Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) lai F1 phục vụ ăn tươi tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 96 - 104)

4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG DƯA CHUỘT TỰ PHỐI ĐỜI I4-I6

4.2.2. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng

Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản 10 tổ hợp lai ưu tú tại Gia Lâm - Hà Nội, 3 tổ hợp lai triển vọng được chọn gồm THL2; THL6 và THL9 để tiếp tục khảo nghiệm sinh thái tại 3 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hà Nam và Hưng Yên. Đây là các tỉnh có diện tích sản xuất dưa chuột lớn trong vùng.

4.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ thu đông năm 2017

Đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa chuột làm cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thâm canh tăng năng suất dưa chuột.

Bảng 4.20. Thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau của các tổ hợp

lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Tổ hợp lai

Trồng - ra hoa cái đầu tiên (ngày)

Trồng - thu quả đầu tiên (ngày)

Trồng - kết thúc thu (ngày)

Hà Nội

Hà Nam

Hưng

Yên Hà Nội Hà Nam

Hưng

Yên Hà Nội Hà Nam

Hưng Yên

THL2 31 32 32 36 38 37 88 86 85

THL6 30 31 31 35 37 36 86 85 86

THL9 30 31 31 38 37 36 85 87 88

GL1-2 31 32 32 37 38 37 83 85 84

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm thí nghiệm dao động từ 83 - 88 ngày. Thời gian từ trồng đến ra hoa cái của các tổ hợp lai tương đối giống nhau, từ 30-32 ngày sau trồng và thời gian thu quả đầu tiên của các tổ hợp lai tại các điểm khảo nghiệm dao động từ 35-38 ngày. So với các giống dưa chuột địa phương ở miền bắc Việt Nam đã được khảo sát trong nghiên cứu

này xuất hiện hoa cái khá sớm nên cho thu hoạch lứa đầu sớm. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các giống dưa chuột lai thường ra hoa cái sớm. Thời gian cho thu hoạch của các tổ hợp lai dưa chuột tương đối dài, dao động trên dưới 50 ngày (Bảng 4.20). So với giống dưa chuột CV5 (Phạm Mỹ Linh, 2006), thời gian thu quả đầu của các tổ hợp lai dưa chuột trong thí nghiệm ngắn hơn so với giống dưa chuột CV5 từ 7-10 ngày, hơn nữa thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch dài hơn từ 3-9 ngày, vì vậy mà thời gian cho thu hoạch quả của các tổ hợp lai dài hơn so với giống dưa chuột CV5 từ 10 - 19 ngày. Đây là một trong những ưu thế nổi trội của các tổ hợp lai dưa chuột so với giống dưa chuột CV5.

Bảng 4.21. Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Chỉ tiêu

Tổ hợp lai

Chiều cao cây (m)

Số lá/thân chính Số nhánh cấp I

Hà Nội

Hà Nam

Hưng Yên

Hà Nội

Hà Nam

Hưng Yên

Hà Nội

Hà Nam

Hưng Yên THL2 2,25 2,22 2,18 28,3 27,9 29,5 3,2 3,5 3,7 THL6 2,31 2,28 2,22 30,1 31,2 31,5 4,1 4,2 4,7 THL9 2,17 2,20 2,15 28,7 26,5 29,3 4,1 3,7 4,2 GL1-2 2,13 2,08 2,11 29,8 27,6 28,3 3,5 3,6 3,7

CV 6,3 9,8 5,6 5,8 11,1 5,9 7,7 7,8 8,6

LSD0.05 0,28 0,43 0,24 3,40 6,27 3,48 0,62 0,59 0,70

Chiều cao cây là một tính trạng sinh trưởng quan trọng để đánh giá độ đồng đều của giống. Chiều cao cây của các tổ hợp lai tại các điểm thí nghiệm không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây của các tổ hợp lai tương đối giống nhau, đều đạt trên 2 m và tương đương với giống đối chứng (bảng 4.21).

Số lá/thân chính của các tổ hợp lai tại các điểm khảo nghiệm tương đương nhau, không có sự sai khác nhau giữa các tổ hợp lai tại các địa điểm thực hiện thí nghiệm.

Số nhánh cấp 1 cũng là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai. Các tổ hợp lai dưa chuột có số nhánh cấp 1 dao động từ 3,2 - 4,7 cành. Chỉ tiêu này cũng không có sự khác nhau rõ rệt giữa các tổ hợp lai nghiên

cứu trong thí nghiệm, riêng THL6 có số nhánh cấp 1 cao hơn so với giống đối chứng và cao hơn THL2 tại điểm khảo nghiệm Hưng Yên.

4.2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017

Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm bên cạnh các chỉ tiêu chất lượng. Để nâng cao năng suất của giống dưa chuột chọn tạo, các nhà chọn giống cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm thực hiện khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 4.22 và bảng 4.23.

Bảng 4.22. Tình hình ra hoa, đậu quả của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Tổ hợp lai

Số hoa cái/cây Số quả/cây Tỷ lệ đậu quả (%)

Nội

Hà Nam

Hưng Yên

Hà Nội

Hà Nam

Hưng

Yên Hà Nội Hà Nam

Hưng Yên THL2 15,7 16,2 15,8 9,7 9,5 9,8 61,8 58,6 62,0 THL6 16,2 15,1 15,5 8,3 8,5 8,5 51,2 56,3 54,8 THL9 15,8 15,1 14,9 9,5 9,6 9,4 60,1 63,6 63,1 GL1-2 16,2 15,1 14,3 8,5 8,6 8,2 52,5 57,0 57,3

CV 6,1 6,4 6,0 5,2 6,1 6,3 4,1 5,0 4,8

LSD0.05 1,96 1,95 1,81 0,93 1,10 1,13 4,03 5,01 4,82

Số hoa cái/cây của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm khảo nghiệm không có sự sai khác, dao động từ 14,3 - 16,2 hoa. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai dưa chuột ở các điểm thí nghiệm có sự sai khác. Tại điểm Hà Nội và Hưng Yên, tỷ lệ đậu quả của THL2 và THL9 đạt trên 60%, THL6 dao động từ 51,2 - 56,3 % ở các điểm khảo nghiệm, THL2 và THL9 có tỷ lệ đậu quả cao hơn THL 6 và giống đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Tại điểm Hà Nam, THL 9 có tỷ lệ đậu quả đạt 63,6 %, cao hơn giống đối chứng nhưng không có sự sai khác với các

điểm thí nghiệm. Do tỷ lệ đậu quả khác nhau giữa các tổ hợp lai tại các điểm khảo nghiệm dẫn đến chỉ tiêu số quả/cây của các tổ hợp lai cũng có sự sai khác rõ rệt.

Tại Hà Nội và Hưng Yên, chỉ tiêu số quả/cây của THL2 và THL9 dao động từ 9,5 - 9,8 quả/cây, cao hơn THL 6 và giống đối chứng. Tại điểm Hà Nam, chỉ tiêu số quả/cây của các tổ hợp lai không có sự sai khác rõ rệt. So với các giống dưa chuột địa phương thụ phấn tự do (Trần Thị Minh Hằng & Nguyễn Thùy Dung, 2016;

Chikezie Ene, 2016; Babita Kumari, 2017; Anusha Bhagwat & cs., 2018), các tổ hợp lai dưa chuột trong nghiên cứu có số hoa cái và số quả/cây khá nhiều. Nhiều giống dưa chuột địa phương Việt Nam có dưới 6 hoa cái/cây và dưới 5 quả/cây (Trần Thị Minh Hằng & cs., 2016).

Hình 4.4. Mô hình khảo nghiệm sản xuất tại Hưng Yên

Năng suất của các tổ hợp lai phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả/cây; tỷ lệ đậu quả và khối lượng trung bình quả. Ngoài ra, năng suất còn phụ thuộc và các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, đất đai), các biện pháp kỹ thuật canh tác và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Chính vì vậy, việc đánh giá tính ổn định về năng suất của các tổ hợp lai ở các điều kiện sinh thái khác nhau là rất quan trọng.

Bảng 4.23. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Tổ hợp lai

Khối lượng quả (gam) Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Nội Hà Nam Hưng Yên

Hà Nội

Hà Nam

Hưng

Yên Hà Nội Hà Nam

Hưng Yên THL2 192,3 190,1 193,5 1,9 1,8 1,9 45,7 44,3 46,5 THL6 187,3 178,7 190,2 1,6 1,5 1,6 38,1 37,2 39,6 THL9 207,2 205,4 210,3 2,0 2,0 2,0 48,2 48,3 48,4 GL1-2 193,7 195,6 199,8 1,6 1,7 1,6 40,3 41,2 40,1

CV 6,0 5,3 6,7 6,9 6,0 6,7 7,5 6,4 7,5

LSD0.05 23,3 20,2 26,4 0,24 0,21 0,24 6,46 5,47 6,53

Chỉ tiêu khối lượng trung bình quả của các tổ hợp lai ổn định tại các điểm thí nghiệm và không có sự sai khác giữa các tổ hợp lai trong thí nghiệm tại các điểm và giống đối chứng. Mặc dù, khối lượng trung bình quả của các tổ hợp lai không có sự sai khác ở các điểm thí nghiệm nhưng do chỉ tiêu số quả/cây của các tổ hợp lai khác nhau nên dẫn đến năng suất cá thể của các tổ hợp lai có sự khác nhau và khác giống đối chứng. Tại Hà Nội và Hưng Yên, chỉ tiêu năng suất cá thể của THL2 (1,8 - 1,9 kg/cây) và THL9 (2 kg/cây), cao hơn so với THL6 (1,5-1,6 kg/cây) và giống đối chứng (1,6-1,7 kg/cây) ở mức có ý nghĩa thống kê. Tại điểm Hà Nam, THL9 có chỉ tiêu năng suất cá thể đạt cao hơn so với THL6 và giống đối chứng.

Năng suất thực thu của các tổ hợp lai dưa chuột phản ánh khả năng thích ứng của giống trong điều kiện sinh thái nhất định. Do các điểm thực hiện đều nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, có điều kiện khí hậu và đất đai gần giống nhau nên không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lai trong thí nghiệm. Tuy nhiên, tại các điểm thí nghiệm, chỉ tiêu năng suất thực thu của các tổ hợp lai có sự khác nhau. THL9 có chỉ tiêu năng suất thực thu không sai khác so với THL2 nhưng cao hơn THL6 và đạt trên 48 tấn/ha và khác nhau có ý

44,3 - 46,5 tấn/ha tại các điểm khảo nghiệm, tuy nhiên chỉ tiêu này không có sự khác biệt so với THL6 và giống đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. THL6 có năng suất thực thu dao động từ 37,2 - 39,6 tấn/ha tại các điểm thí nghiệm. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai dưa chuột trong thí nghiệm tương đương và cao hơn so với các giống dưa chuột ăn tươi đã được chọn tạo từ giai đoạn trước như giống MĐ06 năng suất đạt 45 tấn/ha (Trần Kim Cương, 2016), giống CV5 năng suất đạt 40-45 tấn/ha (Phạm Mỹ Linh, 2006). THL9 có năng suất cao hơn so với các giống dưa chuột lai F1 phục vụ ăn tươi đang được áp dụng ngoài sản xuất.

Hình 4.5. Năng suất thực thu của một số tổ hợp lai dưa chuột khảo nghiệm tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

4.2.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng của bất kỳ một loại cây trồng. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người thông qua giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, mặt khác chúng đóng vai trò quyết định trong việc định giá sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng trọt.

Đánh giá chất lượng dưa chuột thông qua chỉ tiêu quan trọng nhất là cảm quan khi ăn, hàm lượng chất khô, đường tổng số và hàm lượng vitamin C là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dưa chuột.

0 10 20 30 40 50 60

THL2 THL6 THL9 GL1-2

Năng suất thực thu tại Hà Nội (tấn/ha) Năng suất thực thu tại Hà Nam (tấn/ha) Năng suất thực thu tại Hưng Yên (tấn/ha)

Bảng 4.24. Một số chỉ tiêu sinh hóa của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Giống

Hàm lượng chất khô (%)

Hàm lượng đường tổng số (%)

Hàm lượng Vitamin C (mg/100g)

Nội

Nam

Hưng Yên

Nội

Nam

Hưng

Yên Hà Nội Nam

Hưng Yên THL2 4,56 4,52 4,57 2,16 2,12 2,14 8,87 9,23 9,89 THL6 4,41 4,21 4,23 2,13 2,11 2,12 9,01 9,03 9,06 THL9 4,45 4,47 4,51 2,27 2,23 2,27 8,96 8,93 9,01 GL1-2 4,59 4,28 4,32 2,09 2,11 2,01 9,52 9,47 9,65 Nguồn: Kết quả phân tích của Bộ môn Sinh lý, sinh hóa và Công nghệ sau thu hoạch -

Viện Nghiên cứu Rau quả (2017)

Hàm lượng chất khô của các tổ hợp lai đạt từ 4,21 - 4,57%, tương đương với giống đối chứng ở tất cả các điểm. Hàm lượng đường tổng số cũng ổn định ở cả 3 điểm khảo nghiệm đều đạt trên 2 mg. Hàm lượng Vitamin C của các tổ hợp lai dao động từ 8,87 - 9,89 mg. Từ số liệu phân tích có thể thấy các chỉ tiêu về chất lượng của các tổ hợp lai dưa chuột không thay đổi nhiều ở các điểm khảo nghiệm sinh thái. Với các chỉ tiêu này, các tổ hợp lai dưa chuột trong thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn cho mục đích ăn tươi.

4.2.2.4. Tình hình bệnh hại của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017

Bệnh hại là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây từ đó làm giảm năng suất của dưa chuột. Chính vì vậy, việc đánh giá tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp lai dưa chuột mới chọn tạo là rất cần thiết. Số liệu theo dõi cho thấy các tổ hợp lai dưa chuột khảo nghiệm tại các điểm đều bị các loại bệnh hại chủ yếu trên cây họ bầu bí nói chung, đó là bệnh sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh virus. Mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp lai có sự khác nhau. Do các tổ hợp lai dưa chuột được trồng trọng vụ thu đông nên tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng là thấp vì điều kiện thời tiết không thuận lợi để bệnh phấn trắng phát triển và gây hại. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết vụ thu đông nhiệt độ thấp, ít nắng, có nhiều sương muối vào ban đêm là môi trường thuận lợi

Bảng 4.25. Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm

Tổ hợp lai

Bênh sương mai (cấp) Bệnh phấn trắng (cấp) Bệnh virus (%) Hà Nội

Nam

Hưng Yên

Nội

Nam

Hưng Yên

Nội

Nam

Hưng Yên

THL2 1 1 1 0 0 0 2,27 2,36 2,41

THL6 2 1 2 1 0 0 2,15 2,46 2,07

THL9 0 0 0 0 0 0 1,78 1,92 1,69

GL1-2 0 1 1 0 0 1 2,34 2,28 2,37

Trong các tổ hợp lai được khảo nghiệm, THL9 không bị nhiễm bệnh sương mai và phấn trắng, nhiễm nhẹ với bệnh virus. THL2 không nhiễm bệnh phấn trắng và nhiễm nhẹ bệnh sương mai và virus. THL6 nhiễm nhẹ với bệnh phấn trắng, virus và nhiễm bệnh sương mai ở mức trung bình. So với giống đối chứng, THL9 có mức độ nhiễm bệnh một số bệnh hại chính nhẹ hơn, tỷ lệ nhiễm bệnh virus thấp hơn. Các THL2 và THL6 mức độ nhiễm bệnh sương mai cao hơn và tương đương so với đối chứng ở một số điểm khảo nghiệm.

4.2.2.5. Đánh giá tính ổn định của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng tại các điểm khảo nghiệm

Đánh giá tính ổn định của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng tại các điểm Hà Nội, Hà Nam và Hưng Yên dựa trên 2 chỉ tiêu chính: chiều cao cây và năng suất thực thu.

Bảng 4.26. Chiều cao cây trung bình của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm thí nghiệm

ĐVT: cm

Tổ hợp lai Địa điểm

Trung bình Hà Nội Hà Nam Hưng Yên

THL2 2,25 2,22 2,18 2,22

THL6 2,31 2,28 2,22 2,27

THL9 2,17 2,20 2,15 2,17

GL1-2 2,13 2,08 2,11 2,11

Trung bình 2,22 2,20 2,17

Tính trạng chiều cao cây không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm và biến động trên từng tổ hợp lai trong thí nghiệm là không có ý nghĩa giữa các địa điểm nghiên cứu. Như vậy, tất cả các tổ hợp lai trong thí nghiệm đều có sự sinh trưởng đồng đều về chỉ tiêu chiều cao cây.

Bảng 4.27. Năng suất trung bình của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm thí nghiệm

ĐVT: tấn/ha

Tổ hợp lai Địa điểm

Trung bình Hà Nội Hà Nam Hưng Yên

THL2 45,7a 44,3 b 46,5 a 45,5

THL6 38,1b 37,2c 39,6 a 38,3

THL9 48,2 48,3 48,4 48,3

GL1-2 40,3 b 41,2 a 40,1 b 40,57

Trung bình 43,1 b 42,8 43,7

THL2 và THL6 có tính trạng năng suất thực thu ở các điểm thí nghiệm khác nhau có sự khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê. THL9 có tính trạng năng suất thực thu tương đương nhau ở các điểm thí nghiệm (Bảng 4.27).

Như vậy, đánh giá tính ổn định của các tổ hợp lai ở các tính trạng chiều cao cây và năng suất, THL9 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất thực thu ổn định tại các điểm thí nghiệm. THL2 và THL6 không đạt được mức độ ổn định so với THL9 tại các điểm khảo nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) lai F1 phục vụ ăn tươi tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)