Tình hình đầu tư cho sản xuất chè xanh của các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ XANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY

2.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA

2.3.3 Tình hình đầu tư cho sản xuất chè xanh của các nông hộ điều tra

Bón phân hợp lí là một trong những kỹ thuật quan trong để khai thác tốt tiềm năng sản xuất của cây trồng. Bón phân cho chè là một việc hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao lại được trồng trên nhiều vùng đất với độ dinh dưỡng trong đất khác nhau vì vậy việc sử dụng phân bón cũng phải khác nhau và lượng phân bón cũng tùy thuộc vào khả năng kinh tế của hộ.

2.3.3.1 Chi phí trồng mới và đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng chi phí trong thời kỳ kiến thiết là khá lớn, nhìn chung các cụm đầu tư gần như giống nhau là vì trong thời kỳ này các nông hộ chủ yếu là đầu tư vào công trồng và chăm sóc, còn các chi phí về phân bón thì chưa cần bón nhiều, chủ yếu là bón trong khi mới trồng.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản thường là 3 năm nhưng cũng có thể kéo dài 4 năm hoặc ngắn hơn nếu các cách chăm sóc và đầu tư của người dân khác nhau. Nếu người dân đầu tư đúng cách cộng với các yếu tố tự nhiên thuận lợi cho cây chè phát triển thì 2 năm là có thể thu hoạch và cho doanh thu. Ngược lại nếu các hộ trồng chè đầu tư không tốt, không đúng quy trình kỹ thuật và gặp điều kiện thiên nhiên không tốt như gặp hạn hán, giá lạnh kéo dài có thể gây ngưng trệ quá trình phát triển của cây lại dẫn đến kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản của cây. Vì trong thời gian này cây rất nhạy cảm với các yếu tố tự nhiên, sức sống của cây còn yếu vì vậy có thể chết hoặc dễ nhiễm sâu bệnh ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng gây mất năng suất, giảm hiệu quả về mặt kinh tế.

Để hiểu rõ hơn về tình hình chi phí đầu tư thời kỳ kiếnthiết cơ bản của các hộ điều tra chúng ta đi sâu phân tích bảng thống kê chi phí chung thời kỳ kiến thiết cơ bản sau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 11: Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản

(Tính bình quân/ha) ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 BQC

1. Giống 3582,35 3830,51 3883,08 3765,31

2. Làm đất 4147,06 3762,71 3532,31 3814,02

3. Phân bón 11158,82 10630,51 10984,62 10924,65

4. Thuốc trừ sâu 1161,76 1423,73 1458,46 1347,98

5. Công LĐ chăm sóc 1400 1837,29 1981,54 1739,60

6. Trồng dặm 2205,88 2501,69 2947,69 2551,76

Tổng cộng 23655,88 23986,44 24787,69 24143,33

(Nguồn: số liệu điều tra hộ) Trong thời kỳ này chi phí lớn nhất là chi phí bón phân cho chè, đây là giai đoạn tiền đề để tạo ra năng suất cây trong thời gian chè kinh doanh. Theo bảng thống kê trên thì chi phí phân bón bình quân trên ha của các hộ điều tra trong tổng 45 hộ điều tra là 10924,65 nghìn đồng, tiếp đến là chi phí làm đất. Chi phí này phát sinh vào năm đầu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bình quân trên ha chi phí làm đất của 3 cụm là 3814,02 nghìnđồng tiếp đến là chi phí giống chi phí này cũng phát sinh vào năm thứ nhất của thời kỳ kiến thiết cơ bản, năm mà chi phí lớn nhất. chi phí này phát sinh 2 lần trong năm đó là lúc trồng ban đầu và lúc trồng dặm. bình quân trên ha trong 3 cụm là 3765,31 nghìn đồng.

Chi phí trồng dặm cũng khá cao do điều kiện khí hậu thời tiết trên địa bàn xã nên trong thời kỳ trồng mới cây chè xanh chết khá nhiều, trung bình trên ha chi phí trồng dặm của 3 cụm trong xã là 2551,76 nghìn đồng. Trong thời gian nàycông lao động chủ yếu là bón

Đại học Kinh tế Huế

phân, làm có và phun thuôc bảo vệ thực vật công lao động trung bình tính trên mỗi ha của 3 cụm trong xã là 1739,60 nghìn đồng, cuối cùng là chi phí mua thuốc trừ sâu bệnh cho cây, thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng vì trong thời gian này nếu để cây nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng về sau. Chi phí trung bình tính trên ha của 3 cụm trong xã là 1347,98 nghìnđồng.

2.3.3.2 Chi phí sản xuất chè kinh doanh của các nông hộ.

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho đến khâu tiêu thụ. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó thể hiện các thức tổ chức trình độ quản lý của chủ hộ. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong quá trình sản xuất chúng ta cần tối thiểu chi phí sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất. Chi phí đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh sản xuất, là công đoạn cần thiết cho quá trình sản xuất, qua mức đầu tư chi phí các chủ hộ có thể thấy được mức đầu tư thâm canh, tính toán đồng vốn bỏ ra so với kết quả mà mìnhđạt xem có thật sự hiệu quả và có được lợi nhuận không.

Chèở thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch thường xuyên, vì vậy chè cần được cung cấp dinh dưỡng để phát triển, mặt khác chè chỉ trồng được ở những đồi dốc mà Nghệ An hàng năm vào mùa mưa đã rửa trôi xói mòn đi một lượng dinh dưỡng đáng kể, vào giai đoạn kinh doanh bón phân làm tăng quá trình sinh trưởng của cây làm cơ sở cho việc hình thành bộ khung tán, cho nên chi phíđầu tưvề phân bón là rất lớn.

Đầu tư phân bón tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây vàđiều kiện kinh tế và sự hiểu biết của từng hộ. Nhìn vào số liệu ta thấy tổng chi phíđầu tưcho cây chè là rất lớn với chi phí bình quân trên ha lên đến 58492,71 nghìn đồng. Nhìn chung thì các nông hộ đều có mức đầu tư tươngđối lớn, mức đầu tư như vậy có thể nói cây chè là cây làm giàu của người nông dân trên địa bàn xã, tuy nhiên mức đầu tư lớn như thế này thì chỉ có những hộ có khả năng thuận lợivề vốn và kỹ thuật mới thực sự mang lại hiệu quả.\

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Chi phi sản xuất chè thời kỳ kinh doanh của nông hộ điều tra.

Tính bình quân/ha ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 BQC

1. Phân bón 11676,47 10067,79 12492,31 11412,19

2. Thuốc trừ sâu 1941,18 1925,42 1778,46 1881,69

3. Lao động 14294,12 14881,36 12800 13991,82

4. Lãi tiền vay 4038,24 3661,02 3298,46 3665,91

5. Thu hoạch bằng máy 11017,65 10813,56 9076,92 10302,71 6. Thu hoạch thủ công 17782,35 18237,29 15692,31 17237,32

TỔNG CỘNG 60750 59586,44 55138,46 58492,71

(Nguồn số liệu điều tra hộ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng tổng chi phí tính trên ha của Cụm 1 là 60750 nghìn đồng, của Cụm 2 là 59586,44 tương đương với cụm 1, của Cụm 3 là 55138,46 nghìnđồng. Trong tổng chi phí này gồm có các chi phí sau:

Chi phí về công lao động: Đây là chi phí lớn nhất cho thời kỳ kinh doanh, bởi vì chè cần nhiều lao động cho công việc hái chè,đốn chè, chăm sóc làm cỏ và bón phân, hầu như các nông hộ điều tra đều phải thuê người hái chè vào thời kỳ hái và thuê công làm cỏ, tuy nhiên chi phí bỏ ra thuê ngoài này không nhiều, chủ yếu là dùng lao động trong nhà, nhưng nếu gia đình nào mà neo đơn thì tiền thuê này là rất lớn, trong năm 2008 giá cả tất cả các mặt hàng vật tư tăng lên gây không ít khó khăn cho người nông dân, trong đó giá thuê lao động cũng tăng cao hơn mọi năm nên so với các năm thì các hộ có thuê ít hơn.

Trung bình chi phí thuê laođộng là 13991,82 nghìnđồng trên ha.

Đại học Kinh tế Huế

Chi phí về phân bón: Có thể nói đây là khoản chi phí đánh giá các nông hộ đầu tư có thật sự hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào khoản chi này, số lần bón trong năm tuỳ vào điều kiện từng hộ và tuổi cây, nhưng bình quân mỗi hộ bón khoảng 3-4 lần trong năm kết hợp với làm cỏ.Vì nó quyết định hiệu quả của cây chè nên nó được người dân đầu tư mạnh tay nhất, cụ thể chi phí binh quân trên mỗi ha là: 11412,19 nghìnđồng.

Chi phí khác được người dân cộng dồn vào các khoản công lao động phân bón nên không đề cập vào bảng thống kê và bài khóa luân.

Chi phí vẩn chuyển: Đây là khoản chi phí mà các nông hộ phải trả cho người bốc vác trong quá trình các nông trường thu mua sản phẩm. Chi phí này cao hay thấp tuỳ thuộc vào lượng sản phẩm chè bán của từng hộ, chi phí này khôngđáng kể nên không đưa vào bảng thống kê, khoản chi này được tính vào chi phí thu hoạch của các hộ dân.

Chi phí thu hoạch được chia thành 2 loại: thu hoạch thủ công và thu hoạch bằng máy. Sở dĩ mà người dân chia làm 2 loại thu hoạch vì trong thời gian thu hoạch có thể do người dân chưa trang bị đủ kỹ thuật và máy móc nên phải thu hoạch bằng tay, hơn nữa trong những năm đầu của thời kỳ kình doanh người dân phải thu hoạch thủ công để ngọn chè ra đợt sau thuận tiện cho việc đưa máy móc vào thu hoạch. Chi phí thu hoạch thủ công tính bình quân trên 1 ha là 17237,32 nghìnđồng. Thu hoạch bằng máy là 10302,71 nghìn đồng. từ số liệu điều tra cho thấy việc sử dụng máy móc vào sản xuất làm giảm được chi phí rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)