Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ XANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010

Theo số liệu năm 2010 thì tổng nhân khẩu của toàn xã Thanh Thủy là 3970 nhân khẩu với 870 hộ tăng 2,6% so với năm 2009 trong đó hộ sản xuất nông nghiệp chiếm đa số 690 hộ tăng 1,32% so với năm 2009.

Tổng lao động tính đến năm 2010 là 2081 lao động tăng 1,71% so với năm 2009, trong đó lao động nông nghiệp có 690 lao động tăng 1,32% so với năm 2009 lao động phi nông nghiệp cũng tăng lên 0,88% so với năm 2009 tương ứng với 345 lao động. bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,56 bảo đảm kế hoạch hóa gia đình. Để biết chi tiết hơn về tình hình dân số và lao động của xã ta theo dõi bảng thống kê về tình hình biến động dân số và lao động của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2008 – 2010 với số liệu được thu thập từ UBND xã Thanh Thủy:

Bình quân nhân khẩu trên hộ qua các năm giảm dần điều này có nghĩa là công tác kế hoạch hóa gia đìnhđược thực hiện tốt qua từng năm. Bình quân laođộng trên hộ trong 3 năm hầu như không thay đổi, do xã Thanh Thủy là một xã miền núi nghèo nên người dân đi làm ăn xa chiếm đa số, người dân lao động ở địa phương hầu như bị già hóa nên lượng lao động bình quân trên hộ qua các năm hầu như không thay đổi năm ở mức 2,40 lao động/ hộ. Lượng lao động nông nghiệp bình quân trên hộ cũng không thay đổi đáng kể chỉ tăng trong năm 2009 tăng lên 1% nhưng đến năm 2010 lại giảm. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của xã đang xây dựng xã theo con đường CNH – HĐH, đưa máy móc vào nông nghiệp thay thế lao động thủ công lạc hậu. mức lao động nông nghiệp trên hộ tính bình quân là: 2,00 laoĐại học Kinh tế Huếđộng/ hộ năm 2010.

Bảng 4: Tình hình biến động dân số lao động của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2008- 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

1. Tổng nhân khẩu Người 3900 3939 3970 +39 101,00 +31 100,79

2. Tổng số hộ Hộ 830 848 870 +18 102,21 +22 102,60

- Hộ nông nghiệp Hộ 679 681 690 +2 100,30 +9 101,32

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 151 167 180 +16 110,60 +13 107,80

3. Tổng lao động LĐ 1990 2046 2081 +56 102,81 +35 101,71

-Lao động nông nghiệp LĐ 1657 1704 1736 +47 102,84 +32 101,88

-LĐ phi nông nghiệp LĐ 333 342 345 +9 97,60 +3 100,88

4. Bình quân NK/hộ Khẩu/hộ 4,70 4,65 4,56 -0,54 97,87 0 98,24

5. Bình quân LĐ/hộ LĐ/hộ 2,40 2,41 2,40 +0,01 100,42 -0,01 99,14

6. Bình quân LĐNN/hộ LĐNN/hộ 1,99 2,01 2,00 +0,02 101,00 -0,01 99,50

(Nguồn: UBND xã Thanh Thủy)

Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp 2.1.2.3.1 Cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo chính trị của xã Thanh Thủy năm 2010: xây dựng cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, vừa phục vụ cho sản xuất kinh doanh vừa phục vụ cho đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư; vừa phát triển kinh tế vừa phát triển xã hội, khiến cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc.

Về giao thông: giao thông là điều kiện quan trọng nhất cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế toàn xã.Đường mòn Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt –Lào là hai huyết mạch giao thông chính của xã. Việc hai con đường giao thông quan trọng này đi qua địa bàn xãđã tạo ra rất nhiều thuận lợi cả về mặt kinh tế và xã hội cho xã. Ngoài ra hệ thống đường vào thôn xóm cũng được nâng cấp và bê tông hóa. Theo số liệu UBND xã cung cấp: trục đường xã dài 18,3 km được đổ nhựa hoàn toàn, trục đường thôn bản dài 24,6 km gồm đường đất và đường bê tông, đường nội đồng có chiều dài 7,23 km là các con đường đất xen kẽ giữa các đồng ruộng, bãi đất… phục vụ cho việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch của bà con nông dân.

Về hệ thống điện: tính đến tháng 10/2010 trên địa bàn xã Thanh Thủy có có 7 trạm điện hạ thế, tổng công suất đạt 730 kw, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 33km. tới thời điểm hiện tại có 99% số hộ trên địa bàn xã dùng điện trong đó 50% số hộ dùng điện sinh hoạt, 40% số hộ dùng điện sản xuất, 10% số hộ còn lại dùng điện kinh doanh dịch vụ.

Về thủy lợi: là một xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nên chính quyền xãđã có nhiều chủ trương chính sách xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, với tổng chiều dài kênh mương tưới nước là 8.8 km trong đó kênh mương cấp 1 chiếm 2,1 km còn lại là cấp 3, trên địa bàn có 6 hồ đập chứa nước với tổng dung tích 850000 m .3

* Các công trình khác:

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)