Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 59 - 63)

3.1.1. Chủ trương đổi mới quản lý giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 27 tháng 2 năm 2010, Thủ tưởng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 296/CT–TTg [45] về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012”, bên cạnh việc đánh giá những thành tựu đã đạt được và những yếu kém sau 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học”.

Nghị quyết 05–NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012” đã đề ra các nhiệm vụ nhằm đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012.

Điều này cho thấy đổi mới quản lý giáo dục đại học đang là công việc rất cần thiết và được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học trong thời gian tới. Trong đó, công tác quản lý hoạt động học tập của SV theo học chế tín chỉ cũng là một vấn đề mới và cần phải được nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những yếu kém chưa làm được của công tác quản lý hoạt động học tập theo học chế niên chế. Đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập của SV trường Đại học Yersin Đà Lạt theo học chế tín chỉ.

3.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của trường Đại học Yersin Đà Lạt [61, tr. 10–12]

– Tầm nhìn

1) Đến năm 2020, nhà trường vươn lên đạt cấp độ cao nhất về chất lượng giáo dục đại học tầm quốc gia; một số ngành khoa học mũi nhọn tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực.

2) Đến năm 2025, nhà trường trở thành cơ sở đào tạo hoàn chỉnh trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước nhà; có quy mô ổn định 10.000 SV hệ chính quy tập trung; từng bước đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ các quốc gia phát triển.

3) Xây dựng được đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có học hàm, học vị cao đủ lực để đảm nhận nhiệm vụ đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở tất cả các ngành đào tạo của nhà trường. Là trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4) Trường Đại học Yersin Đà Lạt có quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế rộng mở, bình đẳng với các trường đại học nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

5) Xây dựng cơ sở mới trên diện tích 16,1 ha ở Hồ Chiến Thắng, phường 8, thành phố Đà Lạt với kiến trúc hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ khả năng tiếp nhận lưu học sinh đến học.

– Sứ mạng: Trường Đại học Yersin Đà Lạt khẳng định sứ mạng như sau:

1) Xây dựng trường Đại học Yersin Đà Lạt thành trường đại học đa ngành với các khối đào tạo là kỹ thuật – công nghệ, kinh tế, mỹ thuật ứng dụng và khoa học xã hội – nhân văn; nhấn mạnh rõ đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực với những phẩm chất toàn diện, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập thân, lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của mọi thị trường lao động.

2) Góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp đổi mới và phát triển địa phương Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên; đồng thời góp phần quan trọng nâng cao trình độ dân trí để khu vực này theo kịp mặt bằng dân trí ngang tầm cùng cả nước.

3) Xây dựng tiềm lực hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế địa phương và Tây Nguyên.

4) Xây dựng được thương hiệu “Trường Đại học Yersin Đà Lạt”, nâng cao vị thế trước xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong tiến trình hội nhập.

– Mục tiêu phát triển

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trường Đại học Yersin Đà Lạt nhắm đến 4 mục tiêu cơ bản:

 Mở rộng ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng những ngành mang tính đặc thù là thế mạnh của trường.

 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo khoa học và chuyển giao công nghệ.

 Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Để đạt được sứ mạng và mục tiêu đã đề ra về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thì công tác quản lý hoạt động học tập của SV cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa và xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập của SV theo học chế tín chỉ.

3.1.3. Sự thay đổi trong công tác quản lý đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ Ngày 15/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ [10]. Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 07 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020. Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT thì ngay trong năm học 2006 – 2007, các trường phải tập trung triển khai đào tạo học chế tín chỉ và phải hoàn thành vào năm 2010.

Việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ cần có sự thay đổi cơ bản, toàn diện trên các mặt:

xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá... Trong đó, phương pháp học đòi hỏi SV phải rất chủ động về kế hoạch học tập của mình.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Yersin Đà Lạt quyết tâm thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ theo lộ trình đã cam kết với Bộ GD&ĐT vào năm 2010. Tuy nhiên, việc thay đổi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai hết sức khoa học, dựa trên các yếu tố khách quan và chủ quan, không gian và thời gian, đặc biệt là cần phải học tập và rút kinh nghiệm từ các trường đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.

3.1.4. Căn cứ vào nội dung công tác quản lý hoạt động học tập của SV theo học chế tín chỉ

Dựa trên cơ sở phân tích nội dung công tác quản lý hoạt động học tập và các đặc điểm của hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ trong Chương I, trong đề tài này, chúng tôi xác định nội dung công tác quản lý hoạt động học tập theo học chế tín chỉ như sau:

- Giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV: Tạo ra động lực thúc đẩy SV nỗ lực, phấn đấu để đạt thành công trong học tập.

- Dạy cách học cho SV: Phương pháp học tập ở bậc đại học có tính quyết định đến kết quả học tập của mỗi SV. Do đó, cần trang bị cho SV những kiến thức về kỹ năng và phương pháp học tập ở bậc đại học. Nội dung dạy cách học ở trường đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ cần tập trung vào một số công việc sau: Dạy cách lập kế hoạch học tập cho SV, dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp, dạy cách học bài, dạy cách đọc sách, dạy cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập của SV: Nhằm tạo ra điều kiện học tập, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, có tác dụng hỗ trợ hoạt động học tập của SV đạt hiệu quả và chất lượng tốt hơn.

Theo dõi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV: GVCN, CVHT cần thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của SV để có thể điều chỉnh kịp thời.

Công tác phối hợp với gia đình SV: Phối hợp chặt chẽ với gia đình SV để quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV.

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ SV học tập: Góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động học tập, tạo điều kiện tốt nhất cho SV học tập.

3.1.5. Căn cứ vào thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV trường Đại học Yersin Đà Lạt

Từ tình hình thực tế của công tác quản lý hoạt động học tập theo học chế niên chế hiện nay, những mặt đã làm tốt cần tiếp tục phát huy và làm tốt hơn nữa khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ, những mặt chưa làm tốt cần đúc kết, rút kinh nghiệm để tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng học tập của SV.

Qua thực trạng đã phân tích ở chương 2, công tác quản lý hoạt động học tập của SV trường Đại học Yersin Đà Lạt đã làm tốt một số mặt như: Tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục mục đích, lý tưởng sống và giáo dục truyền thống cho SV; phổ biến và hướng dẫn SV thực hiện các nội quy, quy chế, mục tiêu, chương trình đào tạo ngay từ đầu khóa học.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động học tập vẫn còn hạn chế ở một số mặt như sau:

– Các hoạt động giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV chưa thật sự được chú trọng thực hiện, mặt công tác này mới chỉ thực hiện tốt ở việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, mục đích, lý tưởng sống cho SV.

– Các kỹ năng học tập, phương pháp học tập ở bậc đại học chưa được nhà trường quan tâm giảng dạy, hướng dẫn cho SV. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số SV chưa có những hiểu biết cơ bản về phương pháp học tập bậc đại học, dẫn đến cách học tập chủ yếu mang tính chất đối phó với

những nhiệm vụ học tập ngắn hạn do giảng viên giao cho, các nhiệm vụ học tập có tính lâu bền và đi sâu nghiên cứu, mở rộng những kiến thức đã học để nắm vững nội dung học tập, phục vụ cho nghề nghiệp tương lai chưa được SV chú trọng.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập của SV mặc dù đã được quan tâm mua sắm trong 6 năm qua, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều hoặc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của SV.

– Công tác phối hợp với gia đình để quản lý hoạt động học tập của SV đã được thực hiện, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để cùng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV.

– Công tác quản lý hoạt động học tập ở trên lớp của SV chưa được nhà trường chú trọng thực hiện tốt, trong các mặt quản lý hoạt động học tập trên lớp thì chỉ có 1 mặt công tác được CBQL, GV và SV đánh giá cao, các mặt quản lý còn lại chỉ được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình. Điều này có thể dẫn đến việc không tạo ra được nề nếp học tập nghiêm túc cho SV, không tạo cho SV thói quen đến lớp, không tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực.

– Các hoạt động hỗ trợ SV học tập như khen thưởng, trao học bổng cho SV, tổ chức cho SV đi tham quan, thực tập, thực tế ở các cơ quan doanh nghiệp chưa có điều kiện để làm tốt, số tiền để khen thưởng cho SV chưa cao, số lượng SV nhận học bổng chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)