Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động học tập của SV

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 49 - 52)

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV

2.5.2. Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động học tập của SV

Có hai mặt công tác quản lý hoạt động học tập được CBQL, GV và SV đánh giá cao ở cả mức độ thường xuyên thực hiện và kết quả thực hiện là:

– Công tác phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện các nội quy, quy chế về học tập ngay từ đầu khóa học: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 2.60, ĐTBCBQL, GV = 2.78; kết quả thực hiện cũng được thể hiện tương ứng: ĐTBSV = 3.63, ĐTBCBQL, GV = 3.65.

– Công tác phổ biến và hướng dẫn SV về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của ngành học ngay từ đầu khóa học: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 2.60, ĐTBCBQL, GV = 2.80;

tương ứng ở kết quả thực hiện: ĐTBSV = 3.61, ĐTBCBQL, GV = 3.54.

Qua phỏng vấn và theo dõi thực tế cho thấy, các nội quy, quy chế liên quan đến hoạt động học tập, mục tiêu và chương trình đào tạo của từng ngành học đều có đầy đủ trong cuốn “Những điều sinh viền cần biết” được phát cho tất cả SV ngay từ đầu các khóa học. Nhà trường còn tổ chức phổ biến, hướng dẫn SV thực hiện trong “Tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu khóa”. Do đó, hai mặt công tác này được CBQL, GV và SV đánh giá cao.

Bảng 2.12: Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động học tập

Stt Nội dung Đối

tượng

Mức độ thường xuyên

Kết quả

thực hiện SD P

SV 2.60 3.63 0.60

1

Phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện các nội quy, quy chế về học tập ngay từ đầu

khóa học GV 2.78 3.65 0.51

0.76

SV 2.60 3.61 0.68

2

Phổ biến và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của

ngành học ngay từ đầu khóa học GV 2.80 3.54 0.59 0.32

SV 2.14 2.67 0.96

3 Phổ biến và hướng dẫn thực hiện chương

trình chi tiết từng môn học cho SV. GV 2.41 2.80 0.85 0.14

SV 2.44 2.80 0.86

4 Phổ biến các yêu cầu về kiểm tra, đánh

giá môn học và khóa học. GV 2.39 2.95 0.75 0.06

SV 2.04 2.40 0.85

5

Tổ chức lớp học, hội thảo hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập ở bậc đại

học, phương pháp tự học, học nhóm… GV 2.15 2.39 0.74 0.90

SV 2.01 2.35 0.89

6 Hướng dẫn sinh viên xác định nội dung tự

học cần thiết, hợp lý, khoa học GV 2.18 2.40 0.66 0.51

SV 1.99 2.37 0.87

7 Hướng dẫn SV kỹ năng xây dựng kế hoạch

học tập cho riêng mình GV 2.04 2.27 0.77 0.21

SV 2.15 2.64 0.94

8

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (tham quan, thực tập…) gắn liền với chương

trình đào tạo của từng ngành GV 2.46 3.01 0.62 0.00

SV 2.50 2.96 0.89

9 Tổ chức cho sinh viên đánh giá hoạt động

giảng dạy của giảng viên GV 2.84 3.19 0.64 0.01

SV 3.26 0.68

10

Tác dụng kích thích SV học tập của các hoạt động hỗ trợ học tập của nhà trường (trao tặng học bổng, khen thưởng cuối

mỗi học kỳ, năm học) GV 3.15 0.54

0.06

SV 2.81 0.69

11

Nhà trường tổ chức, hướng dẫn và quản lý hoạt động học tập đã đáp ứng nhu cầu

học tập của sinh viên ở mức độ nào? GV 2.85 0.41 0.40

Có 3 mặt công tác quản lý hoạt động học tập nhận được sự đánh giá ở mức trung bình của CBQL, GV và SV ở cả mức độ thường xuyên thực hiện và kết quả thực hiện là:

- Công tác phổ biến và hướng dẫn thực hiện chương trình chi tiết từng môn học cho SV: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 2.14, ĐTBCBQL, GV = 2.41 và ở kết quả thực hiện cũng tương ứng: ĐTBSV = 2.67, ĐTBCBQL, GV = 2.80. Công tác phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện

chương trình chi tiết từng môn học giúp SV có hiểu biết khái quát về môn học, trên cơ sở đó, SV xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp cho bản thân.

- Phổ biến các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá môn học và khóa học: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 2.44, ĐTBCBQL, GV = 2.39 và kết quả thực hiện cũng thể hiện tương ứng: ĐTBSV

= 2.80, ĐTBCBQL, GV = 2.95.

- Các hoạt động hỗ trợ học tập của nhà trường (trao tặng học bổng, khen thưởng cuối mỗi học kỳ, năm học) được CBQL, GV và SV đánh giá đã có tác dụng kích thích SV học tập, tuy nhiên tác dụng kích thích chỉ ở mức trung bình (ĐTBSV = 3.26, ĐTBCBQL, GV = 3.15).

Có 3 mặt công tác quản lý hoạt động học tập được CBQL, GV và SV đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện ở mức trung bình và kết quả thực hiện ở mức thấp là:

- Tổ chức lớp học, hội thảo hướng dẫn SV về phương pháp học tập ở bậc đại học, phương pháp tự học, học nhóm…: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 2.04, ĐTBCBQL, GV = 2.15;

ở kết quả thực hiện: ĐTBSV = 2.40, ĐTBCBQL, GV = 2.39).

- Hướng dẫn SV xác định nội dung tự học cần thiết, hợp lý, khoa học: Ở mức độ thường xuyên thực hiện được đánh giá ở mức trung bình: ĐTBSV = 2.01, ĐTBCBQL, GV = 2.18; ở kết quả thực hiện được đánh giá ở mức thấp: ĐTBSV = 2.35, ĐTBCBQL, GV = 2.40.

- Hướng dẫn SV kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình: Ở mức độ thường xuyên thực hiện: ĐTBSV = 1.99, ĐTBCBQL, GV = 2.04; ở kết quả thực hiện: ĐTBSV = 2.37, ĐTBCBQL, GV = 2.27.

Kết quả này cho thấy, công tác hướng dẫn phương pháp học tập, hướng dẫn các kỹ năng học tập ở bậc đại học cho SV chưa được nhà trường chú trọng thực hiện. Chưa mở các lớp, buổi hội thảo nhằm hướng dẫn, trao đổi về phương pháp và kỹ năng học tập ở bậc đại học cho SV.

Có sự khác biệt ý nghĩa trong đánh giá của CBQL, GV và SV ở 2 mặt công tác quản lý hoạt động học tập sau:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (tham quan, thực tập…) gắn liền với chương trình đào tạo của từng ngành học: ĐTBSV = 2.64, ĐTBCBQL, GV = 3.01 và P = 0.00 < 0.05. Các hoạt động ngoại khóa (tham quan, thực tập…) gắn liền với chương trình đào tạo của từng ngành học nếu được các Khoa tổ chức thường xuyên sẽ giúp SV liên hệ kiến thức lý thuyết đã học với thực tế, đồng thời làm quen với môi trường thực tế trước khi đi làm. Đây là một trong những chủ trương yêu cầu đào tạo kết hợp với thực tế và đào tạo theo nhu cầu xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự khác biệt này có thể giải thích là do có sự không đồng đều trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giữa các

Khoa. Có một số Khoa thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuy nhiên có những Khoa thỉnh thoảng mới tổ chức cho SV tham gia.

- Công tác tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên: ĐTBSV = 2.96, ĐTBCBQL, GV = 3.19 và P = 0.01 < 0.05. Tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên nếu được các Khoa thực hiện tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng dạy và học, đồng thời góp phần tạo ra sự dân chủ trong giảng dạy và học tập. Qua phỏng vấn và theo dõi thực tế cho thấy, hoạt động này đã được các Khoa thực hiện nhưng không thường xuyên hoặc sau khi tổ chức đánh giá thì không sử dụng kết quả này vào việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên. Chính điều này đã tạo ra sự đánh giá khác biệt giữa CBQL, GV và SV.

Tóm lại, trong 12 mặt công tác quản lý hoạt động học tập của SV trường Đại học Yersin Đà Lạt thì chỉ có 2 hoạt động được CBQL, GV và SV đánh giá cao, các hoạt động còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình và thấp. Qua khảo sát, CBQL, GV và SV đánh giá công tác tổ chức, hướng dẫn và quản lý hoạt động học tập của trường chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của SV ở mức độ trung bình (ĐTBSV = 2.81, ĐTBCBQL, GV = 2.85). Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)