CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp
2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cam ở Minh Hợp
Trong chi phí sản xuất thì chi phí trung gian là khoản mục chi phí lớn nhất, chủ yếu trong đó là chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đây là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất của cam. Các hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy chi phí trung gian ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế, với các hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất (GO/IC = 8,64 lần) là những hộ có khả năng quản lý nhất, sản xuất theo hướng ổn định, tiết kiệm chi phí.Việc có chi phí trung gian thấp như vậy là do các nhóm hộ này đã tận thu triệt để phân chuồng tự có, và từ đó họ đã tiết kiệm được một phần chi phí phân chuồng mua ngoài. Ngoài ra, họ còn có lực lượng lao động gia đình khá phong phú. Chỉ tiêu GO/IC của các nhóm hộ còn lại lần lượt là 6,54 lần, và thấp nhất là 3,98 lần.
Đại học Kinh tế Huế
Với những hộ tiết kiệm được chi phí trung gian thấp nhất, khi họ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì họ thu về được 7,64 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó với hai nhóm còn lại chỉ tiêu này chỉ lần lượt là 5,54 lần, và thấp nhất với nhóm hộ thứ 3 là 2,98 lần.
Bảng 18: Ảnh hưởng của IC đến kết quả và hiệu quả sản xuất
ĐVT: 1000đ
IC IC GO VA GO/IC (lần) VA/IC (lần)
13200- 32233,33 21309,52 184055,56 162746,03 8,64 7,64 32233.33–51266,67 37914,55 247909,09 209994,55 6,54 5,54 51266.67–70300,00 70300,00 280000,00 209700,00 3,98 2,98
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Việc nhóm hộ có chỉ tiêu GO/IC, và VA/IC thấp nhất là do nhóm hộ này lãng phí về trung gian , chỉ tiêu GO của nhóm hộ này là là cao nhất tuy nhiên sự tăng lên về giá trị sản xuất mà họ tạo ra không đủ bù đắp cho chi phí trung gian mà họ đã tạo ra.
Như vậy, không phải là cắt giảm chi phí trung gian hay tập trung quá vào đầu tư quá mức sẽ đem lại hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất đạt được nhờ vào việc đầu tư đúng mức và tiết kiệm hợp lý, hướng đến việc phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Sự phụ thuộc giữa năng suất cam và các nhân tố ảnh hưởng
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất cam ở Minh hợp, tôi đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất. Ở đây tôi đã dùng hàm sản xuất cobb –doghlast với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS).
Mô hình hàm: Y=A X1α1X2α2X3α3X4α4X5α5X6α6 eD1 α7 Chú thích:
X1: Chi phí giống (1000đ) X2: Chi phí phân bón(1000đ) X3: Chi phí lao động (1000đ) X4: Chi phí thuốc BVTV(1000đ)
Đại học Kinh tế Huế
X5: Trìnhđộ học vấn(lớp) X6: Quy mô diện tích(ha)
Cácαi–(i = 1÷7) là các hệ số hồi quy (hệ số co giãn tình bằng %) α7: Hệ số biến giả loại cam D
D1=1: Cam mùa D1=0: Cam muộn
Chúng ta Ln 2 vế và có hàm tuyến tính như sau:
Ln(Y) = Ln(A) +α1Ln(X1) +α2Ln(X2) +α3Ln(X3) +α4Ln(X4) +α5Ln(X5) + D1α6 Kết quả ước lượng được thực hiện trên phần mêm Execel, thể hiện ở bảng Bảng 19: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây cam tại xã Minh Hợp
Coefficients P-value
Intercept 1,7159 0,0171
Ln(X1) 0,4896 0,0421
Ln(X2) 0,5392 0,0069
Ln(X3) 0,4931 0,0303
Ln(X4) 0,1386 0,0643
Ln(X5) 0,2683 0,0062
LN(X6) 0,2529 0,0407
D1 0,2819 0,0303
R2 0,8560 -
N 70,00 -
Mức ý nghĩa hồi quy 95,00% -
Ý nghĩa:
R2 = 0,8560 cho biết các biến độc lập (chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao động, chi phí thuốc BVTV, ttrìnhđộ học vấn. quy mô diện tích) giải thích được 85,60% về sự thay đổi của biến phụ thuộc (Y) với mức ỹ nghĩa hồi quy là 95,00%
LnX1= 0,4896: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% chi phí về giống thì năng suất sẽ tăng 0,4896% với mức ý nghĩa là 5%.
Đại học Kinh tế Huế
LnX2= 0,5392: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% chi phí về phân bón thì năng suất sẽ tăng 0,5392% với mức ý nghĩa là 5%.
LnX3= 0,4931: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% chi phí về lao động thì năng suất sẽ tăng 0,4931% với mức ý nghĩa là 5%.
LnX4= 0,1386: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% chi phí về thuốc BVTV thì năng suất sẽ tăng0,1386% với mức ý nghĩa là 10%.
LnX5= 0,2683: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% trình độ học vấn thì năng suất sẽ tăng 0,1386% với mức ý nghĩa là 5%.
LnX6= 0,2529: Có ý nghĩa là giả sử các biến khác trong mô hình không đổi thì khi chúng ta tăng 1% về quy mô diện tích thì năng suất sẽ tăng 0,2529% với mức ý nghĩa là 5%.
Biến giả (D1= 0,2819): Giả sử mức đầu tư cácbiến trong mô hình giữa hai loại cam là như nhau thì năng suất của cam mùa sẽ cao hơn năng suất của cam muộn là 0,2819% với mức ý nghĩa là 5%. Năng suất cây cam mùa cao hơn cam muộn cho thấy khi trồng cây cam muộnthì người dân có rủi ro lớn hơn.Với cùng một mức đầu tư, thì cây cam mùa cho năng suất cao hơn cây cam muộn, nhưng thực tế cây cam muộn lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cam mùa. Điều này được giải thích là do giá bán của loại cam này cao hơn. Vì vậy cần làm tốt hơn khâu tiêu thụ để tăng giá trị của loại cam mùa.
Có thể thấy, trong mô hình thì hiệu lực tác động mạnh nhất trong mô hình là biến X2 (chi phí phân bón). Điều này có nghĩa là đối với cây cam ở Minh Hợp, việc gia tăngchi phí về phân bón sẽ làm tăng năng suất của cây cam, nhưng đến một giới hạn nào đó việc gia tăng bón phân cho cam sẽ làm giảm năng suất của cây cam. Do vậy cần đảm bảo việc bón phân đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng của vườn cam.
Đại học Kinh tế Huế