4.3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI CHO
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến thời gian sinh trưởng của dòng mẹ cho thấy thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm phân bón khác nhau không có sự khác nhau đáng kể (bảng 4.33).
Bảng 4.33. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè năm 2018
ĐVT: ngày
Công thức
Thời gian từ trồng đến ra hoa
đực
Thời gian từ trồng đến ra
hoa cái
Thời gian từ trồng đến ra thu
quả giống
Tổng thời gian sinh
trưởng
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 23 30 58-65 80
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 24 31 59-63 80
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 24 32 60-65 83
CT4: 90 P2O5 + 210 K2O 25 32 62-68 82
CT5: 120 P2O5 + 120 K2O 23 31 56-65 81
CT6: 120 P2O5 + 150 K2O 24 31 59-63 86
CT7: 120 P2O5 + 180 K2O 25 32 60-65 85
CT8: 120 P2O5 + 210 K2O 25 32 62-68 82
CT9: 150 P2O5 + 120 K2O 24 30 56-65 82
CT10: 150 P2O5 + 150 K2O 25 31 59-63 80
CT11: 150 P2O5 + 180 K2O 25 32 60-65 86
CT12: 150 P2O5 + 210 K2O 25 32 62-68 87
Thời gian từ trồng đến ra hoa đực dao động từ 23 - 25 ngày, thời gian từ trồng đến ra hoa cái từ 30 - 32 ngày, thời gian thu quả giống từ 58 - 68 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của dòng mẹ ở các công thức bón lân và kali đều trên 80 ngày. Như vậy, liều lượng lân và kali bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến
các giai đoạn sinh trưởng của dòng mẹ dưa chuột ở các công thức thí nghiệm sản xuất hạt dưa chuột lai F1 (Bảng 4.33).
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến một số đặc điểm quả giống dưa chuột cho thấy chỉ tiêu chiều dài quả giống ở các mức lân bón khác nhau có sự khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê. Ở mức bón lân 150 kg chiều dài quả giống đạt cao nhất, tiếp đó là mức 120 kg và thấp nhất khi bón lân ở liều lượng 90 kg. Ở các mức bón kali khác nhau cho chiều dài quả giống khác nhau, chiều dài quả giống ở mức bón 210 kg kali lớn hơn ở mức bón 120 kg và 150 kg, tuy nhiên so với mức bón 180 kg kali, chiều dài quả giống không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ở mức bón kali 180 kg và 210 kg/ha, chiều dài quả giống không sai khác nhau nhiều ở các liều lượng bón kali khác nhau. Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến chỉ tiêu chiều dài quả giống dưa chuột cho thấy ở các liều lượng bón lân và kali khác nhau, chỉ tiêu chiều dài quả giống có sự khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.34).
Bảng 4.34. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến đặc điểm quả giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018
Công thức
Chiều dài quả (cm)
Đường kính quả (cm)
Khối lượng quả (g)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 17,6 6,5 486,2
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 18,7 6,7 493,7
CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 16,5 6,7 476,1
CT4: 90 P2O5 + 210 K2O 17,4 6,9 497,4
CT5: 120 P2O5 + 120 K2O 19,5 6,8 518,5
CT6: 120 P2O5 + 150 K2O 22,5 6,9 586,3
CT7: 120 P2O5 + 180 K2O 23,7 7,1 556,5
CT8: 120 P2O5 + 210 K2O 25,4 7,9 573,4
CT9: 150 P2O5 + 120 K2O 26,5 6,9 648,5
CT10: 150 P2O5 + 150 K2O 25,3 7,3 626,3
CT11: 150 P2O5 + 180 K2O 26,8 8,5 647,5
CT12: 150 P2O5 + 210 K2O 27,4 8,3 643,4
CV 6,2 7,3 6,1
LSD Lân(0,05) 1,3 0,45 30,9
LSD Kali(0,05) 1,4 0,52 34,2
LSD Lân x Kali(0,05) 2,4 0,89 59,3
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến chỉ tiêu đường kính quả giống, thu được đường kính quả giống ở các công thức phân bón dao động từ 6,5 - 8,5 cm, giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác đáng kể. Như vậy, ở các liều lượng bón lân và kali khác nhau, đường kính quả giống dưa chuột không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.
Liều lượng kali bón không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng quả, các mức bón kali khác nhau có chỉ tiêu khối lượng quả không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, liều lượng lân bón khác nhau cho khối lượng quả giống dưa chuột khác nhau, ở mức bón lân 90 kg khối lượng quả giống dưa chuột đạt thấp nhất, khi tăng mức bón lên 120 kg khối lượng quả tiếp tục tăng, tuy nhiên tăng lên 180 kg chỉ tiêu khối lượng quả không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa các liều lượng lân và kali khác nhau đến chỉ tiêu khối lượng quả giống dưa chuột cho thấy khối lượng quả giống không có sự sai khác nhau giữa các công thức bón lân và kali khác nhau.
Bảng 4.35. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất hạt giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018
Công thức Số quả/cây Số hạt/quả
Năng suất lý thuyết (kg/ha)
Năng suất thực thu
(kg/ha)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 1,2 110,5 72,8 54,6
CT2: 90 P2O5 + 150 K2O 1,5 126,2 111,3 83,5 CT3: 90 P2O5 + 180 K2O 1,8 136,5 157,7 118,3 CT4: 90 P2O5 + 210 K2O 1,9 134,1 172,7 129,6 CT5: 120 P2O5 + 120 K2O 1,6 134,7 128,7 96,5 CT6: 120 P2O5 + 150 K2O 1,8 136,3 163,4 122,5 CT7: 120 P2O5 + 180 K2O 2,1 136,5 201,2 150,9 CT8: 120 P2O5 + 210 K2O 2,1 137,4 204,3 153,2 CT9: 150 P2O5 + 120 K2O 1,9 137,5 170,1 127,6 CT10: 150 P2O5 + 150 K2O 2,1 137,3 192,0 144,0 CT11: 150 P2O5 + 180 K2O 2,3 126,5 221,7 166,3 CT12: 150 P2O5 + 210 K2O 2,4 121,2 223,4 167,5
CV 4,8 5,6 5,5 5,0
LSD Lân (0,05) 0,14 10,8 13,8 9,4
LSD Kali (0,05) 0,91 7,2 9,2 6,3
LSD Lân x Kali (0,05) 0,16 12,5 15,9 10,9
Liều lượng lân và kali khác nhau không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số quả giống trên cây của giống dưa chuột. Số quả giống trên cây của các thí nghiệm phân bón dao động từ 1,2 - 2,1 quả/cây và phụ thuộc vào số hoa cái đủ tiêu chuẩn để thụ phấn và số quả đậu và số quả giống trưởng thành sau khi được thụ phấn.
Chỉ tiêu số hạt/quả ở các công thức thí nghiệm khác nhau có sự các nhau.
Yếu tố kali có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu số hạt/quả của giống dưa chuột trong thí nghiệm, bên cạnh đó số hạt/quả còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố số quả giống/cây.
Số hạt/quả tỷ lệ nghịch với số quả giống/cây. Mặc dù số hạt/quả ít hơn nhưng số quả/cây cao dẫn đến năng suất vẫn đạt cao hơn các công thức có số quả/cây thấp.
Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm phân bón có sự khác nhau.
Năng suất lý thuyết tăng khi liều lượng lân và kali tăng. Ở các công thức có liều lượng bón lân và kali thấp năng suất hạt giống dưa chuột đạt thấp. Khi tăng liều lượng lân và kali năng suất lý thuyết tăng lên. Khi tăng lượng bón lên mức 150 P2O5 + 180 K2O năng suất lý thuyết đạt cao là 221,7 kg/ha và khi tăng lượng bón 150 P2O5 + 210 K2O năng suất hạt giống đạt 223,4 kg/ha. Hai mức bón này có năng suất tương đương nhau, không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.
Năng suất lý thuyết ở các công thức bón 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O đạt cao hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm.
Tương tự chỉ tiêu năng suất lý thuyết, năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm phân bón khác nhau có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Các mức bón kali khác nhau cho năng suất hạt giống khác nhau, ở các mức bón 120 K2O và 150 K2O năng suất hạt giống đạt thấp nhất. Khi tăng liều lượng lên 180 K2O và 210 K2O năng suất thực thu đạt cao hơn so với liều lượng thấp hơn trong thí nghiệm. Yếu tố lân cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu năng suất thực thu hạt giống dưa chuột trong thí nghiệm. Lượng lân và kali khác nhau có ảnh hưởng rõ đến năng suất thực thu của hạt giống dưa chuột. Năng suất hạt giống dưa chuột tăng khi tăng lượng bón lân và kali ở mức 90 P2O5 + 150 K2O và 120 P2O5 + 180 K2O lên 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 +210 K2O. Năng suất hạt giống dưa chuột cao nhất ở các công thức bón 150 P2O5 + 180 K2O đạt 166,3 kg/ha và công thức bón 150 P2O5 + 210 K2O đạt 167,5 kg/ha nhưng hai công thức này có chỉ tiêu năng
nhất ở mức bón 90 P2O5 +150 K2O, năng suất hạt giống dưa chuột đạt 54,6 kg/ha (Bảng 4.35).
Chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng bên cạnh yếu tố năng suất. Chất lượng hạt giống được biểu hiện thông qua một số chỉ tiêu: khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt giống.
Bảng 4.36. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chất lượng hạt giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018
Công thức Khối lượng 1000 hạt (g)
Tỷ lệ nảy mầm (%)
Sức nảy mầm của hạt giống (%)
CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 18,3 78,2 76,3
CT2: 90 P2O5+ 150 K2O 19,6 81,3 79,6
CT3: 90 P2O5+ 180 K2O 21,4 89,6 87,5
CT4: 90 P2O5+ 210 K2O 22,6 91,5 88,6
CT5: 120 P2O5+ 120 K2O 19,9 85,2 81,3
CT6: 120 P2O5+ 150 K2O 22,2 89,3 83,6
CT7: 120 P2O5+ 180 K2O 23,4 94,6 87,5
CT8: 120 P2O5+ 210 K2O 23,6 94,8 87,6
CT9: 150 P2O5+ 120 K2O 21,7 85,2 78,3
CT10: 150 P2O5+ 150 K2O 22,2 91,3 87,6
CT11: 150 P2O5+ 180 K2O 25,4 95,1 90,5
CT12: 150 P2O5+ 210 K2O 25,6 96,2 91,3
CV 4,8
LSD Lân (0,05) 1,5
LSD Kali (0,05) 1,0
LSD Lân x Kali (0,05) 1,8
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến khối lượng 1000 hạt của giống dưa chuột cho thấy: liều lượng lân và kali bón khác nhau cho chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt khác nhau có mức có ý nghĩa thống kê. Khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở mức bón 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O, khối lượng 1000 hạt đạt 25,4 và 25,6 g. Khối lượng 1000 hạt đạt thấp nhất ở mức bón 90 P2O5 + 150 K2O, chỉ đạt 18,3 g. Các công thức còn lại trong thí nghiệm có khối
lượng 1000 hạt tương đương nhau, không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.36).
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống dưa chuột cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở các công thức khác nhau có sự khác nhau, dao động từ 78,2 - 96,2 %. Tỷ lệ nảy mầm tăng khi tăng lượng lân và kali bón. Tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 96,2% ở công thức có liều lượng lân và kali cao trong thí nghiệm. Ở các mức bón 150 P2O5 + 150 K2O;
150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O; 90 P2O5 + 210 K2O; 120 P2O5 + 180 K2O; 120 P2O5 + 210 K2O cho hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao đạt trên 90%.
Các công thức còn lại trong thí nghiệm cho tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đạt trên 70 - 80%.
Sức nảy mầm của hạt giống ở các công thức bón lân và kali khác nhau có sự khác nhau. Sức nảy mầm của hạt giống ở các công thức thí nghiệm dao động từ 76,3 đến 91,3%. Tương tự chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống tăng khi lượng lân và kali bón tăng ở các công thức thí nghiệm. Một số mức bón lân và kali có sức nảy mầm của hạt giống đạt thấp dưới 80% là 90 P2O5 + 120 K2O và 90 P2O5 + 120 K2O lên 150 P2O5 + 120 K2O. Sức nảy mầm của hạt giống đạt cao nhất ở các mức bón 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O đạt trên 90%. Các công thức còn lại trong thí nghiệm có sức nảy mầm của hạt đạt trên 80%.
Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến năng suất chất lượng hạt giống dưa chuột lai F1 cho thấy liều lượng lân và kali có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, do đó ảnh hưởng đến năng suất hạt giống. Một số chỉ tiêu về chất lượng hạt giống (khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt giống) cũng chịu ảnh hưởng bởi liều lượng lân và kali bón. Liều lượng bón 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O cho năng suất và chất lượng hạt giống không có sự sai khác nhau nên xét về hiệu quả kinh tế, liều lượng bón 150 P2O5 + 180 K2O cho hiệu quả kinh tế cao hơn.