghép bầu cam V2 để phục vụ nhu cầu nhân ra trên diện rộng.
Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả của giống cam V2 này, tôi đãđi sâu tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh tế một cách cụ thể, đồng thời so sánh giống cam muộn (V2) với các loại cam truyền thống trống (cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Mát…) Từ đó có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn, và có các biện pháp phát triển nghề trồng cam ở địa phương.
Tại xã Minh Hợp thì cây cam mùa chiếm phần lớn diện tíchtrồng cam của toàn xã, ước chừng có khoảng 57% số hộ trồng cam trên địa bàn là trồng loại cam này.
Còn lại 37% các hộ trồng loại cam muộn, khoảng 10% các hộ dân còn lại là trồng các loại cây trồng khác như mía, sắn,chè, cao su…Trong quá trìnhđiều tra 90 hộ, tôi đã điều tra 57 hộ trồng cam mùa và 37 hộ trồng cam muộn để thấy được tình hình sản xuất của các hộ trồng cam trên địa bàn, cũng như có thể so sánh một cách chính xác hiệu quả của hai loại cam.
Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Đất đai là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ nên kinh tế nào, ngay cả những nước phát triển đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp- dịch vụ, cho đến những nước đang phát triển nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Chính vì thế , cơ sở để xác định xác định quy mô thu nhập của gia đình chính là diện tích đất sản xuất nông nghiệp mà họ có được và lao động có khả năng tạo ra thu nhập trong gia đình.
Đại học Kinh tế Huế
Giữa hai nhóm hộ, thì tình hình sử dụng đất đai không có sự khác biệt lớn. Là một xã miền núi nên đất của các hộ là khá lớn và các hộ chủyếu trồng cây lâu năm.
Đất trồng cam của hai nhóm hộ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất, với các hộ trồng cam mùa diện tích đất trồng cam chiếm 58,38% trong khi đó với nhóm hộ trồng cam muộn thì con số này là 66,06%. Đất trồng cây cao su và mía cũng chiếm một tỷ trọng lớn, diện tích trồng hai loại cây này của các hộ trồng cam mùa chiếm 33,75%, và các hộ trồng cam muộn là 25,61%.
Bảng 9: Tình hình đất đai của các hộ được điều tra Chỉ tiêu
Cam mùa Cam muộn
Diện tích bq/hộ (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích bq/hộ (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 1,64 100,00 1,65 100,00
Đất vườn, nhàở 0,10 6,03 0,12 7,29
Đất nuôi cá chăn nuôi 0,03 1,84 0,02 1,03
Đất trồng cây cao su và mía 0,55 33,75 0,42 25,61
Đất trồng cam 0,96 58,38 1,09 66,06
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Có thể thấy rằng nền nông nghiệp ở địa phương chủ yếu dựa vào trồng trọt, trong đó diện tích cam chiếm một tỷ lệ lớn và vì thế mà thu nhập của các hộ dân ở địa phương phụ thuộc lớn vào cây cam. Do vậy cần có những chính sách hợp lý để phát huy lợi thế của vùng,cũng như phát triển nghề trồng cam một cách bền vững.
Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra
Các hộ dân ở xã Minh Hợp chủ yếu những lao động ở miền xuôi lên vùng núi để xây dựng kinh tế. Trước kia, họ là những công nhân của hai nông trường đóng trên địa bàn và sau này được nông trường giao khoán đất để canh tác.
Số nhân khẩu bình quân trên hộ là khá cao, điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Lực lượng lao động của nông hộ khá dồi dào, đa phần cũng đáp ứng được lượng công việc khi mùa vụ. Chính vì thế màở địa phương
Đại học Kinh tế Huế
tình trạng phải thuê lao động lúc cần thiết là không nhiều, họ chủ yếu sử dụng gia đình hoặc đổi công. Lao động bình quân hộ cao, đây cũng là một tiềm năng lớn về con người mà địa phương cần tận dụng tốt để phát huy nâng cao thu nhập. Thế nhưng, từ thực tế tôi thấy rằng, lao động ở địa phương chủ yếu là lao động thủ công, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để phục vụ sản xuất. Trình độ văn hóa của các chủ hộ là chưa cao, điều này đòi hỏi địa phương cần phải có kế hoạch, chiến lược nhằm bổ sung, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, nâng cao tay nghề, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống.
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Cam mùa Cam muộn
Tổng số hộ điều tra Hộ 57,00 33,00
Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 48,74 47,94
BQ Nhân khẩu/Hộ Người 4,65 4,56
BQ Lao động/Hộ Người 2,18 2,47
BQ Trìnhđộ văn hóa của chủ hộ Lớp 7,57 8,91
Số năm kinh nghiệm trồng cam của hộ Năm 24,03 23,41
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Như vậy có thể thấy rằng, cả hai yếu tố để phát triển sản xuất nông nghiệp vững mạnh là lao động và đất đai thìđịa phương đã hội tụ đầy đủ. Do vậy, các nông hộcần khai thác tốt thề mạnh của họ đang có để làm giàu cho chính mình.
Tình hình trang bị vật chất –kỹ thuật phục vụ sản xuất
Như chúng ta đã biết, máy móc, thiết bị đầu tư cho sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Nếu chỉ có lao động và đất đai thì chưa đủ để tạo nên hiệuquả trong sản xuất nông nghiệp. Trang bị vật chất –kỹ thuật là yếu tố quan trọng của mọi quá trính sản xuất, nó không chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực năng lực sản xuất và phân biệt giữa các phương thức sản xuất với nhau. Trang bị vật chất – kỹ thuật hiện đại, phù hợp sẽ tạo ra điều kiện để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, cải thiện thu nhập từ sản xuất và giải phóng đáng kể lao động chân tay, lao động cơ bắp
Đại học Kinh tế Huế
cho người dân. Đặc biệt, đối với hoạt động trồng cam đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng, kịp thời, cẩn thận thì việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng tác động trực tiếp tới năng suất và hiệu quả sản xuất. Thông qua việc điều tra thực tế ở địa phương, thì các tư liệu sản xuất ở địa phương được thể hiện bằng bảng sau:
Bảng 11: Giá trị tư liệu sản xuất của các hộ được điều tra năm 2010 (tính BQ/hộ)
Loại tư liệu sản xuất ĐVT
Cam mùa Cam muộn Thời gian
sử dụng (năm) Số
lượng
Giá trị ban
đầu (1000đ) Số lượng Giá trị ban đầu (1000đ)
1. Xe máy Cái 1 10666,67 1 15647,06 15,00
2. Nhà canh vườn Cái 1 2143,86 1 2179,41 20,00
3. Bình phun thuốc bằng tay Cái 1 2143,86 1 508,82 9,00
4. Máy phun động cơ Cái 1 7340,74 1 6994,12 15,00
5. Cống đựng nước Cái 3,58 1031,58 3,15 1773,53 15,00
Tổng - 23326,71 27102,94 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Có thể thấy rằng, tình hình trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho sản xuất cam của nông hộ ở địa phương là tương đối cao. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hai nhóm hộ không có sự khác biệt lớn. Đối với nhóm hộ trồng cam mùa, họ phải đầu tư tổng cộng23326,71 nghìnđồng và với hộ trồng cam muộn là 27102,94 nghìn đồng. Việc có nguồn vốn ban đầu để mua các tư liệu sản xuất phục vụ cho việctrồng cam không phải là dễ dàng. Phần lớn, các lô đất để trồng cam thường nằm xa các khu dân cư, cho nên các hộ trồng cam phải sự dụng phương tiện chủ yếu là xe máy để phục vụ sản xuất. Do đường sá của địa phương chưa được chú trọng đầu tư nên việc đi lại của người dân gặp không ít khó khăn. Ở mỗi lô đất trồng cam, để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như trông giữ sản phẩm đến vụ thu hoạch thì người dân địa phương cũng có xây dựng nhà canh vườn. Không chỉ dùng để trông giữ, người dân ở đây còn dùng nhà canh vườn này để nuôi thêm gà, tăng thêm thu nhập cho gia đình, tận dụngquỹ đất trống.
Đại học Kinh tế Huế
Ở xã Minh Hợp có rất ít các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đây là một hạn chế của địa phương. Vào mùa mưa do không có các đập giữ nước nên thường xảy ra lũ quét, gây khó khăn trong sản xuất. Vào mùa khô, tìm được nước tưới cho cây cam rất khó. Người dân địa phương đã trang bị cống đựng nước để đựng nước tưới cho cây cam, và đồng thời cũng dùng để pha chế thuốc BVTV. Trong thời kỳ kiết thiết cơ bản (năm 1) khi cây cam còn nhỏ thì người dân địa phương thường trang bị cho 1 cái bình phun thuốc bằng tay. Khi cây cam lớn dần, để tưới và phun thuốc BVTV cho cây thì người dân còn trang bị máy phun động cơ.
Nhìn chung tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương tương đối cao, việc trang bị những tư liệu sản xuất với những giá trị cao như vậycho thấy sự nỗ lực, chịu khó đầu tư vào sản xuất cây trồng của người dân nơi đây.
Tình hình sử dụng vốn vay vào sản xuất cam
Vốn là một trong những tư liệu sản xuất cần thiết và không thể thiếu được của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong nông nghiệp cũng vậy, ngoài đất đai, lao động, thì vốn cũng là yếu tố hết sức quan trọng, nó thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, sản xuất có hiệu quả hơn. Nếu người nông dân có đủ vốn, sẽ tạo điều kiện để các nông hộ đầu tư mua trang thiết bị phục vụ sản xuất, đầu tư giống phân bón… Như thế sản xuất sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Và có đủ vốn để phục vụ sản xuất, người ta có thể sử dụng các nguồn vốn có nguồn gốc khác nhau. Qua điều tra khảo sát tại địa phương tôi nhận thấy rằng: Nguồn vốn đầu tư trồng cam của các nông hộ chủ yếu dựa vào các nguồn vốn vay từ NHNN và từ bà con (dựa vào sự quen biết).
Bảng 12: Cơ cấu nguồn vốn vay đầu tư vào sản xuất cam của các nông hộ năm 2010
Nguồn vay
BQ số tiền vay mượn (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Lãi suất (%/tháng)
Thời hạn
(tháng) Điều kiện vay
1. NHNN 25091,95 69,16 1,30 25 Kế hoạch SXKD
2. Bà con 11190,48 30,84 1,31 Không định hạn Dựa vào lòng tin (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Bình quân mỗi hộ gia đình khoảng 36282,43 nghìn đồng. Trong đó có tới 25091,95 nghìn đồng vay từ NHNN chiếm 69,16% trong tổng vốn vay của hộ gia đình còn 30,84% nguồn vốn vay còn lại là vay từ bà con, họ hàng… tương đương với 11190,48 nghìnđồng.
Có thể thấy, sản xuất cam đòi hỏi một lượng vốn khá cao. Đặc biệt là khoảng đầu tư để mua các tư liệu sản xuất, đầu tư cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động… Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thì bà con phải có được nguồn vốn tương đối lớn. Như vậy, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng.
Nhìn chung, lượng vốn vay bình quân của các nông hộ là khá cao so với thu nhập của người dân. Tuy vốn vay khá lớn, nhưng có rất ít hộ có nợ quá hạn, điều này được giải thích là do các lô cam của người dân đã cho sản phẩm và thu về được nguồn vốn. Việc vay vốn đã tạo ra động lực làm ăn cho người dân, nhưng bất cập ở đây là khi vốn vay đến hạn trả, do không có hoặc có rất ít các thu nhập khác ngoài cây cam nên người dân phải thu hoạch sớm sản phẩm để bán lấy tiền trả nợ ngân hàng. Điều này làm cho sản phẩm thiếu đi chất lượng do chưa đến độ chín. Thu hoạch sớm sản phẩm làm cho sản phẩm bị mất giá, ảnh hưởng đến thương hiệu cam vinh, và cũng làm giảm hiệu quả kinh tế. Để khắc phục hạn chế trên, cần tạo điều kiện cho người dân vay với thời hạn dài hơn, vì cây cam là một cây có thời gian kiến thiết cơ bản dài, thu hồi vốn lâu.