PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.5.1.1. Đánh giá các dòng dưa chuột tự phối đời I4-I6
* Thí nghiệm 1. Đánh giá mức độ phân ly của các dòng dưa chuột tự phối qua các thế hệ từ I4-I6
Năm 2013-2014
Năm 2015
Xuân hè 2016
Thu đông 2016
Xuân hè và thu đông 2017
Thu đông 2017
Xuân hè và thu đông 2018 Đánh giá 41 dòng dưa chuột tự phối thế hệ từ I4 - I6
Xác định 20 dòng thế hệ I6 có đặc điểm nông sinh học quý
Đánh giá khả năng kết hợp chung của 20 dòng dưa chuột Xác định được 6 dòng
có KNKH cao
D2 D5 D6 D13 D16 D19
Nghiên cứu KNKHR của 15 THL, tuyển chọn THL ưu tú
Khảo nghiệm cơ bản 10 THL ưu tú
Khảo nghiệm sản xuất 3 THL triển vọng (THL2, THL6 và THL9
Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và kỹ thuật thâm canh dưa chuột lai (THL9)
Phương pháp chọn lọc dòng tự phối, thụ phấn và lai tạo dòng tự phối:
Các dòng được chọn lọc theo phương pháp tạo dòng tự phối chuẩn, chọn lọc cá thể kết hợp với thụ phấn cưỡng bức (dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng cây).
Trước khi hoa nở một ngày vào chiều mát, hoa cái của dòng mẹ được bao cách li bằng bông không thấm nước, hoa đực của dòng bố được ngắt và bảo quản trong các túi vải thoáng. Vào buổi sáng hôm sau, khi hoa cái của dòng mẹ nở, tiến hành lai bằng cách tách bỏ các tràng hoa đực của dòng bố để lộ ra phần nhị, tháo bông đã bao ở hoa cái của dòng mẹ, chấm nhẹ nhị của hoa đực lên đầu nhuỵ hoa cái sao cho phấn của hoa đực bám lên nhụy của hoa cái, tránh làm tổn thương nhuỵ. Sau đó dùng bông bao hoa cái đã được thụ phấn và đánh dấu bằng thẻ lai.
Thí nghiệm được thực hiện từ năm 2013 - 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.
* Thí nghiệm 2. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng dưa chuột tự phối thế hệ I6
Đánh giá khả năng kết hợp chung (GCA) được áp dụng theo phương pháp lai đỉnh Topcross giữa 20 dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử là giống dưa chuột YM18 và TN12. Thí nghiệm đánh giá con lai của 20 dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc là 30 cây.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng (SCA) của 6 dòng có khả năng kết hợp chung cao ở thế hệ I6 lai theo sơ đồ Griffing 4 (n x (n-1)/2). 15 tổ hợp lai được tạo ra là D2/D5; D2/D6; D2/D13; D2/D16; D2/D19; D5/D6; D5/D13; D5/D16;
D5/D19; D6/D13; D6/D16; D6/D19; D13/D16; D13/D19; D16/D19.
Thí nghiệm bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m2/giống.
Thời gian:
- Đánh giá khả năng kết hợp chung vụ xuân hè năm 2016 - Đánh giá khả năng kết hợp riêng vụ thu đông năm 2016
Địa điểm: tại Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.
3.5.1.2. Lai tạo và tuyển chọn các tổ hợp lai mới có triển vọng Thí nghiệm 3. So sánh các tổ hợp lai
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2
Bảng 3.2. Các tổ hợp lai đánh giá trong thí nghiệm
STT Ký hiệu Dòng bố Dòng mẹ Tổ hợp lai
1 THL1 D2 D5 D2/D5
2 THL 2 D2 D6 D2/D6
3 THL 3 D2 D16 D2/D16
4 THL 4 D5 D13 D5/D13
5 THL 5 D5 D16 D5/D16
6 THL 6 D6 D19 D5/D19
7 THL 7 D6 D13 D6/D13
8 THL 8 D6 D16 D6/D16
9 THL 9 D13 D16 D13/D16
10 THL 10 D16 D19 D16/D19
11 GL1-2 (đối chứng)
Thời gian: vụ xuân hè và thu đông năm 2017 (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 và từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017)
Địa điểm: Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Thí nghiệm 4. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 500 m2/mô hình
Thời gian: vụ thu đông năm 2017 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017) Địa điểm: Gia Lâm - Hà Nội; Phủ Lý - Hà Nam và Kim Động - Hưng Yên 3.5.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt lai cho giống dưa chuột mới chọn tạo
Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng hạt giống lai F1
Các công thức thí nghiệm:
- Thời vụ 1: gieo hạt ngày 1 tháng 2 - Thời vụ 2: gieo hạt ngày 10 tháng 2 - Thời vụ 3: gieo hạt ngày 20 tháng 2 - Thời vụ 4: gieo hạt ngày 02 tháng 3 Vụ thu đông:
- Thời vụ 1: gieo hạt ngày 15 tháng 9 - Thời vụ 2: gieo hạt ngày 25 tháng 9 - Thời vụ 3: gieo hạt ngày 05 tháng 10 - Thời vụ 4: gieo hạt ngày 15 tháng 10
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2
Thời gian: vụ xuân hè và vụ thu đông năm 2018
Địa điểm: Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và chất lượng hạt giống lai F1
Công thức nền: 150 kg N+ 20 tấn phân chuồng/ha Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: nền + 90 P2O5+ 120 K2O Công thức 2: nền+ 90 P2O5+ 150 K2O Công thức 3: nền + 90 P2O5+ 180 K2O Công thức 4: nền + 90 P2O5+ 210 K2O Công thức 5: nền + 120 P2O5+ 120 K2O Công thức 6: nền+ 120 P2O5+ 150 K2O Công thức 7: nền + 120 P2O5+ 180 K2O Công thức 8: nền + 120 P2O5+ 210 K2O Công thức 9: nền + 150 P2O5+ 120 K2O Công thức 10: nền+ 150 P2O5+ 150 K2O Công thức 11: nền + 150 P2O5+ 180 K2O Công thức 12: nền + 150 P2O5+ 210 K2O
Thí nghiệm bố trí theo Split plot với 3 lần nhắc lại, diện tích ô nhỏ thí nghiệm 7,2 m2, diện tích ô lớn là 21,6 m2. Nhân tố ô chính: Lân P2O5 với 3 liều lượng 90, 120 và 150 kg/ha. Nhân tố ô phụ là kali K2O với 4 liều 90, 120, 150 và 180 kg/ha.
Thời vụ thí nghiệm: vụ xuân hè năm 2018 (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018)
Địa điểm thí nghiệm: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.
Thí nghiệm 7. Nghiên cứu xác định tỷ lệ bố/mẹ thích hợp cho sản xuất hạt lai Công thức 1: 6 ♀ : 1 ♂
Công thức 2: 7 ♀ : 1 ♂ Công thức 3: 8 ♀ : 1 ♂ Công thức 4: 9 ♀ : 1 ♂ Công thức 5: 10 ♀ : 1 ♂
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2
Thời vụ thí nghiệm: vụ xuân hè năm 2018 (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018)
Địa điểm thí nghiệm: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Thí nghiệm 8. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến khả năng ra hoa cái của dòng bố.
Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: 50 ppm Công thức 2: 100 ppm Công thức 3: 150 ppm Công thức 4: 200 ppm
Công thức 5: phun nước lã (đối chứng)
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại,
Thời vụ thí nghiệm: vụ xuân hè năm 2018 (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018)
Địa điểm thí nghiệm: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Phương pháp tiến hành: khi cây có 5 lá thật tiến hành phun, phun liên tiếp trong 5 ngày vào buổi chiều. Liều lượng phun 1-2 giọt/nách lá, 1 cây phun 5 nách lá.
Thí nghiệm 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa đực của dòng mẹ
Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: 200 ppm Công thức 2: 300 ppm Công thức 3: 400 ppm Công thức 4: 500 ppm
Công thức 5: phun nước lã (đối chứng)
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 4,8 m2.
Thời vụ thí nghiệm: vụ xuân hè năm 2018 (từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018)
Địa điểm thí nghiệm: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.
Phương pháp tiến hành: khi cây có 5 lá thật tiến hành phun, phun liên tiếp trong 5 ngày vào buổi chiều. Liều lượng phun 1-2 giọt/nách lá, 1 cây phun 5 nách lá.
Phương pháp thụ phấn và lai tạo giống lai F1
Trước khi nở một ngày vào chiều mát, hoa cái của dòng mẹ được bao cách li bằng bông không thấm nước, hoa đực của dòng bố được ngắt và bảo quản trong các túi vải thoáng. Vào buổi sáng hôm sau, khi hoa cái của dòng mẹ nở, tiến hành lai bằng cách tách bỏ các tràng hoa đực của dòng bố để lộ ra phần nhị, tháo bông đã bao ở hoa cái của dòng mẹ, chấm nhẹ nhị của hoa đực lên đầu nhuỵ hoa cái sao cho phấn của hoa đực bám lên nhụy của hoa cái, tránh làm tổn thương nhuỵ, sau đó dùng bông bao hoa cái đã được thụ phấn và đánh dấu bằng thẻ lai.
Đánh giá chất lượng hạt phấn
Nhuộm màu hạt phấn bằng dung dịch KI 0,1%, soi trên kính hiển vi. Những hạt phấn bị nhuộm màu xanh là hạt phấn hữu dục, những hạt phấn không bị nhuộm màu là hạt phấn bất dục.
Đếm tổng số hạt phấn và hạt phấn hữu dục trên 5 quang trường với độ phóng đại 40x/0,6, sau đó quy đổi tỷ lệ hạt phấn hữu dục (%).
3.5.1.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất dưa chuột thương phẩm
Thí nghiệm 10. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách (mật độ) trồng đến năng suất và chất lượng giống dưa chuột lai F1
Các công thức thí nghiệm:
CT1: 70 × 35 cm (mật độ 34.000 cây/ha) CT2: 70 × 45 cm (mật độ 32.000 cây/ha) CT3: 70 × 55 cm (mật độ 30.000 cây/ha) CT4: 70 × 65 cm (mật độ 28.000 cây/ha)
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2
Thời vụ thí nghiệm: vụ thu đông 2018 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018)
Địa điểm thí nghiệm: Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Thí nghiệm 11. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và chất lượng giống dưa chuột lai F1
Công thức nền: 150 kg N+ 20 tấn Phân chuồng/ha Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: nền + 90 P2O5+ 120 K2O Công thức 2: nền+ 90 P2O5+ 150 K2O Công thức 3: nền + 90 P2O5+ 180 K2O Công thức 4: nền + 120 P2O5+ 120 K2O Công thức 5: nền+ 120 P2O5+ 150 K2O Công thức 6: nền + 120 P O + 180 K O
Công thức 8: nền+ 150 P2O5+ 150 K2O Công thức 9: nền + 150 P2O5+ 180 K2O
Thí nghiệm bố trí theo Split plot với 3 lần nhắc lại, diện tích ô nhỏ thí nghiệm 7,2 m2, diện tích ô lớn là 21,6 m2. Nhân tố ô chính: Lân P2O5 với 3 liều lượng 90, 120 và 150 kg/ha. Nhân tố ô phụ là kali K2O với 3 liều lượng 120, 150 và 180 kg/ha.