Kiểm tra bảo dưỡng tiếp điểm

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 24 - 28)

BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN

1.4.3. Kiểm tra bảo dưỡng tiếp điểm

1. Các nội dung cơ bản trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng tiếp điểm

Tại mọi thiết bị điện đều có chỗ tiếp xúc điện nên công tác kiểm tra, bảo dưỡng tiếp điểm là hết sức quan trọng. Việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên, còn việc bảo dưỡng được thực hiện định kỳ theo yêu cầu của thiết bị. Các nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, bảo dưỡng tiếp điểm bao gồm:

- Khả năng tiếp xúc của tiếp điểm - Độ mòn tiếp điểm

- Sự rỗ bề mặt tiếp điểm - Điện áp rơi trên tiếp điểm

- Khả năng phát sinh hồ quang - Vệ sinh tiếp điểm

- Bôi mỡ bảo vệ quanh tiếp điểm dạng tiếp xúc cố định - Bảo dưỡng lò xo ép tiếp điểm

2. Thực hành

a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV) Bảng 1.4. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư

TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú A Thiết bị, dụng cụ

1 Bộ tiếp điểm côngtăctơ (hoặc aptômat)

MC32a (hoặc ABN52c - 30A)

01 Cái

2 Tôvít 4 cạnh 5x100mm 01 Cái

3 Tôvít 2 cạnh 5x100mm 01 Cái

4 Đồng hồ vạn năng điện tử Sunwa YX- 960TR

01 Cái

5 Milivôn kế 220V-100W 01 Cái

6 Kìm điện 500V, 160mm 01 Cái

7 Dây cấp nguồn 1 pha 2x2,5mm2 01 Cái

8 Bộ đèn sợi đốt 60W, 220V 01 Bộ

9 Kính lúp 75, 3X 01 Cái

B Vật tư

1 Giấy nhám mịn 01 dm2

2 Mỡ bảo vệ 0,01 kg

Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:

- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường.

- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.

- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.

b) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng

Bảng 1.5. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng tiếp điểm

TT Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết bị 1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Nhận từ tủ đồ theo hướng dẫn của

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Đồng hồ vạn năng, côngtăctơ

nhám 2 - Kiểm tra khả năng tiếp xúc của tiếp

điểm: Dùng đồng hồ vạn năng điện tử để đo điện trở 2 đầu tiếp điểm

- Điện trở tiếp điểm rất nhỏ (dưới 10-2)

- Đồng hồ vạn năng điện tử 3 - Kiểm tra độ mòn tiếp điểm: Dùng

kính lúp quan sát phần tiếp xúc của tiếp điểm

- Tiếp điểm không bị mòn nhiều (dưới 10%

chiều cao ban đầu)

- Quan sát tiếp điểm qua kính lúp

4 - Kiểm tra sự rỗ bề mặt tiếp điểm:

Dùng kính lúp quan sát phần tiếp xúc của tiếp điểm.

- Các điểm rỗ trên bề mặt tiếp điểm ít

5 - Kiểm tra điện áp rơi trên tiếp điểm:

+ GVHD sẽ đấu côngtăctơ hoặc aptômat với cho tải

+ SV đóng tải và dùng đồng hồ milivôn kế để đo điện áp rơi trên tiếp điểm

- Điện áp nhỏ (xấp xỉ 0V). Lưu ý điện áp nguồn qua tiếp điểm lớn cần cẩn thận để đảm bảo an toàn.

- Đồng hồ milivon kế - Dây nguồn - Tôvít

- Côngtăctơ, áp tômát

6 - Kiểm tra khả năng phát sinh hồ quang.

+ SV đóng cắt côngtăctơ hoặc aptômat khi không tải và khi có tải và quan sát tia lửa điện trên tiếp điểm rồi đưa ra nhận xét vào phiếu luyện tập.

- Tia lửa điện nhỏ - Thời gian duy trì hồ quang ngắn

Lưu ý điện áp nguồn qua tiếp điểm lớn cần cẩn thận để đảm bảo an toàn.

- Dùng mắt thường

7 - Vệ sinh tiếp điểm

Dùng giấy nhám đánh sạch tiếp điểm, đầu bắt dây

- Sạch lớp rỉ sét - Giấy nhám 8 - Bôi mỡ bảo vệ cho các mối nối cố

định

- Lớp mỡ kín, mỏng - Mỡ bảo vệ 9 - Bảo dưỡng lò xo ép

+ Uốn lò xo tròn đều

+ Căn chỉnh độ dãn của lò xo

- Các vòng của lò xo tròn đều, độ dãn vừa phải

- Bằng tay

Lưu ý: Các kết quả kiểm tra, bảo dưỡng phải ghi vào phiếu luyện tập.

c) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục

Bảng 1.6. Các dạng sai hỏng của tiếp điểm

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Điện trở 2 đầu tiếp điểm rất

lớn

- Tiếp điểm bị đứt - Đầu bắt dây không

- Thay tiếp điểm - Bắt chặt lại

chặt

- Đầu tiếp điểm bị rỗ nhiều, có nhiều bụi, rỉ sét

- Dùng giấy nhám đánh sạch, nhẵn tiếp điểm 2 Điện trở 2 đầu tiếp điểm luôn

xấp xỉ 0 (cả khi đóng và mở)

- Tiếp điểm bị dính do dòng qua tiếp điểm lớn hoặc điện trở tiếp xúc lớn làm nóng chảy tiếp điểm

- Thay tiếp điểm

3 Tiếp điểm bị cong - Lực ép tiếp điểm lớn

- Uốn lại, điều chỉnh lực ép phù hợp

4 Tiếp điểm phát nóng quá mức

- Điện trở tiếp xúc lớn do nhiều bụi bẩn, rỉ sét

- Làm sạch tiếp điểm

5 Tia lửa nhiều, có mùi khét - Thiếu (hỏng) hệ thống dập hồ quang - Dùng không đúng thông số tiếp điểm

- Bổ sung (thay thế) hệ thống dập hồ quang - Thay loại tiếp điểm phù hợp

d) Luyện tập

Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức thực hiện theo phiếu luyện tập:

PHIẾU LUYỆN TẬP Tên kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng tiếp điểm

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Kiểm tra khả năng tiếp xúc của tiếp điểm

- Điện trở cuộn dây khoảng 200250

3 Kiểm tra độ mòn tiếp - Mạch từ kín, bề mặt sạch,

4 Kiểm tra sự rỗ bề mặt tiếp điểm

- Đọc đúng điện áp, tần số 5 Kiểm tra điện áp rơi trên

tiếp điểm

- Vòng không vị nứt, vỡ - Lò xo tròn đều, độ cứng vừa phải

6 Kiểm tra khả năng phát sinh hồ quang

- Điện áp nguồn phù hợp với điện áp cuộn dây NCĐ - NCĐ hút chặt

7 Bảo dưỡng tiếp điểm - Mối hàn chặt, gọn đẹp - Sạch lớp rỉ sét

8 Bảo dưỡng cực đấu dây - Sạch lớp rỉ sét

- Mạch từ nằm giữa đế của côngtăctơ

9 Bảo dưỡng lò xo ép - Các vòng của lò xo tròn đều, độ dãn vừa phải

e) Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 2 và phụ lục 4.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)