Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ XANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY

2.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA

2.3.2 Tình hình chung của các hộ điều tra

2.3.2.1 Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của các hộ

Nhân khẩu và lao động là yếu tố quan trọng liên quan đến nguồn lực cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Tình hình sử dụng lao động phụ thuộc vào các loại hình sản xuất, trìnhđộ tư liệu sản xuất và quy mô sản xuất. lao động nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên và thời vụ của cây trồng nên sử dụng lao động mang tính thời vụ cao, sử dụng lao động sao cho hợp lí có khoa học là rất cần thiết để tiết kiệm được chi phí vừa mang lại lợi ích vừa thu được lợi nhuận cao.

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điêu tra.

Chỉ tiêu ĐVT Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 Tổng- BQC

Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15 45

Số nhân khẩu/hộ Ng/hộ 4,6 4,53 4,40 4,51

Số lao động/hộ Ng/hộ 3,33 3,60 3,33 3,42

LĐ nông nghiệp/hộ LĐ/hộ 2,40 2,53 2,47 2,47

Lao động/nhân khẩu LĐ/Ng 0,71 0,79 0,73 0,74

(Nguồn: số liệu điều tra hộ)

Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu điều tra hộ năm 2010 cho thấy tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra không quá cao, bảo đảm kế hoạch hóa gia đình, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,51 người. số lao động trên hộ cũng khá cao bình quân 3,42 lao động trên hộ như vậy bình quân sẽ có hơn 1 người ăn bám trong hộ, trong khi đó lượng lao động nông nghiệp trong hộ chiếm đa số 2,47 lao động trên hộ.

2.3.2.2 Tình hình sử đụng đất của các hộ

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Trong trồng trọt đất vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất, vì vậy đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Giá trị sản xuất sẽ tăng lên theo thời gian nếu chúng ta biết sử dụng hợp línguồn đất đai.

Theo số liệu điều tra thì tổng diện tích nông nghiệp của các hộ điều tra là 81,9 ha, trong đó tổng diện tích trồng chè là 48ha. Trung bình diện tích trồng chè trên hộ là 1,06 ha. Cụ thể hơn chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 Tổng-BQC

1. DT đất nông nghiệp Ha 28,9 26,9 26,1 81,9

2. DT đất trồng chè Ha 17 14,75 16,25 48

3. DT trồng chè/hộ Ha/hộ 1,13 O,98 1,08 1,06

(Nguồn: số liệu điều tra hộ) Qua số liệu điều tra của ba cụm được chia cho thấy diện tích trồng chè của 3 cụm có chênh lệch nhưng không đáng kể, cụm 1 gồm các thôn 1, 2, 3 chiếm diện tích lớn nhất với 17 ha, rồi tới cụm 3 gồm thôn 7, 8, Khe Mừ với diện tích 16,25 ha và cuối cùng là cụm 2 gồm thôn 4, 5, 6 với diện tích trồng chè là 14,75 ha.

Đại học Kinh tế Huế

2.3.2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất

Tư liệu sản xuất là thước đo đánh giá năng lực sản xuất của hộ. Đầu tư trang bị tư liệu sản xuất là một trong các yếu tố có tính chất quyết định đến các vấn đề nâng cao năng suất lao động, tạo ra được lượng sản phẩm lớn, giải phóng được lao động chân tay.

Bảng 9: Tình hình vốn và trang bị kỹ thuật của các hộ điều tra

Tính bình quân/hộ

Chỉ tiêu ĐVT Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 BQ

1. Trâu bò Con 2,33 2,33 1,67 2,07

2. Bình phun thuốc Cái 0,93 1,00 1,00 0,977

3. Máy bơm nước Cái 1,00 1,00 1,00 1,00

4. Máy đốn gốc Cái 0,2 0,47 0,2 0,29

5. Máy hái chè Cái 0,53 0,6 0,67 0,6

6. Xe vận chuyển Cái 1,07 1,13 1,00 1,07

7. Công cụ khác 1000đ 1333,3 326,67 666,67 775,55

8. Vốn vay 1000đ 30800 32666,67 20800 28088,89

Tổng giá trị tài sản 1000đ 36736,67 39630 29106,67 35157,78 (Nguồn: số liệu điều tra hộ) Theo số liệu điều tra hộ năm 2010 tại xã Thanh Thủy thì tình hình vốn và trang bị kỹ thuật của các hộ điều tra như sau: lượng trâu bò trung bình trên mỗi hộ là 2,07 con chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu như các hộ điều tra trên địa bàn đều có bình phun thuốc và máy

Đại học Kinh tế Huế

bơm nước phục vụ sản xuất, tỷ lệ máy đốn gốc thấp theo thống kê chỉ có 0,29 máy trên hộ. Do quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, nông nghiệp nông thôn đi theo con đường CNH – HĐH đưa máy móc vào sản xuất nên lượng máy hái chè trên địa bàn khá cao. Đặc biệt trong các hộ điều tra ngẫu nhiên trên địa bàn có 0,6 chiếc máy hái chè trên 1 hộ. Tình hình vốn vay của các hộ điều tra cũng khá cao trung bình mỗi hộ vay tới 28088,89 nghìn đồng, tổng giá trị tài sản trung bình của mỗi hộ là 35157,78 nghìn đồng.

Theo số liệu điều tra cho thấy tình hình trang bị vốn và kỹ thuật của các hộ điều tra là khá tốt, hứa hẹn đem lại kết quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

2.3.2.4 Thời gian trồng chè

Theo số liệu điều tra cho thấy các hộ dân hầu như trồng chè xanh vào khoảng thời gian từ năm 1999 – 2005 chiếm 93,33%. trong khoảng thời gian này người dân xã Thanh Thủy đã nhận thức được tiềm năngkinh tế của cây chè đồng thời được sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước nên người dân tập trung sản xuất và phát triển cây chè xanh hàng loạt.

Ta biết răng tuổi cây có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất cây trồng, vì thế thống kê năm bắt đầu trồng chè cho biết được tuổi thọ từ đó có thể có những giải pháp chăm sóc cho từng loại cây có độ tuổi khác nhau mà bón phân theo liều lượng khác nhau. Ví dụ nhưng cây có độ tuổi lớn thì cần nhiều đạm để tạo nhiều búp chè hơn, hay những cây mới cho thu hoạch 1, 2 mùa thì bón phân như thế nào để giúp cây đẻ nhánh cho năng suất búp lớn…

Nhìn vào bảng thống kê năm bắt đầu trồng chè cho thấy giai đoạn 2000 –2001 là năm mà các hộ trồng chè nhiều nhất chiếm tới 17,78% năm 2000 ở cụm 1 gồm các thôn 1,2,3 trồng nhiều nhất chiếm tới 26,67% trong tổng các hộ điều tra và năm 2001 thì 2 cụm 2 và 3 là các thôn 4,5,6,7,8, Khe Mừ trồng khá nhiều mỗi cụm chiếm 20% trong tổng hộ điều tra. Năm 2003 và năm 2005 số hộ trồng chè cũng khá lớn với 8 hộ trồng mới chiếm 13,33% trong tổng số hộ điều tra. Năm 2004 có 5 hộ trồng mới. trong 2 năm 2009 và 2010 trong tổng số các hộ được chọn điều tra không có hộ nào trồng mới vào 2 năm này.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 10: Thống kê thời gian trồng chè của các hộ điều tra

Năm bắt đầu trồng Số hộ

Cơ cấu (%)

Cụm 1 (%)

Cụm 2 (%)

Cum 3 (%)

1999 4 8,89 6,67 20 0

2000 8 17,78 26,67 13,33 13,33

2001 8 17,78 13,33 20 20

2002 3 6,67 6,67 0 13,33

2003 7 15,55 20 13,33 13,33

2004 5 11,11 6,67 13,33 13,33

2005 7 15,55 20 20 6,67

2006 1 2,22 0 0 6,67

2007 1 2,22 0 0 6,67

2008 1 2,22 0 0 6,67

2009 0 0 0 0 0

2010 0 0 0 0 0

Tổng 45 100 100 100 100

(Nguồn: số liệu điều tra hộ)

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)