Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Chè được trồng lâu đời ở nước ta, nhưng việc sản xuất rộng rãi bắt đầu từ thế kỷ 20, khi người Pháp trồng và chế biến hèở Việt Nam. Năm 1982 nhờ có sự thay đổi trong cơ chế khoán thực hiện phương châm liên kết giữa nông trường với nhân dân địa phương, diện tích chè được trồng mới bắt đầu tăng dần. Tuy nhiên trong nhưng biến cố chính trị giữa Liên Xô cũ và Đông Âu, thị trường chè của Việt Nam bị mất đi. Việc tìm lại thì trường chè rất khó khăn nên diện tích trồng chè bị chững lại. Với chương trình 327 năm 1994 phủ xanh đất trồng đồi núi, chè là một trong những cây trồng nông nghiệp được trồng trên đồi núi cũng được quan đáng kể. Bằng những biện pháp chính sách hợp lí trong công tác giao đất giao rừng, hỗ trợ đầu tư canh tác đến năm 2001 diện tích trồng chè nước
Đại học Kinh tế Huế
ta tăng lên tới 100.000 ha. Từ năm đó đến nay hầu như không có những biến động lớn nên diện tích chè ngày càng được mở rộng.
Cây chè đã phát triển khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam trên 6 vùng kinh tế sinh thái với 32 tỉnh sản xuất chè. Trong đó tập trung ở 24 tỉnh trung du miền núi phía bắc với diện tích 32273ha chiếm 68% diện tích và 66,7% sản lượng chè nguyên liệu cả nước. Các tỉnh Yên Bãi chiếm diện tích 13,4%, Vĩnh Phúc 12,8%, Tuyên Quang 10,4%, Bắc Cạn 10,3%.
Chỉ riêng 5 tỉnh này đã chiếm gần 61% diện tích trồng chè toàn quốc. Ở miền Nam sản xuất chè chủ yếu tập trung ở Lâm Đồng 9000 ha chiếm 14% diện tích và đạt 16% sản lượng của cả nước.
Nếu căn cứ theo điều kiện đất đai khí hậu người ta có thể chia ra thành 3 vùng trồng chè: vùng thấp, vùng giữa và vùng núi cao.
Vùng thấp có độ cao so với mặt nước chuẩn dưỡi 100m hiện chiếm 57% diện tích chè cả nước, bao gồm trung du Bắc bộ, Bắc trung bộ và duyên hải Trung bộ. đây là vùng có tiềm năng năng suất chè cao, thời kỳ sinh trưởng trong năm dài nhưng chất lượng chè chỉ từ trung bình đến khá. Do được đầu tư chế biến tập trung quy mô lớn nên diện tích chè kinh doanhở vùng này cao hơn 30 –40% so với các vùng khác.
Vùng giữa có độ cao so với mặt nước 100 – 1000m hiện chiếm 37,7% diện tích chè cả nước, gồm miền núi phía bắc ở Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và vùng Tây nguyên Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Đây là vùng nguyên liệu tập trung có tiểm năng phát triển quy mô vừa và nhỏ, có điều kiện sinh thái phát triển các giống chè vừa có chất lượng tốt, vừa có năng suất cao. Hiện nay trong vùng có diện tích chè Shan chiếm 30 –38% diện tích kinh doanh và 50-60% diện tịch chè trung du.
Vùng núi cao với đọ cao hơn 1000m so với mặt nước hiện chiếm 5,3% diện tích chè cả nước, gồm các khu vực núi cao phía Bắc ở Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Do địa hình phức tạp, phân cách mạnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, tập quán canh tác còn lạc hậu nên các vùng chèở đây vẫn chưa được phát triển.
Đại học Kinh tế Huế
Về thị trường chè của Việt Nam, theo kế hoạch của nghành chè đặt ra mục tiêu năm 2010 sản lượng chè đạt 120.000 tấn. Thực tế theo số lượng thống kê năm 2010 cho thấy lượng chè xuất khẩu đã vượt mức kế hoạch và con số lên tới 136.515 tấn với tổng giá trị 199.979.419 USD trong đó xuất khẩu sang Pakistan nhiều nhất với 26.389 tấn trị giá tới 46.219 nghìn USD giảm 15% về lượng nhưng lại tăng 0,54% trị giá so với năm 2009, Đài Loan 21.689 tấn tăng 7,34% và trị giá đạt 26.484 nghìn USD tăng 8,55 so với năm 2009. Xuất khẩu sang Nga đạt 19.700 tấn với trị giá 27.386 nghìn USD giảm 9,84% về lượng nhưng lại tăng 0,11% về trị giá. Đáng chú ý là thị trường Trung Quốc năm nay tăng mạnh lượng xuất khẩu chè lên tới 14.228 tấn tăng 113,35% so với năm 2009 và trị giá 16.930 nghìn USD tăng 135,88% so với năm 2009. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm hơn so với năm 2009 cụ thể về lượng là 4.577 tấn giảm 14,50%, về trị giá là 4.916 nghìn USD giảm 14,20%. Xuất khẩu sang Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt 3.870 tấn tăng 116,04% và trị giá đạt 7.225 nghìn USD tăng tới 103,29% so với năm 2009. Xuất khẩu sang Đức đạt 3.222 tấn trị giá 4.991 nghìn USD tăng 27,86% về lượng và 42,28% về trị giá so với năm 2009. Xuất khẩu sang Arập Xê Út đạt 2.686 tấn trị giá 5.883 nghìn USD tăng 78,58% về lượng và 89,52% về trị giá so với năm 2009. Xuất khẩu sang Ba Lan 2.800 tấn trị giá 3.437 nghìn USD tăng 38,89% về lượng và 49,03% về trị giá. Xuất khẩu sang Philippin 897 tấn trị giá 2.345 nghìn USD tăng 96,28% về lượng và 92,57% về trị giá so với năm 2009. Cụ thể hơn ở bảng thống kê sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2010
Thị trường
Năm 2010 % So sánh năm 2010 với 2009
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Tổng trị giá 136.515 199.979.419 +1,79 +11,41
Pakistan 26.389 46.219.958 -15,00 +0,54
Đài Loan 21.689 26.484.473 +7,34 +8,55
Nga 19.700 27.386.678 -9,84 +0,11
Trung Quốc 14.228 16.930.596 +113,35 +135,88
Indonesia 5.430 5.847.770 -10,53 +2,45
Hoa Kỳ 4.577 4.916.907 -14,50 -14,20
Tiểu VQ Ảrập
Thống nhất 3.878 7.225.107 +116,04 +103,29
Đức 3.222 4.991.845 +27,86 +42,28
A rập Xếut 2.868 5.883.890 +78,58 +89,52
Ba Lan 2.800 3.437.691 +38,89 +49,03
ẤN Độ 2.672 3.403.033 -68,08 -64,64
Philippin 897 2.345.553 +96,28 +92,57
(Nguồn http://www.gso.gov.vn)
Đại học Kinh tế Huế
1.1.2.3. Tình hình sản xuất chèở xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương
Thanh Chương là địa điểm được tỉnh Nghệ An đánh giá cao trong công tác trồng và phát triển cây chè công nghiệp. Trong những năm qua được sự quan tậm của Tỉnh Nghệ An cấp ủy chính quyền địa phương huyện Thanh Chương đã tích cực đẩy mạnh công tác trồng mới phát triển chè công nghiệp. Theo số liệu phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện: tính đến năm 2010 toàn huyện Thanh Chương có 780 ha diện tích chè, với năng suất là 11 tấn/ha và sản lượng trong năm 2010 là 8.580 tấn.
Thanh Thủy biết đến cây chè từ rất lâu trước đây, người dân có truyền thống trồng chè và sử dụng chè xanh làm thức uống hàng ngày. Trước đây họ chỉ biết cây chè xanh là thức uống bình thường chứ chưa khai thác hết tiềm năng của câychè xanh. Về sau nhờ sự học hỏi của bà con qua các công cụ truyền thông đài báo, ti vi... và các chủ trương chính sách của nhà nước đã giúp họ tiếp cận và đưa cây chè lên một vị thế mới, nhờ cây chè mà họ đã thoát ra cảnh nghèo khó để đi lên (chè xanh là cây xóa đói chủ lực của xã) những năm 1996 – 2005. Và khi đãđưa con người nơi đây thoát ra cảnh nghèo khó cây chè còn cùng với người dân Thanh Thủy từng bước đi lên làm giàu cho con người và quê hương nơi đây.
Tuy nhiên, bước đầu tiếp cận với cây chè công nghiệp người dân gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Thiếu thốn đủ thứ vốn đầu tư, kỹ thuật trồng và chăm sóc còn kém chưa hoàn toàn chủ động trước mọi biến động của thiên nhiên tác động đến cây chè…
Mặc dù trong những năm qua với chính sách tín dụng hỗ trợ của ngân hàng chính sách, nhưng đồng vốn đến với người dân còn ít và khó khăn, người dân chưa mạnh dạn đầu tư lớn cho cây chè, mặt khác sản xuất chè cần thời gian dài, đầu tư một lần và cần phải có kinh nghiệm và kiến thức. Nhưng thực tế cho thấy rằng số hộ có kiến thức kinh tế xã hội và trìnhđộ học vấn 12 chưa cao, do đó việc năm bắt thời cơ, đầu tư phát triển là còn khó khăn. Nhờ các chính sách ưu đãi cho các hộ trồng chè nên diện tích trồng chè cũng ngày càng được mở rộng cụ thể đến năm 2008 là 200 ha chè kinh doanh và đến năm 2010 thì
Đại học Kinh tế Huế