CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ XANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY
2.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA
2.3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè xanh trên địa bàn nghiên cứu
2.3.4.2 Hiệu quả đầu tư cho chu kỳ sản xuất
Để đánh giá được hiệu quả rõ hơn xét các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, T(thời gian hoàn vốn): các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư được tính trên 1 ha cho 30 năm. Với mức chiết khấu 8% mỗi năm ta có bảng thống kê các chỉ tiêu sau:
Doanh thu bình quân ước tính trên 1 ha trong 30 năm của các hộ điều tra là:
910160,34 nghìn đồng. Với tổng chi phí bình quân trên ha 30 năm là 829181,32 nghìn đồng và lơi nhuận thu được là 80985,02nghìnđồng.Từ đó xác định được các chỉ tiêu sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 14: Hiệu quả đầu tư sản xuất cho cả chu kỳ kỳ 30 năm
Tính bình quân 1ha cho 30 năm
Chỉ tiêu ĐVT Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 BQC
Doanh thu 1000đ 966968,75 852250 903312,5 910166,34
Tổng chi phí 1000đ 896812,5 770437,5 811750 829181,32
Lợi nhuận 1000đ 70156,25 81812,5 91562,5 80985,02
NPV 1000đ 64959,49 75752,31 84780,09 75163,97
IRR % 18 20 19,86 19,69
PI Lần 1,072 1,098 1,104 1,091
T Năm 14,78 11,42 10,87 12,18
(Nguồn: số liệu điều tra hộ) Xét các chỉ tiêu chính ta tháy rằng NPV = 75163,97 nghìn đồng > 0. Xét chỉ tiêu NPV của 3 cụm thì ta thấy NPV1= 64959,49 nghìn đồng > 0, NPV2 = 75752,31nghìn đồng > 0, NPV3 = 84780,09 nghìn đồng > 0. Như vậy cả 3 cụm của xãđều có NPV > 0, so sánh giữa 3 cụm trong xã cho thấy Cụm 1 có NPV nhỏ nhất sau đó đến Cụm 2 và cao nhất là Cụm 3. Nếu không xét đến các yếu tố khác thì các hộ dân trồng chè trong xã đều đạt hiệu quả kinh tế.
Xét chỉ tiêu IRR cho thấy: mức lãi suất thấp nhất mà dự án có thể chấp nhận được là 19,69% caohơn rất nhiều so với mức lãi suất chiết khấu (19,96% > 8%). Cụ thể Cụm 1 có IRR = 18%, Cụm 2 có IRR = 20% cao nhất trong 3 cụm, Cụm 3 có IRR = 19,86%. Với chỉ tiêu IRR khá lớn người dân trồng chè sẽ yên tâm đầu tư hờn vì sẽ hạn chề được tối đa các rủi ro về tài chính.
Đại học Kinh tế Huế
Xét chỉ số sinh lời ta thấy PI = 1,0636 > 1 như vậy dự án khả thi. So sánh chỉ số PI của từng cụm thì thấy cụm 3 là cụm có chỉ số PI lớn nhất nếu phải chọn 1 cụm để thực hiện dụ án thì nên chọn cụm 3.
Chỉ tiêu cuối cùng được xét đến trong nghiên cứu là chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn trung bình của các hộ điều tra là 12 năm 2 tháng kể cả thời kỳ kiến thiết cơ bản, như vậy khoảng 9 năm kinh doanh thì sẽ thu được toàn bộ vốn và bắt đầu sinh lời.
So sánh chỉ tiêu “thời gian hoàn vốn” của 3 cụm trong xã cho thấy có sự chênh lệch về thời gian hoàn vốn khá lớn. Cụ thể: Cụm 1 thời gian hoàn vốn là 14 năm 9 tháng lớn nhất trong 3 cụm, Cụm 2 là 11 năm 5 tháng và thời gian hoàn vốn thấp nhất là Cụm 3 là 10 năm 10 tháng. Có rất nhiều yếu tố khiến cho thời gian hoàn vốn giữa các cụm trong xã chênh lệch nhau, nhưng theo số liệu điều tra và thưc tế trên địa bàn xã cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng tới chi tiêu này là: năm bắt đầu trồng chè, loại giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, yếu tố tự nhiện. Trong đó yếu tố năm trồng ảnh hưởng cộng hưởng tới các yếu tố khác. Cụm 1 là cụm mà có tới 35% số hộ trồng chè trước những năm 2000, trong giai đoạn này cây chè mới bắt đầu phát triển ở Xã người dân chưa tiếp cận được với giống chè tốt nhất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cộng với kinh nghiệm chưa có nên thời dẫn đến hiệu quả kinh tế đem lại cho người dân trong Cụm 1 là chưa cao dân đến thời gian hoàn vốn kéo dài.Ngược lại Cụm 3 là cụm co thời gian hoàn vốn ngắn nhất với 10 năm 10 tháng, thực tế cho thấy người dân chủ yếu trồng chè vào những năm sau 2003 lúc này cây chè phát triển cực mạnh ở Xã, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật tận tình tiếp cận và hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc đồng thời cấp những loại giống tốt nhất cho người dân sản xuất, từ đó người dân có đủ các yếu tố nhằm phát triển cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian hoàn vốn.
Qua việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế trên cho thấy người dân nên đầu tư sản xuất cây chè trên địa bàn xã và nên mở rộng quy mô nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
\
Đại học Kinh tế Huế