4.4. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÂM CANH GIỐNG DƯA CHUỘT LAI F1 DƯA CHUỘT LAI F1
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách (mật độ) trồng đến năng suất
Trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến một số giai đoạn sinh trưởng chính của dưa chuột cho thấy thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn từ trồng đến ra hoa đực, từ trồng đến ra hoa cái, từ trồng đến thu quả đầu của các công thức thí nghiệm mật độ không có sự sai khác nhau nhiều.
Như vậy, khoảng cách trồng không làm ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột (Bảng 4.45).
Bảng 4.45. Ảnh hưởng của khoảng cách (mật độ) trồng đến thời gian sinh trưởng của dưa chuột THL9 vụ thu đông năm 2018
Công thức
Thời gian từ trồng đến….. (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Ra hoa đực Ra hoa cái Thu quả đầu
M 1 22 28 33 90
M 2 23 27 32 92
M 3 22 26 31 96
M 4 22 27 32 95
Ghi chú: M1: 70 x 35 cm (34.000 cây/ha) M 2: 70 x 45 cm (32.000 cây/ha) M3: 70 x 55 cm (30.000 cây/ha) M 4: 70 x 65 cm (28.000 cây/ha)
Tổng thời gian sinh trưởng của dưa chuột ở các công thức mật độ trồng khác nhau có sự khác nhau, dao động từ 90-96 ngày. Ở mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn so với mật độ trồng thưa. Ở mật độ M1, thời gian sinh trưởng của dưa chuột ngắn nhất là 90 ngày, do cây có sự canh tranh dinh dưỡng và ánh sáng mạnh hơn so với công thức trồng thưa. Ở các mật độ M3 và M4, tổng thời gian sinh trưởng của dưa chuột kéo dài hơn từ 5-6 ngày.
Khi trồng với khoảng cách dày, tương đương với mật độ cao, cây dưa chuột có sự cạnh tranh ánh sáng, cây vươn dài hơn. Vì vậy, chiều cao cây ở các công thức trồng dày cao hơn so với các công thức trồng thưa với mật độ trồng thấp. Khi trồng với mật độ M1, chiều cao cây dưa chuột đạt 2,73 cm, khi giảm mật độ xuống M2, chiều cao cây dưa chuột đạt 2,59 cm, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.46. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dưa chuột THL9 vụ thu đông năm 2018
Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/thân chính Số nhánh cấp 1
M 1 2,73 35,2 2,1
M 2 2,59 34,5 3,9
M 3 2,51 32,7 4,1
M 4 2,23 32,2 4,3
CV 5,8 7,4 6,8
LSD0,05 0,29 4,9 0,5
Số lá/thân chính tỷ lệ thuận với chiều cao cây, chiều cao cây càng lớn số lá trên thân chính càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu số lá/thân chính ở các công thức thí nghiệm mật độ không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy số nhánh cấp 1 của dưa chuột bị ảnh hưởng bởi yếu tố mật độ trồng.
Các công thức có mật độ trồng dày, cây dưa chuột ra nhánh cấp 1 ít hơn so với các công thức có mật độ trồng thưa.
Mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến chỉ tiêu số quả/cây của dưa chuột. Khi trồng với mật độ M1 số quả trên cây đạt 7,3 quả, tăng mật độ lên M2, số quả trên cây tăng ở mức có ý nghĩa thống kê. Khi tăng mật độ lên M3 và M4 số quả trên cây tăng không có ý nghĩa thống kê. Mật độ trồng khác nhau không ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng quả dưa chuột (Bảng 4.47).
Bảng 4.47. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018
Công thức Số quả/cây (quả)
Khối lượng quả (g)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu (tấn/ha)
M1 7,3 221,5 55,0 44,0
M 2 9,5 219,3 68,1 54,5
M 3 9,7 222,5 63,4 50,7
M 4 10,1 220,4 59,9 47,9
CV 6,2 7,8 5,5 5,1
LSD0,05 1,1 34,4 6,8 5,1
Ghi chú: M1: 70 x 35 cm (34.000 cây/ha) M 2: 70 x 45 cm (32.000 cây/ha) M 3: 70 x 55 cm (30.000 cây/ha) M 4: 70 x 65 cm (28.000 cây/ha)
Các chỉ tiêu năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có ảnh hưởng rõ rệt bởi yếu tố khoảng cách (mật độ) trồng. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt thấp nhất ở mật độ trồng dày M1 và đạt cao nhất ở công thức trồng với mật độ
M2. Các công thức trồng với khoảng cách thưa hơn làm giảm năng suất của dưa chuột trên cùng diện tích sản xuất. Mật độ trồng M2 tổ hợp lai dưa chuột THL 9 cho năng suất đạt cao nhất là 54,5 tấn/ha. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống dưa chuột và điều kiện sinh thái khác nhau, mật độ trồng cũng có sự khác nhau. Mật độ trồng của giống dưa chuột lai F1 GL1-2 tại Thái Nguyên (Lê Thị Thu, 2018). Giống dưa chuột GL1-2 được trồng với mật độ 32.000 cây/ha cho năng suất đạt cao nhất là 49,08 tấn/ha và cho hiệu quả kinh tế cao đạt trên 127 triệu đồng/ha, mật độ cao hơn so với THL9 trong thí nghiệm.
Bảng 4.48. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng của dưa chuột THL9 vụ thu đông năm 2018
Công thức Bênh sương mai (cấp)
Bệnh phấn trắng
(cấp) Bệnh virus (%)
M1 2 1 1,76
M 2 1 1 1,05
M 3 1 1 0,75
M 4 1 1 0,75
Ghi chú: M1: 70 x 35 cm (34.000 cây/ha) M 2: 70 x 45 cm (32.000 cây/ha) M 3: 70 x 55 cm (30.000 cây/ha) M 4: 70 x 65 cm (28.000 cây/ha)
Ở các công thức có khoảng cách trồng dày, mật độ cao, do thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nên mức độ nhiễm bệnh cao hơn so với các công thức có khoảng cách trồng thưa hơn. Chính vì vậy, công thức 1 có mức độ nhiễm bệnh sương mai cao hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm.
Bệnh phấn trắng xuất hiện khi cây đang cho thu quả vào giai đoạn cuối vụ, mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các công thức thí nghiệm ở mức nhẹ và không có sự khác nhau giữa các công thức. Qua quá trình theo dõi tình hình nhiễm bệnh virus hại dưa chuột trong thí nghiệm, kết quả cho thấy ở các công thức thí nghiệm có khoảng cách trồng thưa M3 và M4, mật độ trồng thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh virus là 0,75%, thấp hơn so với các công thức có mật độ trồng cao. Mật độ M1 tỷ lệ nhiễm bệnh virus đạt cao nhất là 1,76% (Bảng 4.48).