4.4. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÂM CANH GIỐNG DƯA CHUỘT LAI F1 DƯA CHUỘT LAI F1
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dưa chuột THL9
Phân bón có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong thực tế sản xuất, bên cạnh yêu cầu về giống tốt, các điều kiện khác như khí hậu, đất đai và yêu cầu dinh dưỡng cho cây cũng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Để một giống mới phát huy hết tiềm năng năng suất của giống cần xác định được lượng phân bón đầy đủ và hợp lý. Vì vậy, để nâng cao năng suất và chất lượng dưa chuột THL9, việc nghiên cứu xác định liều lượng phân bón, đặc biệt là lân và kali phù hợp là rất cần thiết.
Thời gian từ trồng đến ra hoa đực của dưa chuột ở các công thức thí nghiệm dao động từ 23-25 ngày, thời gian này không bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố lân và kali. Thời gian từ trồng đến ra hoa cái và thời gian từ trồng đến ra quả đầu cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lân và kali, thời gian này chịu ảnh hưởng của yếu tố đạm nhiều hơn. Nhìn chung, tổ hợp lai dưa chuột THL9 trong các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của lân và kali đều sinh trưởng phát triển tốt, tổng thời gian sinh trưởng kéo dài từ 81 - 89 ngày ở các công thức khác nhau.
Bảng 4.49. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến một số giai đoạn sinh trưởng của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
ĐVT: ngày
Công thức
Thời gian từ trồng đến ra hoa đực
Thời gian từ trồng đến ra
hoa cái
Thời gian thu quả
đầu
Tổng thời gian sinh
trưởng
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 23 30 36 81
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 24 31 37 87
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 24 32 37 89
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 25 32 37 82
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 23 31 36 89
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 24 31 36 86
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 25 32 37 85
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 25 32 37 87
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 24 30 36 82
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến một số đặc điểm nông sinh học của tổ hợp lai dưa chuột THL9 cho thấy chiều cao cây của dưa chuột ở các công thức thí nghiệm dao động từ 2,17 - 2,43 cm, giữa các công thức thí nghiệm chiều cao cây không có sự sai khác rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê. Như vậy, liều lượng lân và kali không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chiều cao cây của dưa chuột trong các công thức thí nghiệm (Bảng 4.50).
Chỉ tiêu số lá/thân chính ở các công thức thí nghiệm dao động từ 26,7 - 33,4 lá. Liều lượng lân và kali không làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu số lá/thân chính.
Tuy nhiên, đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lân đơn lẻ đến chỉ tiêu số lá/thân chính ở các công thức thí nghiệm, kết quả cho thấy liều lượng lân khác nhau có ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lá/thân chính của dưa chuột. Ở các công thức thí nghiệm có liều lượng bón lân thấp có chỉ tiêu số lá/thân chính thấp hơn so với các công thức bón lân với liều lượng cao hơn (Bảng 4.50).
Bảng 4.50. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến một số đặc điểm nông sinh học của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Chiều cao cây
(m) Số lá/thân chính Số nhánh cấp 1
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 2,21 28,3 2,7
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 2,35 26,7 2,9
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 2,43 27,8 3,2
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 2,47 26,8 3,5
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 2,43 32,1 4,1
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 2,17 31,2 3,7
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 2,38 32,7 4,1
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 2,41 33,4 4,2
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 2,17 30,6 4,1
CV 5,9 8,8 6,1
LSD Lân (0,05) 0,92 1,6 0,1
LSD Kali (0,05) 0,14 2,7 0,2
LSD Lân x Kali (0,05) 0,24 4,7 0,4
Ở các công thức thí nghiệm bón lân với liều lượng thấp dưa chuột có khả năng đẻ nhánh kém hơn so với các công thức bón lân với liều lượng cao hơn.
Ảnh hưởng tương tác của lân và kali đến số nhánh cấp 1 của các công thức thí nghiệm khác nhau không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.
Liều lượng lân khác nhau làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số hoa cái/cây của các công thức thí nghiệm. Ở các công thức thí nghiệm bón lân với liều lượng thấp, chỉ tiêu hoa cái/cây đạt thấp, khi tăng liều lượng lân bón, số hoa cái/cây tăng ở
liều lượng khác nhau, chỉ tiêu số hoa cái/cây không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.
Liều lượng lân và kali bón khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của dưa chuột. Ở cùng một liều lượng lân bón và liều lượng kali tăng làm tăng tỷ lệ đậu quả. Một số công thức có tỷ lệ đậu quả cao là công thức 3; công thức 5 và công thức 6.
Bảng 4.51. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến khả năng ra hoa, đậu quả của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Số hoa cái/cây Tỷ lệ đậu quả (%) Số quả/cây
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 12,5 52,0 6,5
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 13,2 53,8 7,1
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 13,6 58,1 7,9
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 15,5 46,5 7,2
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 16,7 59,3 9,9
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 17,2 57,0 9,8
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 15,0 50,0 7,5
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 17,0 53,5 9,1
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 18,0 49,4 8,9
CV 5,3 3,4 5,8
LSD Lân (0,05) 0,5 0,9 0,3
LSD Kali (0,05) 0,8 1,7 0,5
LSD Lân x Kali (0,05) 1,5 2,7 0,8
Số quả/cây ở các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác nhau, dao động từ 6,5-9,9 quả. Ở các mức bón lân và kali cao cho chỉ tiêu số quả/cây cao hơn các công thức có liều lượng bón lân và kali thấp. Một số công thức có chỉ tiêu số quả/cây cao là công thức 5; công thức 6; công thức 8 và công thức 9, số quả/cây dao động từ 8,9 - 9,9 quả. Chỉ tiêu số quả/cây đạt thấp nhất ở công thức bón lân và kali với liều lượng thấp nhất là công thức 1 số quả/cây chỉ đạt 6,5 quả. Như vậy, liều lượng lân và kali có ảnh hưởng đến số quả/cây của giống dưa chuột trong thí nghiệm.
Quá trình theo dõi bệnh hại trên cây dưa chuột ở các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đối với cây dưa chuột cho thấy có xuất hiện
3 bệnh hại chính là sương mai, phấn trắng và virus.
Đối với bệnh sương mai, do điều kiện thời tiết vụ thu đông thuận lợi cho bệnh sương mai phát triển nên hầu hết ở các công thức thí nghiệm cây dưa chuột đều bị nhiễm bệnh sương mai từ mức nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, ở các công thức thí nghiệm bón lân và kali với liều lượng thấp cây dưa chuột mẫn cảm với bệnh hơn.
Bảng 4.52. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến tình hình bệnh hại của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Bệnh sương mai (cấp)
Bệnh phấn trắng
(cấp) Bệnh virus (%)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 2 2 3,2
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 2 2 2,8
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 2 2 2,6
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 2 2 2,7
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 1 1 2,1
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 1 1 1,7
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 1 1 1,5
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 1 1 1,6
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 1 1 2,0
Bệnh phấn trắng gây hại trên dưa chuột ở các công thức thí nghiệm cho thấy liều lượng lân và kali bón có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của cây dưa chuột. Các công thức có liều lượng bón lân và kali thấp cây dưa chuột có khả năng chịu bệnh phấn trắng kém hơn, những công thức này mức nhiễm bệnh phấn trắng ở mức trung bình. Khi tăng liều lượng lân và kali bón mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các công thức thí nghiệm có mức nhiễm bệnh nhẹ hơn.
Theo dõi tình hình nhiễm bệnh virus của cây dưa chuột trong thí nghiệm cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều nhiễm bệnh virus, tuy nhiên, mức độ
khác nhau ở các công thức khác nhau. Ở các công bón lân và kali thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao hơn so với các công thức bón lân và kali với liều lượng cao hơn (Bảng 4.52).
ở các công thức thí nghiệm không khác nhau nhưng số quả/cây của các công thức thí nghiệm khác nhau năng suất của các công thức khác nhau rõ rệt (bảng 4.53).
Năng suất cá thể tăng ở mức có ý nghĩa thống kê khi tăng liều lượng bón lân và kali ở các công thức thí nghiệm. Các công thức bón lân và kali thấp, năng suất cá thể tăng từ 1,60 kg/cây lên 2,04 kg/cây và tăng tiếp tục liều lượng lân và kali, tăng suất cá thể không tăng.
Năng suất lý thuyết ở các công thức thí nghiệm khác nhau có sự sai khác rõ rệt dao động từ 42,7 - 69,9 tấn/ha, ở các công thức bón lân và kali với liều lượng cao năng suất lý thuyết của dưa chuột tăng và khi bón với lượng cao hơn, năng suất lý thuyết không tăng (Bảng 4.53).
Liều lượng lân và kali khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất thực thu của tổ hợp lai dưa chuột trong thí nghiệm. Năng suất đạt cao ở công thức 5 là 55,9 tấn/ha, khi bón tăng liều lượng lên ở công thức 8, năng suất thực thu đạt 53,3 tấn/ha. Năng suất thực thu ở các công thức này không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.53. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Khối lượng quả (g)
Năng suất cá thể (kg/cây)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 193,1 1,26 42,7 34,1
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 196,5 1,40 47,4 37,9
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 202,6 1,60 54,4 43,5
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 198,6 1,43 45,8 36,6
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 220,7 2,18 69,9 55,9
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 212,4 2,08 66,6 53,3
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 214,6 1,61 48,3 38,6
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 224,3 2,04 61,2 49,0
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 213,6 1,90 57,0 45,6
CV 5,3 6,8 7,1 5,6
LSD Lân (0,05) 6,8 0,1 2,4 1,5
LSD Kali (0,05) 11,3 0,1 4,0 2,5
LSD Lân x Kali 19,5 0,2 6,9 4,4
Đánh giá chất lượng dinh dưỡng của dưa chuột ở các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của lân và kali khác nhau thông qua một số chỉ tiêu hàm lượng chất khô, hàm lượng vitamin C và độ Brix. Kết quả phân tích cho thấy ở các công thức bón lân và kali với liều lượng cao hàm lượng chất khô cao hơn so với công thức bón với liều lượng thấp hơn. Hàm lượng vitamin C trong mẫu quả dưa chuột ở các công thức thí nghiệm không chênh lệch nhiều, dao động từ 2,3 - 3,2 mg. Độ brix của dưa chuột ở các công thức thí nghiệm đạt khá cao, từ 3,0 - 3,6. Ở các công thức thí nghiệm bón lân và kali cao, quả dưa chuột có độ brix cao hơn so với các công thức thí nghiệm bón lân và kali với liều lượng thấp hơn.
Sản phẩm dưa chuột phục vụ mục đích ăn tươi nên việc đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Ở các công thức thí nghiệm bón phân, kết quả phân tích hàm lượng NO3 cho thấy: dư lượng NO3 trong quả dưa chuột ở các công thức thí nghiệm dao động từ 10,6 - 15,3 mg/kg. Dư lượng này thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (80 mg/kg) theo Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bảng 4.54. Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến chất lượng quả của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Hàm lượng chất khô (%)
Hàm lượng vitamin C (mg/100 g)
Brix Hàm lượng NO3 (mg/kg)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 4,02 2,7 3,1 12,7
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 4,13 2,6 3,4 11,5
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 4,07 2,8 3,5 14,2
CT4: 120 P2O5 + 120 K2O 4,03 3,2 3,0 15,3
CT5: 120 P2O5 + 150 K2O 4,32 2,3 3,4 13,2
CT6: 120 P2O5 + 180 K2O 4,25 2,5 3,6 10,6
CT7: 150 P2O5 + 120 K2O 4,40 2,7 3,1 13,9
CT8: 150 P2O5 + 150 K2O 4,18 3,1 3,5 15,1
CT9: 150 P2O5 + 180 K2O 4,20 2,6 3,5 12,5
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali trong sản xuất dưa chuột THL9 thương phẩm cho thấy liều lượng lân và kali thích hợp là 120 kg P2O5
và 150 K2O bón kết hợp với 20 tấn phân chuồng 120 kg N, dưa chuột có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng nhẹ, năng suất cao và chất lượng đảm bảo cho mục đích ăn tươi.