3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học của SV theo học chế tín chỉ
3.2.1. Nhóm giải pháp giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV
Động cơ của hoạt động học tập là yếu tố thúc đẩy, là nguyên nhân trực tiếp của hoạt động học tập, giúp chủ thể (SV) duy trì hứng thú và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
Lý thuyết của hoạt động đã chỉ ra rằng: Mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin…
của mỗi cá nhân. Muốn hình thành mục đích, động cơ học tập cho SV thì phải bắt đầu từ việc xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhu cầu, nhận thức, tình cảm của cá nhân.
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường cần đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV bằng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Thông qua các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống
Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân sẽ hình thành ở SV những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần đào tạo những công dân có ích cho xã hội. Từ đó, SV hình thành được mục đích, động cơ phấn đấu học tập đúng đắn.
Khảo sát ý kiến của CBQL, GV và SV về mức độ cần thiết của việc tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, mục đích, lối sống cho SV cho thấy: CBQL, GV và SV đánh giá mức độ cần thiết của biện pháp này ở mức trung bình (ĐTBSV = 3.31, ĐTBCBQL,GV = 3.27) (Xem bảng thống kê ở phụ lục 4). Có thể giải thích lý do biện pháp này chỉ được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức độ trung bình về tính cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV là do trong những năm qua, Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên và các Khoa đã thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cho SV (Theo kết quả khảo sát ở Chương 2).
Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ, hệ thống tổ chức lớp học như hiện nay không còn ổn định. Do đó, công tác đoàn kết, tập hợp SV tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, mục đích, lối sống sẽ rất khó khăn. Để tiếp tục làm tốt công tác này cần tập trung vào một số công việc sau:
- Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn thông qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, tổ chức cho SV đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa… Các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Quốc khánh (02.09), ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12, ngày HSSV Việt Nam 09.01, ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26.03, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30.04, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.05, ngày thành lập trường Đại học Yersin Đà Lạt 27.12…
Những hoạt động này sẽ góp phần làm cho SV hiểu biết truyền thống lịch sử, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, từ đó, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, còn góp phần giáo dục, định hướng thẩm mỹ, hướng đến giáo dục SV phát triển toàn diện.
- Đoàn TNCS HCM trường tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động
“Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, trong đó, chú trọng đến nội dung “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả như: phổ biến “Chuẩn mực đạo
đức theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của trường xây dựng tới sinh viên để sinh viên biết và phấn đấu noi theo; tổ chức chiếu các bộ phim nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cho SV…
- Phòng Công tác Sinh viên tiếp tục tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” vào đầu khóa học, đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc làm này sẽ giúp cho SV hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, các quy chế liên quan đến học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học, chế độ chính sách…
- Đoàn TNCS HCM trường tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị chào cờ hàng tháng với các nội dung thiết thực, bổ ích như: đọc câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác, tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong SV…
- Đảng ủy và các chi bộ SV cần đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong SV: Những SV có chí hướng phấn đấu tốt, có mong muốn, nguyện vọng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, có kết quả học tập, rèn luyện tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào cần được xem xét kết nạp vào Đảng. Đây là việc làm có tác dụng rất lớn về mặt chính trị tư tưởng của SV, tạo động lực cho SV phấn đấu nỗ lực trong học tập, rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Biện pháp 2: Thông qua việc nâng cao nhận thức của SV về mục tiêu, yêu cầu của ngành học
Nâng cao nhận thức của SV về mục tiêu, yêu cầu của ngành học giúp SV thấy được trình độ hiện tại của mình còn thấp so với mục tiêu đề ra, so với yêu cầu của ngành nghề đào tạo. Từ đó, SV tìm được mục tiêu để nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV và SV về mức độ cần thiết của biện pháp này: CBQL, GV và SV đánh giá cao mức độ cần thiết của biện pháp tăng cường phổ biến, hướng dẫn SV thực hiện mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học ngay từ đầu khóa học (ĐTBSV = 3.53, ĐTBCBQL,GV = 3.54).
Các biện pháp cụ thể gồm có:
- Phòng Công tác Sinh viên biên soạn thật rõ ràng chi tiết mục tiêu, yêu cầu ngành học trong cuốn sách “Những điều sinh viên cần biết” để phát cho SV ngay từ khi SV làm thủ tục nhập học vào trường. Nghiên cứu để thay đổi hình thức tổ chức phổ biến và hướng dẫn SV về mục tiêu, yêu
cầu của ngành học nhằm làm cho SV nắm thật chắc mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành học.
- Các Khoa phổ biến mục tiêu, yêu cầu ngành học cho SV ngay từ đầu khóa học
Việc làm này sẽ giúp cho SV định hướng được tư tưởng khi bước vào môi trường học tập mới, giúp SV xác định được “cái đích” cần đạt được sau thời gian học tập, rèn luyện trong môi trường đại học. Đồng thời việc làm này còn giúp cho SV xác định được các nhiệm vụ học tập phải hoàn thành để đạt được mục đích đề ra.
Các hình thức tổ chức như: Tổ chức gặp mặt SV theo từng ngành học để phổ biến và hướng dẫn; GVCN thường xuyên phổ biến và hướng dẫn SV về mục tiêu, yêu cầu ngành học… Tăng cường các hình thức phổ biến mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành học cho SV như đưa thông tin lên website của trường, có văn bản, tài liệu ở thư viện, văn phòng các khoa…
- Các Khoa quy định giảng viên khi giảng dạy phải biên soạn chương trình chi tiết của từng môn học và phổ biến, hướng dẫn SV thực hiện
Thông qua chương trình chi tiết của môn học, SV sẽ có được hiểu biết khái quát về môn học, cách thức để đạt được thành công trong học tập, cách tìm tài liệu tham khảo, phương thức liên lạc với giảng viên khi cần thiết… Từ đó, SV sẽ xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
Biện pháp 3: Thông qua việc xây dựng bầu không khí tích cực học tập trong tập thể SV Tập thể SV vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục góp phần hình thành và phát triển toàn diện những phẩm chất, năng lực cho SV. Việc lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng cũng như giáo dục thế giới quan khoa học, đạo đức, niềm tin, động cơ, tính cách, thói quen và hành vi ứng xử đúng đắn... có thể được thực hiện trong hoạt động chung và giao tiếp trong tập thể.
Bầu không khí trong tập thể SV là hiện tượng tâm lý phổ biến, nó được hình thành từ các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể.
Do đó, các Khoa, mà trực tiếp là các GVCN, cần quan tâm xây dựng bầu không khí học tập tích cực, đoàn kết trong tập thể SV, nhằm tạo nên sức mạnh tinh thần cho SV tự tin ở sức mình, tin ở tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Các biện pháp cụ thể là:
- GVCN phải là cầu nối giữa các thành viên trong lớp: Nhằm tạo ra môi trường thân thiện, đoàn kết của tập thể, bằng cách nắm chắc tình hình của lớp, nắm chắc hoàn cảnh gia đình, tính cách của từng SV trong lớp, thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn SV gặp phải trong cuộc sống và trong học tập. Thông qua công tác chủ nhiệm lớp, GVCN tạo ra nề nếp học tập
nghiêm túc, chất lượng, tổ chức các hình thức thi đua học tập, giúp đỡ nhau học tập trong tập thể SV.
- Xây dựng các “tổ, nhóm học tập” trong lớp: Ngay từ đầu khóa học, GVCN cần tổ chức họp lớp, tiến hành phân chia các tổ, nhóm học tập, số lượng SV trong các tổ học tập tùy thuộc vào số lượng SV từng lớp, tuy nhiên không nên quá đông, khoảng từ 3 – 8 SV là phù hợp. Và phải có tổ trưởng học tập để quản lý, điều hành hoạt động học tập của tổ.
- Xây dựng những mối quan hệ đúng đắn trong tập thể: Quan hệ phụ thuộc (liên đới) trách nhiệm giữa các thành viên trong tập thể; quan hệ đoàn kết, thân ái; quan hệ riêng tư (cá nhân).
- Tổ chức các hoạt động và giao lưu trong tập thể: Hoạt động chung sôi nổi có tác dụng lôi cuốn mọi người hòa mình vào tập thể, làm cho tập thể vững mạnh. Thông qua các hoạt động chung, mỗi SV có điều kiện bộc lộ ưu – nhược điểm để GVCN có thể uốn nắn, xây dựng các mối quan hệ giao lưu đúng đắn. Mỗi SV cũng có thể tự điều chỉnh hoạt động để hình thành các mối quan hệ giao lưu phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong quá trình hoạt động cũng sẽ dần dần hình thành cái chung trong nhận thức và đánh giá của SV.
- Xây dựng truyền thống tập thể: GVCN phải cùng tập thể trân trọng, giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của tập thể SV, làm cho mỗi cá nhân tự hào về tập thể của mình, có ý thức vươn lên để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.
Biện pháp 4: Thông qua việc kích thích tinh thần say mê học tập, nghiên cứu khoa học của SV
Động cơ học tập của SV sẽ càng được củng cố hiệu quả nếu SV cảm thấy thật sự say mê, hứng thú với việc học tập và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động học tập đối với bản thân. CBQL, GV và SV đánh giá cao mức độ cần thiết của biện pháp giáo dục động cơ học tập đúng đắn và giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập cho SV: ĐTBSV = 3.51, ĐTBCBQL,GV
= 3.54.
Để đạt được điều đó, các Khoa cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Xây dựng môi trường học tập nghiêm túc, chất lượng, không có tiêu cực trong học tập và thi cử. Mỗi CBQL, GV trong Khoa phải là một tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và làm việc. Từ đó, SV sẽ xác định được động cơ học tập đúng đắn, say mê học tập và nghiên cứu khoa học.
- Yêu cầu giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. Việc làm này sẽ giúp cho các giờ học trở nên sinh động, sôi nổi, phát huy vai trò chủ động của SV trong hoạt động học tập.
- Yêu cầu giảng viên thường xuyên phổ biến cho SV nắm rõ về các thành tựu mới của khoa học – công nghệ trong các bài giảng, đặc biệt là các môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho SV có được “cái nhìn” khái quát về trình độ của mình đang ở mức độ nào, từ đó có hướng phấn đấu học tập để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong SV bằng các hình thức như: Tăng cường sự
định hướng, giúp đỡ của GV, sự hỗ trợ về kinh phí thực hiện đề tài, các hình thức khen thưởng, động viên nhằm khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học, từ đó say mê ngành học của mình.