Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển chè ở Việt Nam và Nghệ An
1.2.1 Các chính sách chủ trương về đất đai
- Chỉ thị số 29: ban hành ngày 31/11/1983 BBT trung ương Đảng và chỉ thị 56 CT/TW ngày 29/01/1985 về việc giao khoán đất, giao rừng cho hộ nông dân, gắn quyền hạn trách nhiệm và lợi ích vật chất để khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trồng, đồi trọc, nhân dân được thừa kế tài sản trên đất rừng và cây công nghiệp dài ngày. Đối với vùng núi cao không nhất thiết phải tổ chức HTX mà phát triển kinh tế hộ và thành lập quan hệ nhà nước theo đơn vị, bản, buôn, HTX, thực hiện cơ chế khoán gọn cho từng xã viên.
- Chủ rừng được ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất theo quy định tại các Điều 22, 24 và 26, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Chủ rừng được cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng mới rừng sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2006/TT- BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN và PTNT.
Các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam được giao rừng, cho thuê rừng theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ - CP, ngày 03 thánng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Các xã, thị trấn sớm có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 163 của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đảm bảo sử dụng đất lâm nghiệp đúng pháp luật, đúng mục đích, đúng đối tượng. Không trồng rừng trên đất sản xuất nông nghiệp và đất quy hoạch trồng cây công nghiệp dài ngày.
Đại học Kinh tế Huế
- Luật đất đai ra ngày 22/07/1993 vầ được sủa đổi ngày 02/12/1998 chính thức được ban hành, nhằm khuyến khích mọi cá nhân tổ chức sử dụng đất đai vào sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đinh, phát triển kinh tế hộ gia đình, xác định quyền lợi và trách nhiệm của mọi tôt chức, cá nhân trong việc sử dụng và bảo vệ đất đai, khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của đất đai góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội.
+ Luật đất đai quy định: nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sử dụng đất đai vào sản xuất nông – lâm nghiệp ở những vùng còn nhiều đất đai chưa được sử dụng hoặc sử dụng kém hiểu quả. Được thuê mượn lao động, giảm thuế sử dụng đất.
+ Luật đất đai nhấn mạnh: nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của mọi tổ chức, cá nhân thâm canh tăng năng suất cây trồng trên đất vườn, đất đồi núi trọc. Luật đất đai còn chấp nhận quyền thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp… một cách hợp pháp trên đất được giao.
1.2.2 Chủ trương chính sáchkhuyến khích đầu tư phát triển.
Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981
- Điều 1. Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tham gia các dự án về sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Các tỉnh có đất trống, đồi núi trọc xây dựng các dự án, sử dụng hết đất đai của tỉnh mình; những tỉnh không còn đất trống, đồi trọc xây dựng dự án chuyển dân tham gia các dự án ở ngoài tỉnh.
- Điều 2. Việc xây dựng các dự án phải phù hợp với khả năng đầu tư của nhân dân và nhà nước; lấy các dự án ở các vùng biên giới, định canh, định cư làm trọng điểm; ưu tiên thực hiện các dự án mang lại hiệu quả nhanh. Dựa vào các nông lâm trường hiện có kể cả nông, lâm trường quân đội làm nòng cốt; nơi chưa có nông, lâm trường, thì xây
Đại học Kinh tế Huế
dựng các dự án mới với quy mô một xã, một bản. Các dự án về lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi đều phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, phát triển sản xuất hàng hoá, gắn công nghiệp chế biến, gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Kết hợp chặt chẽ phát triển các cây, con chủ lực với cây, con hỗ trợ, cây dài ngày với cây ngắn ngày.
Tăng thêm diện tích rừng cấm quốc gia, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; quy định rõ các nơi cấm khai thác, nơi được khai thác gỗ, củi hoặc lâm sản khác.
- Điều 3. Lấyhộ gia đìnhlàm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vịkinh tế tập thể làm chỗ dựa; xây dựng kinh tế vườn đối với hộ gia đình. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với các thành phần kinh tế tập thể quốc doanh trên địa bàn nhằm phát triển mạnh sản xuất, bảo đảm lợi ích của mỗi hộ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và tập thể; gắn phát triển kinh tế với mở rộng các phúc lợi xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới.
- Nghị định 13 của chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm giúp hộ nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp từ đó phát triển kinh tế xã hội.
Đê công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể này bỏ vốn sức lao động và kỹ thuật vào phát triển nông lâm nghiệp. Nghị đình 171 HĐBT đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế này phát triển trong mọi lĩnh vực như: trồng rừng sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Thông qua đó có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng sẵn có của mình.
- Quyết định 72 HĐBT ra ngày 13/03/1990 về một số chủ trương chính sách cụ thể để phát triển kinh tế xã hội miền núi. Quyết định đề cập đến vấn đề giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, có quyền tự chủ kinh doanh bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng vùng.
Thực tế cho thấy các chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo cho nông thôn miền núi nói chung và các hộ gia đình miền núi nói riêng rất nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các khu vực này.
Đại học Kinh tế Huế