CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp
2.2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất cam của các nông hộ điều tra năm 2010 52
Mọi quá trình sản xuất muốn đạt một đầu ra có lợi đều phải bỏ ra một mức chi phí nhất định. Đầu tư các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất là yếu tố đầu tiên, quyết định đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất đó. Nếu đầu tư đúng mức và hợp lý thì chi phí thường có quan hệ tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất, tức là làm thế nào để tối đahoá kết quả trong điều kiện tối thiểu hoá chi phí.
Đại học Kinh tế Huế
Để phản ánh kết quả sản xuất cam của các nông hộ tôi sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trị tăng thêm (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) tính trên 1 ha cam. Đồng thời sử dụng các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, GO/TC, MI/TC để phán ánh hiệu quả sản xuất cam.
Bảng 16: Hiệu quả sản xuất cam của các hộ điều tra (Tính bình quân trên ha trong 1 vụ)
Chỉtiêu ĐVT Cam mùa Cam muộn BQC
GO 1000đ 168821,05 259290,91 194700,00
IC 1000đ 23668,32 24417,82 24398,13
VA 1000đ 145152,74 234873,09 170301,87
TC 1000đ 49101,39 50862,80 50401,95
MI 1000đ 119719,67 208428,11 144298,05
GO/IC lần 7,13 10,62 7,98
VA/IC lần 6,13 9,62 6,98
GO/TC lần 3,44 5,10 3,86
MI/TC lần 2,44 4,10 2,86
(Nguồn: Sốliệu điều tra năm 2010)
Từ bảng số liệu nhận thấy doanh thu GO từ hai loại cam là khá cao, doanh thu của vườn cam mùa trong 1 năm là 168821,05 nghìn đồng, của vườn cam muộn là 259290,91, và cho toàn vùng là 194700,00 nghìn đồng. Doanh thu giữa hai loại cam có sự chênh lệch khá lớn, 1 ha cam muộn có GO lớn hơn 90469,86 nghìn đồng so với việc trồng 1 ha cam mùa.
Chi phí trung gian của việc đầu tư hai loại cam là không chênh lệch nhau nhiều.
Chi phí trung gian cho việc đầu tư 1ha cam muộn cao hơn cam mùa là 749,50 nghìn đồng. Bình quân chung cả vùng, thì chi phí trung gian là 24398,13 nghìn đồng trên 1 ha trồng cam. Có thể thấy, chi phí về vốn để trồng cam là khá lớn so với khả năng của các hộ dân nơi đây, vì vậy nhu cầu được vay vốn của các hộ trồng cam nơi đây là cần được đáp ứng một cách kịp thời. Thiếu vốn, sẽ làm cho việc cung ứng các yếu tố đầu vào bị chậm trễ, khi chậm trễ trong việc mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ
Đại học Kinh tế Huế
sâu bệnh sẽ làm cho sâu bệnh phát triển nhanh chóng và từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
Năm 2010 là một năm thời tiết thuận lợi cho các hộ dân trồng cam, theo người dân nơi đây thì vào năm này không có mưa lớn vào thời kỳ cây ra hoa, vì vậy mà làm tăng tỷ lệ đậu quả, nhờ đó làm tăng năng suất cam lên đáng kể. Không những thế, giá cả năm 2010 có nhiều biến động, giá các yếu tố đầu vào tăng lên đáng kể, nhưng bù lại giá cam mà các hộ dân là cao hơn và ổn định hơn so với các năm trước đó. Giá trị gia tăng của cam mùa là 145152,74 nghìn đồng và của cam muộn là 234873,09 nghìn đồng. Thu nhập từ việc trồng 1 ha cam muộn cao hơn 88708,45 nghìn đồng so với việc trồng cam mùa.
Nếu GO/IC của cây cam mùa là 7,13 lần thì ở các hộ trồng cam muộn chỉ tiêu này đã tăng lên 10,62 lần. Việc trồng cam muộn cho hiệu quả cao hơn nhiều so với việc trồng cam mùa. Chỉ tiêu VA/IC của cây cam mùa là 6,13 lần, và của cam muộn là 9,62 lần. Như vậy, giá trị này của cây cam muộn cao hơn cây cam mùa là 3,49 lần;
tức là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì giá trị gia tăng thu được khi trồng cam muộn sẽ thu nhiều hơn cam mùa là 3,49 đồng. MI/IC của cam mùa cũng thấp hơn của cam muộn, với cam mùa khi bỏ ra một đồng chi phí chỉ thu về được 2,44 đồng lợi nhuận, trong khi đó các hộ trồng cam muộn khi bỏ ra một đồng chi phí lại thu tới 4,10 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu MI/IC của xã là 2,86 lần.
Qua quá trình điều tra tại địa phương, tôi nhận thấy cây cam đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Songngười dân nơi đâycho rằng, khi đầu tư vào vườn cam, họ không chắc chắn thu nhập của mình sẽ có sự ổn định. Lý do này là do sự biến động thất thường của thời tiết, và cụm từ “ biến đổi khí hậu” cũng được người dân nơi đây nhắc đến. Năm 2009, người dân Minh Hợp gặp không ít khó khăn khi vườn cam của họ mất mùa, trong khi đó thu nhập của họ chủ yếu là nhờ vào cây cam. Đời sống của người dân thực sự điêu đứng vào những năm mất mùa này. Không những thế, mà nguồn vốn để người dân đầu tư vào vườn cam của năm sau là rất khó khăn. Điều đặt raở đây là làm sao có thể duy trì nguồn thu nhập của người dân, điển hình như năm 2010, một trong những năm được mùa của các hộ trồng cam.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.5.2 Hiệu quả đầu tư trong cả chu kỳ sản xuất cam
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án (hay của ngành) có thể dùng các chỉ tiêu như: giá trị hiện tại ròng NPV ( Net Present value) hay tỷ suất thu hồivốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return)
Để làm rõ hơn về hiệu quả kinh tế của cây cam, ta phân tích bảng tổng hợp sau để có thể so sánh giữa hai nhóm hộ trồng cam mùa và cây cam muộn.
Bảng 17: Tổng hợp NPV, IRR. B/C
Chỉ tiêu ĐVT Cam mùa Cam muộn
NPV 1000đ 527685.23 883149.92
IRR % 58,31% 79,82%
B/C lần 13,63 18,71
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Nhìn vào một cách tổng thể, có thể thấy việc đầu tư vào trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, và việc trồng cam muộn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nhóm hộ trồng cam mùa. Điều này chứng tỏ, giống cây có một vai trò rất quan trọng.