2.4. Thực trạng hoạt động học tập của SV
2.4.2. Nhận thức của SV về hoạt động học tập
2.4.2.1. Ý kiến của SV về tầm quan trọng của hoạt động học tập
Theo kết quả khảo sát, số SV cho rằng hoạt động học tập có vai trò rất quan trọng chiếm 69.4% và quan trọng chiếm 29.7%. Kết quả này cho thấy, đa số SV (chiếm 99.1% SV) đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động học tập đối với quá trình lập thân, lập nghiệp của bản thân.
Số SV cho rằng hoạt động học tập có vai trò ít quan trọng hoặc không quan trọng rất ít (chỉ có 3 SV, chiếm tỉ lệ 0.9%).
2.4.2.2. Nhận thức của SV về vai trò của hoạt động học tập
Ở bậc đại học, SV phải hoàn toàn chủ động trong việc học tập của mình, do đó, hoạt động tự học có vai trò rất quan trọng. Để đạt được kết quả cao trong học tập thì mỗi SV phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động học tập. Có nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của hoạt động học tập thì mỗi SV mới hình thành được thói quen và kỹ năng học tập có hiệu quả.
Bảng 2.3 cho thấy có 3 vai trò của hoạt động học tập được CBQL, GV và SV đánh giá cao là:
Giúp SV củng cố, mở rộng, nắm vững tri thức (ĐTBSV = 2.66, ĐTBCBQL, GV = 2.73); giúp SV rèn luyện tính tích cực, chủ động, sáng tạo (ĐTBSV = 2.57, ĐTBCBQL, GV = 2.60); giúp SV rèn luyện khả năng tư duy (ĐTBSV = 2.57, ĐTBCBQL, GV = 2.56).
Có sự khác biệt trong nhận thức của CBQL, GV và SV về 5 vai trò còn lại của hoạt động học tập. Trong khi CBQL, GV đánh giá 5 vai trò này ở mức cao thì SV chỉ đánh giá ở mức trung bình.
Cụ thể: Giúp SV rèn luyện thói quen học tập và năng lực tự học suốt đời (ĐTBSV = 2.35, ĐTBCBQL,
GV = 2.65); giúp SV đạt kết quả cao trong các kỳ thi (ĐTBSV = 2.31, ĐTBCBQL, GV = 2.54); giúp SV hình thành động cơ học tập tốt (ĐTBSV = 2.36, ĐTBCBQL, GV = 2.59); giúp SV hình thành phương
pháp học tập tốt (ĐTBSV = 2.37, ĐTBCBQL, GV = 2.55); giúp SV hình thành và phát triển nhân cách (ĐTBSV = 2.41, ĐTBCBQL, GV = 2.71).
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về vai trò của hoạt động học tập
Stt Vai trò Đối
tượng Rất đồng ý
Đồng ý
Không
đồng ý ĐTB SD P SV 66.3 33.7 0 2.66 0.47
1 Giúp SV củng cố, mở rộng,
nắm vững tri thức GV 73.5 25.9 0.7 2.73 0.54 0.16 SV 1.1 41.1 57.7 2.57 0.52 2 Giúp SV rèn luyện tính tích
cực, chủ động, sáng tạo
GV 62.6 34.7 2.7 2.60 0.54 0.53
SV 41.3 48.6 8.3 2.35 0.63 3
Giúp SV rèn luyện thói quen học tập và năng lực tự học
suốt đời GV 65.3 34.7 0 2.65 0.48
0.00
SV 36.3 58.9 4.9 2.31 0.56 4 Giúp SV đạt kết quả cao
trong các kỳ thi GV 54.5 44.9 0.7 2.54 0.51 0.00 SV 41.1 53.4 5.4 2.36 0.58 5 Giúp SV hình thành động cơ
học tập tốt GV 59.2 40.1 0.7 2.59 0.51 0.00
SV 41.1 55.1 3.7 2.37 0.56 6 Giúp SV hình thành phương
pháp học tập tốt GV 55.8 43.5 0.7 2.55 0.51 0.001 SV 58.6 40.0 1.4 2.57 0.52 7 Giúp SV rèn luyện khả năng
tư duy GV 55.8 44.2 0 2.56 0.50 0.79
SV 48.0 45.5 6.6 2.41 0.61 8 Giúp SV hình thành và phát
triển nhân cách GV 70.7 29.3 0 2.71 0.50 0.00
Sử dụng phương pháp kiểm nghiệm giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể, trường hợp hai mẫu độc lập (Independent Samples T–Test) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa CBQL, GV và SV trong đánh giá 5 vai trò của hoạt động học tập, cả 5 vai trò có P < 0.05 (xem bảng 2.3).
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy, đa số SV chỉ nhận thức được vai trò của hoạt động học tập với những mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và có tác động ngay đến bản thân. Một số vai trò của hoạt động học tập có tính chất sâu xa và lâu dài thì không được SV đánh giá cao là: giúp SV hình thành phương pháp học tập tốt, hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện thói quen và năng lực tự
học suốt đời… CBQL, GV có nhận thức rất đầy đủ về vai trò của hoạt động học tập đối với SV, không chỉ đánh giá cao vai trò của những mục tiêu trước mắt, CBQL, GV còn thấy được ý nghĩa lâu dài của hoạt động học tập. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt ý kiến giữa CBQL, GV và SV trong đánh giá các vai trò của hoạt động học tập.
2.4.2.3. Mức độ nắm vững nội quy, quy chế học tập Bảng 2.4: Mức độ nắm vững nội quy, quy chế học tập
Stt Mức độ Đối tượng Tần số Phần trăm (%)
SV 75 21.4
1 Nắm rất vững
GV 6 4.1
SV 218 62.3
2 Nắm vững
GV 36 24.5
SV 55 15.7
3 Nắm không chắc lắm
GV 102 69.4
SV 2 0.6
4 Không nắm vững
GV 3 2.0
SV 3.05
Điểm trung bình
GV 2.31
P 0.00
Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, đa số SV đã nắm vững các nội quy, quy chế học tập (chiếm 83.7%, ĐTBSV = 3.05). CBQL, GV cho rằng đa số SV chưa nắm vững các nội quy, quy chế học tập (chiếm 71.4%, ĐTBSV = 2.31). Sử dụng phương pháp kiểm nghiệm giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa CBQL, GV và SV trong đánh giá mức độ nắm vững các nội quy, quy chế học tập của SV (P = 0.00 < 0.05). Sự khác biệt ý kiến của CBQL, GV và SV về mức độ nắm vững các nội quy, quy chế học tập có thể lý giải như sau: Thực tế, vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều phát một cuốn “Những điều sinh viên cần biết” cho SV khóa mới, trong đó có đầy đủ các nội quy, quy chế liên quan đến quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu khóa” để phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện SV vẫn còn lúng túng, điều này có thể làm cho CBQL, GV cho rằng SV vẫn chưa nắm vững những nội quy, quy chế này.
2.4.2.4. Nhận thức về mục đích, động cơ học tập của SV
Bảng 2.5: Mục đích, động cơ học tập của SV
Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Stt Mục đích, động cơ
TS % TS % TS %
ĐTB Thứ hạng
1 Học để trở thành người
có ích cho xã hội 216 61.7 130 37.1 4 1.1 2.61 1 2 Học để tự khẳng định
mình 212 60.6 130 37.1 8 2.3 2.58 2
3 Học để thi đạt tất cả
các môn học 112 32.0 196 56.0 42 12.0 2.20 4
4 Học để làm vui lòng
cha mẹ 143 40.9 142 40.6 65 18.6 2.22 3
Việc xác định được mục đích, động cơ học tập có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV, nếu SV xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp cho SV có quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong học tập. Nếu SV không xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn thì có thể sẽ không phấn đấu học thực chất, không có động lực học tập, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí có thể dẫn đến các tiêu cực trong học tập, thi cử.
Kết quả ở bảng 2.5 cho ta thấy, đa số SV đều đã xác định được mục đích, động cơ phấn đấu học tập là để trở thành người có ích cho xã hội (có 98.9% SV đồng ý, ĐTB = 2.61) và để tự khẳng định mình (có 97.7% SV đồng ý, ĐTB = 2.58). Việc học để thi đạt tất cả các môn học (ĐTB = 2.20) và để làm vui lòng cha mẹ (ĐTB = 2.22) không được SV đánh giá cao.
Từ những kết quả trên đây cho thấy, đa số SV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động học tập đối với bản thân. Tuy nhiên, SV chỉ nhận thức được vai trò của hoạt động học tập với những mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và có tác động ngay đến bản thân. CBQL, GV nhận thức đầy đủ hơn về những vai trò có tính chất lâu dài của hoạt động học tập. Đa số SV đã xác định được mục đích, động cơ học tập là để trở thành người có ích cho xã hội (chiếm 98.9%) và để tự khẳng định mình (chiếm 97.7%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 83.7% SV đã nắm vững nội quy, quy chế học tập.