Kế hoạch học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 40 - 44)

2.4. Thực trạng hoạt động học tập của SV

2.4.3. Kế hoạch học tập của sinh viên

2.4.3.1. Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập của SV

Để thành công trong học tập, mỗi SV ngoài việc xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập thì cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hợp lý, khoa học và phải quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra. Việc xây dựng kế hoạch học tập sẽ giúp cho SV luôn làm chủ hoạt động học tập của mình và có thể điều chỉnh được ngay nếu đạt kết quả không mong muốn.

Bảng 2.6: Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập của SV

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử dụng Stt Kỹ năng xây dựng

kế hoạch học tập

TS % TS % TS % ĐTB

1 Liệt kê và ghi ra những công

việc cần làm 124 35.4 171 48.9 55 15.7 2.20

2

Tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học

84 24.0 199 56.9 67 19.1 2.05

3

Sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng

207 59.1 125 37.5 18 5.1 2.54

4 Xác định thời gian phải hoàn

thành công việc 197 56.3 140 40.0 13 3.7 2.52

5

Tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm

116 33.1 207 59.1 27 7.7 2.25

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, trong các kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập, chỉ có 2 kỹ năng được SV đánh giá cao (thường xuyên sử dụng). Có 59.1% SV thường xuyên sử dụng kỹ năng sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng (ĐTB = 2.54) và 56.3% SV thường xuyên sử dụng kỹ năng xác định thời gian phải hoàn thành công việc (ĐTB = 2.52).

Các kỹ năng khác chỉ được SV đánh giá ở mức trung bình: Liệt kê và ghi ra những công việc cần làm (ĐTB = 2.20); tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học (ĐTB = 2.05) và tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm (ĐTB = 2.25).

Kết quả này cho thấy, đa số SV chưa có thói quen xây dựng kế hoạch học tập và cũng chưa có kiến thức cơ bản về kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. Hai kỹ năng được SV đánh giá cao thực chất chỉ mang tính chất đối phó với nhiệm vụ học tập, chứ chưa thể giúp SV làm chủ kế hoạch học tập của mình. Nếu SV xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch đó thì sẽ không bị bỏ sót các nhiệm vụ học tập và luôn làm chủ hoạt động học tập của mình. Đây chính là cơ sở giúp SV thành công trong học tập ở bậc đại học.

2.4.3.2. Thời gian học tập của sinh viên Bảng 2.7: Phân bổ thời gian học tập của SV

Stt Thời gian Đối tượng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

sử dụng ĐTB SD P SV 56.0 40.3 3.7 2.52 0.57 1 Dưới 2 giờ

GV 61.9 33.3 4.8 2.57 0.59 0.39

SV 49.4 48.6 2.0 2.47 0.54 2 Từ 2 – 3 giờ

GV 69.4 27.9 2.7 2.67 0.53 0.00

SV 26.6 55.7 17.7 2.09 0.66 3 Từ 3 – 4 giờ

GV 26.5 57.1 16.3 2.10 0.65 0.84

SV 18.9 55.4 25.7 1.93 0.67 4 Từ 4 – 5 giờ

GV 7.5 69.4 23.1 1.84 0.53

0.12

SV 12.0 51.1 36.9 1.75 0.65 5 Trên 5 giờ

GV 4.1 61.9 34.0 1.70 0.54

0.37

Bảng 2.7 cho thấy, có sự tương đồng trong đánh giá của CBQL, GV và SV khi cho rằng, ngoài thời gian học tập trên lớp, đa số SV dành thời gian tự học dưới 2 giờ trong một ngày (ĐTBSV

= 2.52, ĐTBCBQL, GV = 2.57). Điều này cho thấy thời gian SV dành cho hoạt động tự học còn ít, SV còn sử dụng nhiều thời gian rảnh rỗi vào các hoạt động khác.

Thời gian tự học từ 2 – 3 giờ trong một ngày không được SV sử dụng hoặc thỉnh thoảng mới sử dụng (chiếm 50.6%, ĐTBSV = 2.47). CBQL, GV lại cho rằng đa số SV thường xuyên sử dụng thời gian tự học từ 2 – 3 giờ trong một ngày (có 69.4% CBQL, GV đồng ý, ĐTBCBQL, GV = 2.67). Sự

khác biệt có ý nghĩa (P = 0.00 < 0.05) này trong đánh giá của CBQL, GV và SV có thể giải thích là do mong muốn, kỳ vọng của CBQL, GV rằng SV cần dành thời gian tự học từ 2– 3 giờ trong một ngày và do CBQL, GV chưa quan tâm đi sâu tìm hiểu hoạt động tự học của SV, điều này đã dẫn đến đánh giá của CBQL, GV chưa sát với tình hình thực tế.

Có sự tương đồng trong đánh giá của CBQL, GV và SV về thời gian tự học trong một ngày từ 3 giờ trở lên, mức độ đánh giá chỉ ở mức trung bình. Cụ thể: từ 3 – 4 giờ (ĐTBSV = 2.09, ĐTBCBQL,

GV = 2.10), từ 4 – 5 giờ (ĐTBSV = 1.93, ĐTBCBQL, GV = 1.84), trên 5 giờ (ĐTBSV = 1.75, ĐTBCBQL,

GV = 1.70).

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn và theo dõi thực tế nhận thấy đa số SV chỉ dành nhiều thời gian tự học khi có các bài tập, kỳ kiểm tra, thi cử hoặc có những nhiệm vụ học tập quan trọng.

Những lúc rảnh rỗi, SV thường ít dùng thời gian cho việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tóm lại, đa số SV chưa có kỹ năng và thói quen xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. SV chủ yếu đối phó với nhiệm vụ học tập, chứ chưa làm chủ kế hoạch học tập của mình. Thời gian tự học ngoài giờ lên lớp chỉ dưới 2 giờ / ngày, thời gian này là ít so với yêu cầu của hoạt động tự học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)