CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ACB – CN CÀ MAU
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng ACB – CN Cà Mau
2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng ACB – CN Cà Mau
2.2.2.1 Về tốc độ huy động vốn tiền gửi
Sau đây là bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của chi nhánh trong giai đoạn 2018 – 2022:
Bảng 2.4: Tốc độ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm KHCN của ACB CN Cà Mau giai đoạn 5 năm 2018 – 2022
Chỉ tiêu Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022 Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi 1.520 1.7 1.889 2.672 2.844 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 100% 105% 109% 141% 106%
Tốc độ tăng trưởng định gốc 100% 130% 131% 141% 151%
Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh)
45 Ta có biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của KHCN tại ACB CN Cà Mau
Quy mô nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng trưởng, từ mức 1.520 tỷ đồng lên 2.844 tỷ đồng, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế.
Chi nhánh đã thực hiện chức năng quan trọng của một ngân hàng thương mại, là cầu nối trung gian giữa những chủ thể thừa vốn và những chủ thể thiếu vốn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã triển khai hiệu quả chức năng huy động vốn, kết hợp nhiều phương thức huy động khác nhau một cách linh hoạt. Với lượng vốn huy động tích lũy qua các năm, chi nhánh không chỉ đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng mà còn đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả của mình trong ngữ cảnh tăng trưởng nền kinh tế.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
2020 2021 2022
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn Tốc độ tăng trưởng định gốc
46 2.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi
Ta sẽ xem xét bảng sau:
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN phân theo nội tệ và ngoại tệ của ACB CN Cà Mau từ năm 2018 – 2022:
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ
tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2022 Số
tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng Tổng
nguồn 1.005 100% 1.102 100% 1.889 100% 2.672 100% 2.884 100%
VNĐ 705 70% 779 71% 1.04 55% 1.739 65% 1.631 57,35%
Ngoại tệ quy VNĐ
300 30% 323 29% 849 45% 933 35% 1.213 42,65%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh) Từ bảng trên, có thể thấy rằng nguồn nội tệ VNĐ huy động từ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân (KHCN) đóng vai trò quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, nguồn vốn huy động bằng nội tệ đã có những biến động và tăng trưởng đáng kể. Năm 2018, số tiền huy động bằng nội tệ là 705 tỷ đồng, chiếm 70% tổng nguồn vốn. Năm 2019, nguồn nội tệ tăng lên và đạt 779 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nguồn vốn. Năm 2020, nguồn nội tệ đạt 1.040 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn, tăng 90 tỷ so với năm 2019 và đạt 99% kế hoạch. Năm 2021, nguồn nội tệ huy động đạt 1.739 tỷ đồng, chiếm 65% tổng nguồn vốn huy động. Tổng quan, chi nhánh Cà Mau đã thực hiện công tác huy động vốn nội tệ khá hiệu quả. Đặc biệt, năm 2021, sự phát triển của công tác này đã được thể hiện rõ, cho thấy chi nhánh đã có kế hoạch và chiến lược huy động vốn đúng đắn. Mặc dù năm 2020 có một giảm nhẹ so với năm 2019, nhưng
47
tỷ trọng của nguồn vốn nội tệ vẫn giữ ổn định, chứng tỏ khả năng thu hút vốn của chi nhánh đối với nguồn vốn quan trọng này.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN theo nội tệ, ngoại tệ
Ở chiều ngược lại, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh Cà Mau chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn nội tệ, nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Dưới đây là tổng kết về nguồn vốn ngoại tệ từ năm 2018 đến năm 2021. Năm 2018, nguồn vốn ngoại tệ huy động ước tính là 300 tỷ đồng. Năm 2019, nguồn vốn ngoại tệ huy động là 323 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn vốn ngoại tệ đạt 849 tỷ đồng, chiếm 45% tổng nguồn vốn huy động, tăng 57,2 tỷ so với năm 2019 và vượt kế hoạch. Năm 2021, nguồn vốn ngoại tệ đạt 933 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn và tăng 84 tỷ so với năm 2019, nhưng không đạt mức chỉ tiêu đề ra. Mặc dù nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng chi nhánh Cà Mau đã có những cử chỉ khéo léo để huy động được số lượng nguồn vốn ngoại tệ ổn định. Đặc biệt, chi nhánh đã phản ánh sự linh hoạt trong chiến lược huy động vốn của mình bằng cách điều chỉnh mức lãi suất để thu hút người dân và doanh nghiệp chuyển sang tích lũy và gửi tiền ngoại tệ. Điều này phản ánh sự hiểu biết về
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
2019 2020 2021
VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ
48
thị trường và tâm lý của khách hàng, giúp chi nhánh duy trì và phát triển nguồn vốn ngoại tệ trong môi trường biến động.
2.2.2.3. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng gửi tiền Ta có bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của KHCN so với các đối tượng tiền gửi của chi nhánh
Năm
2018 2019 2020 2021 2022:
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ
trọng Gía trị
Tỷ
trọng Gía trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ trọng
% % % % %
Tổng NVHĐ 995,79 100
1.181,142 100 1.547,327 100 1.001,278 100 1.009,430 100
Tiền gửi cá
nhân 687,095 69
874,045 74 1.098,602 71 790,275 70 811,26 73
Tiền gửi các
TCKT 169,284 17
153,548 13 154,733 10 175,455 15 150,207 11
Tiền gửi các TCTD và khác
139 14
154 13 293,992 19
35,908 15 47,963 16
Đơn vị: (Tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh ) Với tỉ trọng vốn tiền gửi cá nhân =
Tỉ trọng tiền gửi các TCKT và tiền gửi các TCTD và khác tính tương tự.
Dựa vào cá chỉ tiêu tính toán về tỉ trọng các thành phần khách hàng trong bảng trên ta thấy vốn TG chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng NVHĐ của chi nhánh. Năm 2018 nguồn vốn này chiếm 69% và tới năm 2021 nó tăng lên đến 74% tổng NVHĐ.
Từ năm 2018 đến 2021 nguồn vốn này đã tăng 5% tương ứng với mức tăng: 186.95 tỉ đồng. Đến hết tháng 6 năm 2020 tỉ trọng nguồn vốn này đã giảm xuống còn 71%
trong khi đó phương châm của chi nhánh là ngày càng nâng cao tỉ trọng của vốn tiền
49
gửi từ phía dân cư bởi nguồn vốn này sẽ ít rủi ro hơn so với nguồn vốn của các TCKT.
Vì vậy có thể thấy trong 1 năm đầy khó khăn và thách thức- năm 2020 chi nhánh đã chưa thực hiện được mục tiêu đạt ra. Song xét về số tuyệt đối thì nguồn vốn tiền gửi huy động từ phía các khách hàng cá nhân vẫn tăng đều qua 5 năm từ 2018 đến 2022.
2.2.2.4. Doanh số vốn tiền gửi huy động
Tầm quan trọng của nguồn vốn tiền gửi cá nhân được nhận thức rõ ràng tại ACB Chi nhánh Cà Mau, và chi nhánh đã đặt ra nhiều nỗ lực và cố gắng để huy động vốn tiền gửi cá nhân một cách hiệu quả. Nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi cá nhân, mang đến một loạt các loại tiền gửi khác nhau, bao gồm cả tiết kiệm với nhiều kì hạn và lãi suất linh hoạt để hấp dẫn và thu hút khách hàng. Các biện pháp huy động vốn tiền gửi cá nhân của chi nhánh không chỉ đa dạng mà còn phù hợp với đa dạng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sự linh hoạt trong việc cung cấp các loại tiền gửi khác nhau và thiết lập lãi suất hấp dẫn cho từng loại tiền gửi là một chiến lược thông minh, giúp chi nhánh duy trì và phát triển nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân. Thay đổi tích cực đáng kể trong nguồn vốn tiền gửi cá nhân của chi nhánh chứng tỏ rằng chiến lược và biện pháp huy động vốn của họ đã được đánh giá cao và chấp nhận tích cực từ phía khách hàng. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Biến động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm của KHCN huy động qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020 2021 2022
TG huy động
687.095 700.207 818.240 874.045 1.098.95
Đơn vị: (Tỉ đồng) (Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh)
50
Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm có những thay đổi tích cực theo chiều hướng tăng. Năm 2018 nguồn vốn TG huy động là 687.095 tỷ đồng, năm 2019 là 700,207 tỉ đồng, năm 2020 tăng lên 8.128,240 tỉ đồng. Sang năm 2021 nguồn vốn TG huy động được 847,045 tỉ đồng tăng 27,21% so với năm 2018.
Năm 20 tuy kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng.
Cụ thể năm 2022 tăng 25,69 % và ở mức 1.098,95. Tốc độ tăng trưởng của 2022 đã giảm một chút nhưng đây vẫn là kết quả rất đáng khích lệ của ban lãnh đạo và công nhân viên của chi nhánh, bởi năm 2022 nền kinh tế vô cùng khó khăn do dịch Covid 19 và nhiều NH, chi nhánh đã bị sụt giảm doanh số huy động vốn TG. Chi nhánh Cà Mau vẫn giữ được đà tăng trưởng là rất tốt.
2.2.2.5. Cơ cấu tiền gửi cá nhân theo loại tiền tệ Sau đây là bảng thống kê:
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm của KHCN theo loại tiền tệ
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2022
Giá trị % Gía trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vốn
TGCN
HĐ 687.1 100
874.05 100 1.098.6 100 700.207 100 818.24 100
Nội tệ 631.58 89
795.38 91 960.18 87 698.274 90 717.208 91
Ngoại tệ quy
đổi 55.519 11
78.665 9 138.42 13
60.007 10 65.1 9
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy nguồn tiền nội tệ chiếm tỉ trọng lớn trong vốn TG mà ACB CN Cà Mau huy động được. Năm 2018 nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tới 89.3%, năm 2021 con số này tăng lên 91% và vào năm 2020 là 87.4%. Trong năm 2020 tỉ trọng nguồn vốn huy động bằng nội tệ có giảm nhẹ nhưng xét về con số tuyệt đối thì năm 2020 chi nhánh lại huy động được
51
nguồn vốn lớn hơn nhiều năm 2020. Cụ thể năm 2021 chi nhánh huy động được 795.38 tỉ đồng tiền gửi nội tệ từ cá nhân nhưng năm 2020 con số này là 960.18 tỉ đồng. Đây là dấu hiệu rất khả quan cho công tác huy động vốn TG của chi nhánh, chi nhánh không những đạt được sự tăng trưởng trong doanh số huy động vốn TG ở cả mảng nội tệ và ngoại tệ, ngoài ra chi nhánh còn làm tăng tỉ trọng nguồn vốn TG bằng ngoại tệ trong tổng nguồn vốn TG huy động được.
2.2.2.6. Cơ cấu vốn TGCN huy động theo kỳ hạn Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn TG theo kỳ hạn Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022 Vốn TGCN huy động 687.095 700.207 818.240 874.045 1.098.602
TGKKH 3.091.928 3.256.894 3.808.770 4.195.416 604.231 TGCKH 3.779.023 4.104.000 4.233.697 4.545.034 494.371 +TGCH <12tháng 2.954.509 3.120.557 3.304.150 3.670.989 373.525 +TGCH ≥12tháng 824.514 983.443 929.547 874.045 120.846
(Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh) Căn cứ vào bảng số liệu ta nhận thấy lượng TGKKH đều tăng qua 5 năm. Từ năm 2018 đến 2021 nguồn vốn này đã tăng 110,3489 tỉ đồng, tăng khoảng 35.7 %.
Đến năm 2020 lại tiếp tục tăng so với năm 2021 là 44.02% và đạt 604,2311 tỉ đồng.
Có sự tăng trưởng nhanh trong vốn TG không kỳ hạn như vậy là do ngày càng có nhiều cá nhân mở các tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh Cà Mau với mục đích thanh toán khi mua hàng hóa và để được hưởng các lợi ích khác từ phía NH. Đối với TGCKH chi nhánh cũng đã đạt được sự tăng trưởng nhất định. Nguồn vốn này cũng tăng qua 5 năm từ 2018 đến 2020 nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của TGKKH. Và đặc biệt từ năm 2020 đến 2021 tốc độ tăng trưởng đã chững lại so với tốc độ tăng từ năm 2019 đến 2020.
52
Thông qua số liệu trên ta thấy được rằng trong những năm trở lại đây trong cơ cấu vốn TG theo kỳ hạn của chi nhánh thì vốn TGKKH chiếm tỉ trọng lớn nhất sau đó đến TGCKH ngắn hạn và TGCKH dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Năm 2018 TGKKH chiếm 45%, đến năm 2020 là 48% và năm 2021 ở mức 55%. TGCKH < 12 tháng, năm 2018 chiếm khoảng 43% nhưng tới năm 2020 đã giảm mạnh và chỉ còn chiếm 34%. Còn về khoản TGCKH > 12 tháng đã giảm nhẹ trong năm 2020 nhưng cũng đã tăng trở lại vào năm 2021. Năm 2021 khoản vốn này đạt tỉ trọng 15%. Vấn đề của chi nhánh là vốn TGKKH chiếm tỉ trọng khá lớn khiến cho nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ cá nhân không có tình ổn định cao, đòi hỏi chi nhánh phải trích lập dự phòng cao.
2.2.2.7. Chi phí huy động nguốn vốn tiền gửi
Chi phí huy động vốn trong ngân hàng thương mại giống như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu suất trong quá trình huy động vốn từ khách hàng. Chi phí huy động vốn này đo lường số tiền mà ngân hàng phải chi trả để thu được một đơn vị vốn từ khách hàng. Nếu chi phí huy động vốn thấp, có thể coi đó là một kết quả tích cực, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể thu hút vốn một cách hiệu quả và giữ chân khách hàng. Ngược lại, nếu chi phí cao, có thể đòi hỏi sự xem xét lại về chiến lược huy động vốn. Chi phí huy động vốn thường bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Trong số đó, chi phí phi lãi có thể bao gồm các chi phí như chi phí tiếp cận khách hàng, chi phí mở rộng mạng lưới, chi phí khấu hao máy móc thiết bị phục vụ huy động vốn từ thị trường tài chính. Mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí huy động vốn, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược và hiệu quả của quá trình huy động vốn. Dưới đây là bảng số liệu về chi phí trả lãi, một phần quan trọng của chi phí huy động vốn, cung cấp thông tin chi tiết về việc ngân hàng phải chi trả bao nhiêu để duy trì và thu hút vốn từ khách hàng:
53
Bảng 2.10: Chi phí trả lãi bình quân của vốn tiền gửi tiết kiệm của KHCN từ 2018 đến 2022
(Đơn vị: Tỉ đồng) Năm
Chỉ tiêu
2018 2019 2020 2021 2022
Chi phí trả lãi 52.481 59.008 62.330 69.057 90.085 Doanh Số TGCN 687.095 700.207 818.240 874.045 1.098.602
Chi phí trả lãi BQ (% ) 7.64 7.7 7.8 7.9 8.2
(Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh )
Ta thấy chi phí huy động vốn TG bình quân trên của NH trong năm 2018 chỉ là 7.64%, năm 2019 là 7.7%, năm 2020 là 7.8% nhưng sang đến năm 2021 tăng lên 7.9%, và đến năm 2020 là 8,2%.
Thực tế đối diện với tình hình biến động lãi suất và sự cạnh tranh cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chi phí huy động vốn từ thị trường tài chính (TG) trở nên ngày càng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất kinh doanh của ngân hàng.
Tình hình tăng của chi phí này có thể đến từ nhiều yếu tố, bao gồm cả tăng lãi suất chung trên thị trường và cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc các ngân hàng thi nhau đẩy lên lãi suất để thu hút tiền gửi là một động thái phổ biến, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chi phí huy động vốn TG cũng tăng lên, ảnh hưởng đến biểu đồ chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Chi nhánh Cà Mau cần xem xét cẩn thận chiến lược huy động vốn TG, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng chi phí này. Việc sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả và hợp lý sẽ giúp ngân hàng giữ vững lợi thế cạnh tranh và duy trì sự bền vững trong hoạt động kinh doanh.
2.2.2.8. Tính cân đối giữa huy động và sử dụng vốn tiền gửi
Đúng là, quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của một chi nhánh ngân hàng. Nhưng Việc cân nhắc giữa huy động vốn và
54
việc cho vay là quyết định chiến lược quan trọng, và sự cân nhắc này cần phải đảm bảo sự cân đối giữa việc duy trì lợi nhuận và quản lý rủi ro. Nếu chi nhánh huy động quá nhiều vốn mà không có đủ cơ hội để cho vay, có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu suất lợi nhuận. Ngược lại, nếu không huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, chi nhánh có thể bị mất cơ hội mở rộng khách hàng và tăng lợi nhuận. Do đó, quản lý nguồn vốn cần được tiến hành một cách cân nhắc và linh hoạt.
Danh mục nguồn vốn và tài sản của chi nhánh cũng cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với quy mô, cơ cấu và thời hạn, giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn và đồng thời giảm rủi ro. Điều này đòi hỏi một quy trình quản lý rủi ro hiệu quả và sự theo dõi định kỳ về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.
Bảng 2.11: Tính cân đối giữa huy động và sử dụng vốn tiền gửi
(Đơn vị: Tỉ đồng) Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm
2021 2022
Tổng vốn TG huy động 687.095
700.207 818.240 874.045 1.098.602 Vốn sử dụng 710.175 715.200 800.929 860.689 1.072.975 Mức thừa, thiếu của
vốn TG -23.08 -14.99 17.311 13.356 25.627
(Nguồn : Phòng tín dụng chi nhánh )
Mức thừa, thiếu của vốn TGCN = vốn TGCN huy động - vốn vử dụng
Dựa vào mức thừa, thiếu của vốn TGCN trong 5 năm từ 2018 đến 2020 ta thấy chi nhánh chưa đạt được sự hiệu quả trong sử dụng vốn TG huy động được. Năm 2018 số vốn TG mà chi nhánh huy động được không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, chi nhánh thiếu tới 23.08 tỉ đồng vốn TG. Năm 2019 tiếp tục thiếu 14.99 tỉ đồng vốn TG.
Đến năm 2020, 2021 và 2022 không cón tình trạng thiếu vốn TG để hoạt động nữa, mà xuất hiện tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn TG. Tình trạng dư thừa đang trở