CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM Ở HUYỆN QUỲ HỢP
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở xã Minh Hợp
2.2.4 Chi phí sản xuất cam của nông hộ năm 2010
Trong bất kỳ một ngành sản xuất nào, muốn thu được kết quả sản xuất thì ban đầu phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định và chi phí đầu tư đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất.
Cam là loài cây ăn quả lâu năm, giai đoạn kiến thiết kéo dài khoảng 3 năm, giai đoạn kinh doanh lên đến 12 năm. Như vậy, có thể thấy được lượng đầu tư cho mỗi cây cam trong suốt cả chu kỳ sản xuất là rất lớn. Chi phí và việc phân bổ chi phí trong chu kỳ của cam là giai đoạn cần thiết cho quá trình sản xuất, để từ đó có thể thấy được hiệu quả của quá trình sản xuất,kết quả ở bảng 14cho thấy:
Đại học Kinh tế Huế
Sự chênh lệch khi đầu tư hai loại cam mùa và cam muộn là không lớn. Tổng chi phí 3 năm kiến thiết cơ bản để trồng 1 ha cam mùa là 122315,10 nghìnđồng, với loại cam muộn thì chi phí của 3 năm kiến thiết cơ bản là 138200,95 nghìn đồng. Tuy có sự chênh lệch khi đầu tư trồng hai loại cam này, nhưng sự chênh lệch này là không lớn, trong 3 năm chi phí để đầu tư trồng 1ha cam V2 chỉ lớn hơn 15885,85 nghìn đồng so với việc đầu tư trồng các loại cam truyền thống (cam mùa).
Trong 3 năm kiến thiết cơ bản, đối với cả hai loại cam chi phí của các nông hộ bỏ ra trong năm 1 chiểm tỷ cao nhất trong 3 năm. Với loại cam mùa thì chi phí của năm 1 là 41320,27 nghìn đồng chiếm 33,78% tổng chi phí đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của loại cam này. Còn với loại cam muộn là 49858,20 nghìn đồng chiếm 36,08%. Việc chi phí đầu tư trong năm 1 lớn hai năm còn lại cũng là dễ hiểu, vì trong năm này phải đầu tư cho chi phí về giống, 1 ha cam mùa phải đầu tư 5664,00 nghìnđồng chi phí về giống, còn với cam V2 thì chi phí về giống phải bỏ ra nhiều hơn do giống cam này đắt hơn so với các giống cam khác, và tỷ lệ cam mới trồng chết cũng cao hơn cho nên chi phí về giống của loại cam này là 6046,67 nghìn đồng. Hơn nữa, trong năm 1 thì chí phí về công lao động bỏ ra cũng cao hơn so với hai năm còn lại. Với cây cam mùa công lao động gia đình bỏ ra trong năm 1 là 14400,00 nghìn đồng trong khi đó chi phí của năm 2, và năm 3 lần lượt là 12685,71 nghìnđồngvà 12000,00 nghìnđồng. Trong khi đó, chi phí công lao động gia đình bỏ ra để trồng cam V2 trong năm 1 là 17200,00 nghìn đồng, hai năm còn lại là 12000,00 nghìn đồng và 14618,18 nghìn đồng. Đối với cả hai loại cam, chi phí đầu tư cho từng năm đều có sự chênh lệch, năm đầu luôn cao hơn hai năm còn lại. Nhưng có thể thấy rõ rằng sự chênh lệch qua từng năm là không đáng kể. Điều này được giải thích là do các yếu tố đầu vào ngày càng tăng theo độ tuổi của cây cam. Lượng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật ngày càng phải tăng thêm do yêu cầu sinh thái và sự tăng trưởng của cây cam.
Xét trong cả thời kỳ kiến thiết cơ bản thì công laođộng gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chi phí lao động gia đình lên tới 31,95% đối với cây cam mùa và chiếm 31,71%
trong tổng chi phí đầu tư qua 3 năm của cây cam muộn. Các hộ dân trồng cam ở địa phương thường không có hoặc có rất ít thu nhập ngoài cây cam. Nghề trồng cam là
Đại học Kinh tế Huế
nghề chính của họ vì vậy mà họ đầu tư rất nhiều công chăm sóc vào cho loại cây này.
Do không có ít nghành nghề cũng như các cây trồng phụ cho nên người dân nơi đây chủ yếu tận dụng mọi thành phần lao động trong gia đình để chăm sóc cho vườn cam. Do đó, ở đây công lao động thuê ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi phí đầu tư cho cây cam qua 3 năm. Đối với loại cam mùa qua 3 năm thì các nông hộ chỉ mất 4042,86 nghìn đồng chi phí lao động thuê ngoài chiếm 3,31% tổng chi phí đầu tư của giai đoạn kiến thiết. Với giống cam muộn con số này cũng chỉ là 5121,21 nghìnđồng, chiếm 3,71%.
Cam là loại cây hay bị sâu bệnh hại nên chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh là khá cao, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật cho 1 ha cam mùa là 34553,14 nghìn đồng chiếm 28,25% và đối với cam muộn là 37236,36 nghìn đồng chiếm 26,94% trong tổng chi phí đầu tư. Sâu bệnh thường phát triển khi cây đã lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, trong khi đó chữa bệnh là tương đối khó, cây dễ bị chết. Các loại sâu bệnh thường gặp là:
Bệnh chảy nhựa, bệnh loét, bệnh sẹo, vẩy lá chè, sâu đục thân… Việc phòng trừ sâu bệnh là một việc làm cần thiết để cho cây sinh trưởng và phát triển một cách bình thường, cho quả đúng độ tuổi. Mặt khác, việc sử dụng các loại thuốc hóa học cần được cân nhắc hợp lý và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 14: Chi phí đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tính trên ha
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Giống
Phân bón
Thuốc BVTV
Công lao động
Thuế và
phí KHTSCĐ Tổng cộng Cơ cấu
% Tự có Mua Ngoài
Công lao động gia
đình
Công lao động
thuê ngoài
Cam Mùa
Năm 1 5664,00 760,00 7740,00 9696,00 14400,00 1400,00 520,00 1140,27 41320,27 33,78
Năm 2 0,00 1085,71 10214,29 12857,14 12685,71 1142,86 1428,57 1140,27 40554,56 33,16 Năm 3 0,00 1400,00 10900,00 12000,00 12000,00 1500,00 1500,00 1140,27 40440,27 33,06 Tổng cộng 5664,00 3245,71 28854,29 34553,14 39085,71 4042,86 3448,57 3420,82 122315,10 100,00
Cơ cấu % 4,63 2,65 23,59 28,25 31,95 3,31 2,82 2,80 100,00 -
Cam Muộn
Năm 1 6046,67 1166,67 9833,33 11000,00 17200,00 1666,67 1766,67 1178,20 49858,20 36,08 Năm 2 0,00 1050,00 10400,00 12600,00 12000,00 2000,00 2500,00 1178,20 41728,20 30,19 Năm 3 0,00 1509,09 12218,18 13636,36 14618,18 1454,55 2000,00 1178,20 46614.56 33,73 Tổng cộng 6046,67 3725,76 32451,52 37236,36 43818,18 5121,21 6266,67 3534,59 138200,95 100,00
Cơ cấu % 4,38 2,70 23,48 26,94 31,71 3,71 4,53 2,56 100,00 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Bón phân cho cam là một việc rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây. Tuy vậy thời điểm bón và lượng bón là một yếu tố làm tăng hiệu quả. Các hộ dân tại địa phương đã tận thu tối đa lượng phân chuồng tự có của gia đình, và từ đó làm giảm sức ép về vốn để mua phân bón cho dù tỷ lệ phân bón tự có của gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí đầu tư. Giữa hai loại cam thì yêu cầu dinh dưỡng khác nhau không nhiều cho nên chi phí về phân bón cũng không có sự khác biệt. Các hộ dân cần phải quan tâm bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sử dụng phân hợp lý để vườn cam phát triển mạnh, cho quả đúng độ tuổi.
Bảng 15: Chi phí đầu tư sản xuất cam trong thời kỳ kinh doanh tính trên ha ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Cam mùa Cam muộn BQC
1. Phân bón Tự có 912,51 1147,85 1017,41
Mua ngoài 10400,32 9301,45 9588,13
2. Thuốc BVTV 10659,58 11520,00 11349,73
3. Công lao động Công lao động gia đình 13187,37 12602,18 13052,80 Công lao động thuê ngoài 1246,32 1589,09 1372,00
5. Thuế và phí 1362,11 2007,27 1598,67
4. Khấu hao Khấu hao vườn cây 10192,93 11516,75 10747,94
Khấu hao TSCĐ 1140,27 1178,20 1159,23
Tổng 49101,39 50862,80 49885,93
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Đối với thời kỳ kinh doanh, thì sự chênh lệch khi đầu tư hai loại cam cũng không lớn. Tổng chi phí để đầu tư 1 ha cam mùa là 49101,39 nghìn đồng, và với giống cam muộn chỉ cao hơn 1761,41 nghìn đồng so với việc đầu tư vào trồng cam mùa. Chi phí đầu tư trong thời kỳ kinh doanh cho cam muộn là 50862,80 nghìnđồng.
Cả hai loại cam, thì chiđầu tư cho phân bón là khá lớn và chủ yếu là phân bón mua ngoài. Các hộ trồng cam mùa có tổng chi phí cho phân bón là 11312,82 nghìn đồng, trong đó có 912,51 nghìn đồng là chi phí phân bón tự có của gia đình và 10400,32 nghìn đồng là phân bón mua ngoài. Đối với các hộ trồng cam muộn, chi
Đại học Kinh tế Huế
phí cho phân bón là 10449,31 nghìn đồng với 1147,85 nghìn đồng phân chuồng tự có, và 9301,45 phân bón mua ngoài. Chi phí về phân bón của các hộ trồng cam muộn có nhỏ hơn so với các hộ trồng cam mùa là do các lô đất trồng cam muộn được ưa tiên chọn các lô đất có chất đất tốt, và từ đó làm cho mà các hộ trồng cam muộn tiết kiệm được một phần nhỏ chi phí về phân bón.Sự chênh lệch về chi phí phân bón của hai loại cam một phần cũng do các hộ trồng cam muộn được tiếp cận các lớp tập huấn, cũng như được hỗ trợ về kỹ thuật nhiều hơn các hộ trồng cam mùa. Các hộ dân nơi đây hầu hết là công nhân làm cho hai nông trường đóng trên địa bàn và sau này được nông trường giao đất để sản xuất. Vì vậy mà những người này ít nhiều cũng được tiếp cân với kỹ thuật và đã có kinh nghiệm trồng cam lâu năm. Vì vậy lượng phân bón mà các hộ dân nơi đây bón cho cam là khá thích hợp, nếu bón quá nhiều phân có thể dẫn tới khả năng cam mọc nhiều đọt non vào mùa hè, dày vỏ, giảm năng suất,… Bón ít phân thì dẫn tới tình trạng cam thiếu dinh dưỡng, giảm năng suất, nếu kéo dài thì sẽ gây khô cằn và nghèo đất. Chi phí phân bón để đầu tư cho 1 ha cam của toàn vùng là 10605,55 nghìn đồng. Có thể thấy, mỗi năm các hộ bón rất nhiều loại phân cho cam, và với khối lượng không nhỏ. Lượng phân mà các nông hộ ở đây bón chủ yếu là các loại phân bón hóa học vì vậy cần chú ý bón phân một cách hợp lý nhằm giảm chi phí đầu tư, cũng như tránh làm thoái hóa đất trồng.
Trong thời kỳ kinh doanh, thì các loại sâu bệnh trên cây cam phát triển rất nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất trong một năm của cây cam, mà còn có thể ảnh hưởng đến năng suất của các năm còn lại. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao chi phí về thuốc bảo vệ thực vật lại chiếm tỷ lệ lớn như vậy trong tổng chi phí đầu tư trong năm của cả hai loại cam. Trong hai loại cam thì giống cam muộn (V2) là giống cam có khả năng chống chịu sâu bệnh kém hơn so với cam mùa. Vì vậy mà chi phí về thuốc bảo vệ thực vật của loại cam này cao hơn cam mùa. Trong năm 2010, thì chi phí về thuốc bảo vệ thực vật cho 1 ha cam muộn là 11520,00 nghìn đồng, và cho cam mùa có thấp hơn vào khoảng 10659,58 nghìn đồng.
Chi phí về lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí đầu tư cho cây cam, nhưng chủ yếu là lao động của gia đình. Chính vì đặc thù của các vườn cam tai địa
Đại học Kinh tế Huế
phương là nằm khá xa các khu dân cư, chính vì vậy đòi hỏi các chủ vườn phải “bám vườn” để canh giữ, không để trâu bò phá cây. Và các tháng khi cây đã đậu quả thì việc canh vườn là một điều hết sức cần thiết.Tại địa phương, có rất ít các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và để sản xuất cam nói chung, cho nên việc tưới nước cho vườn cam là hết sức khó khăn. Vào mùa nắng hạn, các hộ dân phải dùng sức người để vận chuyển nước tưới cho cây. Ngoài công canh giữ vườn cam, tưới nước, thì còn có các công việc như cuốc cỏ, phun thuốc, tạo tỉa cành cho cây. Khối lượng công viêc là khá lớn, chính vì vậy mà công lao động lại chiếm tỷ lệ lớn như vậy. Với vườn cam mùa, chi phí lao động gia đình là 13187,37 nghìn đồng và 1246,32 nghìn đồng lao động thuê ngoài. Với vườn cam muộn, chi phí lao động có thấp hơn với 12602,18 nghìnđồng lao động gia đình và 1589,09 nghìnđồng lao động thuê ngoài.
Do các lô đất để được quy hoạch để trồng giống cam muộn có chất đất tốt và vụ trí tốt hơn là các lô đất dùng để trồng giống cam mùa, cho nên thuế và phí mà các hộ dân trồng cam muộn phải nộp cho nông trường cao hơn so với các hộ trồng cam mùa. Một năm các 1ha trồng cam mùa phải đóng cho nông trường 1362,11 nghìn đồng, con số này đối với các hộ trồng cam muộn là 2007,27 nghìn đồng. Ngoài phí đất, thì khoản đóng góp này bao gồm các phí sản phẩmmà các hộ dân phải đóng cho nông trường.
Giá trị khấu hao cho cả hai loại cam rất cao, nhất là giá trị khấu hao vườn cây.
Đối với cam mùa, khấu hao vườn cây là 10192,93 nghìn đồng chiếm 20,76% tổng chi phí. Và với cam muộn, giá trị khấu hao vườn cây là 11516,75 chiếm 22,64%.