CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn xã
3.2.5 Giải pháp về thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng nhằm ổn định tâm lí sản xuất cho người dân, giúp người dân yên tâm bỏ vốn, công sức để phát triển cây chè xanh. Để có một thi trường ổn định và phát triển tôi xincó những giải pháp sau:
Đại học Kinh tế Huế
Tăng cường công tác dự báo thị trường, nâng cao trình độ Marketing để định hướng sản xuất chè cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời để đảm bảo thông tin nhanh, nhạy bén đối với người sản xuất phải thông qua nhiều kênh, trong đó thông qua hệ thống khuyến nông là rất cần thiết cho các hộ nông dân.
Cung cấp thông tin cho người sản xuất để người dân không chạy đua theo những thông tin lệch lạc, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Tạo điều kiện thực tế cho thương nghiệp ở nông thôn phát triển, để thu mua kịp thời các sản phẩm do nông dân làm ra và gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tuy nhiên cần phải tăng cường kiểm soát và bảo vệ lợi ích cho người sản xuất, cần có những chính sách hỗ trợ thị trường đối với vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường ra ngoài huyện, ngoài tỉnh và ngoài nước, các chợ nông thôn phải gắn liền với các chợ trụng tâm để tạo ra một hệ thống thị trường thông suốt trên địa bàn huyện, mở rộng các thị tứ, thị trấn, biến nơi này thành trung tâm thương mại.
Nhà Nước cũng cần phải có các chính sách bảo hộ sản xuất, giảm bớt tổn thất cho các nông hộ khi gặp biến động thất thường do thiên tai, do thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước cần hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển vùng chuyên môn hoá sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 . KẾT LUẬN
Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn Xã Thanh Thủy tôi rút ra những kết luận sau đây:
Thanh Thủy là một có vị trí địa lý thuận lợi cho công tác trồng chè, nhân dân trong xã có truyền thống trồng chè lâu năm, kinh nghiệm, người dân có tính chịu khó và có ý thức làm giàu.
Cây chè xanh là cây công nghiệp cho doanh thu khá cao tuy chi phí bỏ ra khá lơn nhưng sớm cho thu hoạch và chu kỳ kinh doanh kéo dài. Trong sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, những năm hạn hán các hộ hầu như không chủ động được nước tưới cho nên làm cho năng suất giảm hẳn, không có hộ nào tưới nước cho chè chủ yếu là “nhờ trời”. Còn xét về hiệu quả thì ta thấy rằng nếu hạch toán đầy đủ tất cả các chi phí thì giá trị gia tăng, lợi nhuận kinh tế, tính trên một đồng chi phí bỏ ra còn thấp hầu như không mấy lợi nhuận vì chỉ tiêu lợi nhuận quá thấp chỉ 0,099 đồng lợi nhuận, hoạt động sản xuất ở đây cũng còn manh mún, mức độ đầu tư của các hộ chưa thật sự mạnh, tư tưởng trông chờ ỷ lại trong đa số người dân còn cao, tính bảo thủ trì trệ của một số cán bộ đảng viên vẫn còn phổ biến. Chính vì thế mà hiệu quả kinh tế của cây chè chưa cao, người nông dân chưa nắm bắt được thế mạnh của mìnhđể khai thác.
Bên cạnh những khó khăn trên thì sản xuất chè có những lợi thế như là loại cây có tán che phủ, giữ nước, bảo vệ đất chống xói mòn,đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống đồi trọc góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Nhất là với vùng trung du miền núi địa hình gồ ghề, núi cao, trồng chè là rất hợp lý.
Có thể nói ngành sản xuất chè đã và đang phát triển rất mạnh và có nhiều bước đi mới rất phù hợp với xu thế sản xuất trồng chè nước ta trong giai đoạn này, sản xuất chè đã tạo ra công ăn, việc làm cho nhiều hộ thất nghiệp hay những hộ làm nông nghiệp thua lỗ, ngành sản xuất này đã đóng góp một phần nào đời sống người dân nông thôn trong xã,
Đại học Kinh tế Huế
xóa đói giảm nghèo. Việc phát triển cây chè cơsở chế biến đã giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động vùng sâu vùng xa, góp phần phân bổ lao động hợp lý trên địa bàn trung du miền núi, tạo các trung tâm công nghiệp vừa và nhỏ làm cơ sở cho việc đầu tư, cho các công trình văn hoá, phúc lợi xã hội. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và nâng cao dân tríở vùng sâu vùng xa.
Để mở rộng thêm quy mô và giúp sản xuất chè đạt hiệu quả hơn nữa. Xã đang có nhiều dự án và các chương trình hỗ trợ cho các hộ có trồng mới thêm chè để biến sản xuất độc canh thành sản xuất hàng hoá, vì vậy ta thấy rằng tình hình sản xuất chè ở đây đang có chiều hướng biến đổi tích cực, thu nhập của người dân ngày một nâng cao, sản xuất chè đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp. Giá trị sản xuất trồng trọt của ngày một tăng đồng thời để nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân tộc thiểu số đưa nền kinh tế huyện ngày một đi lên, kinh tế nông thôn ngày một phát triển ,chuyển dịch cơ cấu để nền kinh tế huyện có thể hoà nhịp với nền kinh tế khu vực trong nước và quốc tế.
3.2. KIẾN NGHỊ
+ Đối với chính quyền địa phương
Cần phải có những chính sách chủ trương phù hợp với sự phát triển của cây chè, chè là một loại cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài 30-40 năm đòi hỏi đầu tư cao, nhất là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa có sản phẩm đầu ra mà mức đầu tư thì lại rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài mà nhân dân vùng chè đa số đời sống còn khó khăn vì vậy Nhà Nước cần có các chính sách cho vay ưu đãi đối với những hộ để phù hợp với điều kiện trồng lâu năm của cây, giúp người dân có thể mở rộng được diện tích trồng chè, yên tâm sản xuất. Có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân vùng sâu vùng xa. Nhà Nước cần có chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè để nhằm tránh tình trạng độc quyền, hỗ trợ các địa phương, nông trường xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Đại học Kinh tế Huế
+ Đối với nông trườn, cơ sở quản lý
Nên giảm quản lý phí cho những hộ nông dân vào những năm hạn hán mất mùa, năng suất thấp, thêm vào đó là không nên thu phí vẩn chuyển hoặc giảm phí vận chuyển đối với những hộ đã vẩn chuyển đến nơi tiêu thụ đó là một một bất cập và không công bằng.
Cùng với UBND xã tập trung đưa giống mới năng suất cao phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vào áp dụng cho diện tích trồng chè mới thay thế dần giống chè hạt năng suất thấp.
Tăng cường tập huấn cho các hộ về kỹ thuật trồng chè, giúp các hộ hiểu biết sản xuất tốt hơn, biết ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất.
+ Đối với hộ nông dân
Không nên bón quá nhiều phân đạm, và phun thuốc trừ sâu quá nhiều vì nếu bón quá nhiều thì sẽ gây lão hóađất và năng suất chè cũng bị hạn chế, hay phun thuốc quá nhiều làm chất lượng chè bị giảm sút.
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè và tăng năng suất sản phẩm cần lưuý bón phân thường xuyên hàng năm và theo quy trình kỹ thuật của nông trường đề ra. Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc.
Việc thu hoạch không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của cây vụ sau.
Vì người dân thường thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả mai sau. Lúc thu hoạch người dân cắt ngọn chè quá sâu làm cho việc tái đẻ ngọn lâu hơn và cây chè bị đau sẽ giảm quá trình phát triển.
+ Đối với các cơ sở sản xuất chế biến chè.
Tạo các khâu thu mua đầu vào gần nơi dân để thuận tiện cho người dân thu hoạch và tiêu thụ. Bám sát thị trường nhăm ổn định giá và bao cho người dân để người dân biết trước để đề phòng và có phương pháp sản xuất khác.
Đại học Kinh tế Huế