BÀI 4: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
4.5. Mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ
4.5.2. Mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 1 pha
Động cơ không đồng bộ 1 pha sử dụng nguồn điện xoay chiều 1 pha. Nếu trên stato chỉ có 1 dây quấn và roto kiểu lồng sóc thì nó sẽ không tự khởi động được. Muốn động cơ làm việc thì ta phải quay roto theo 1 chiều nào đó, roto sẽ quay tiếp theo chiều đó. Vì vậy người ta chế tạo thêm một cuộn dây - gọi là cuộn khởi động (hay cuộn phụ) kèm theo phần tử khởi động (thường là tụ điện) để khởi động. Loại động cơ này còn có tên là động cơ 2 pha.
này ta dùng một trong các cách sau: Đặt thời gian khởi động bằng rơle thời gian; chỉnh định dòng khởi động trên rơle dòng điện; đặt tốc độ khi cắt trên rơle tốc độ hoặc chốt lý tâm. Loại động cơ này còn có tên là động cơ một pha điện dung mở máy. Sơ đồ nguyên lý như hình 4.34.
Hình 4.34. Sơ đồ nguyên lý động một pha điện dung mở máy
Để nâng cao các chỉ số năng lượng và đơn giản về kết cấu thì người ta không cắt cuộn khởi động và tụ khi khởi động xong. Loại này gọi là động cơ một pha tụ làm việc (hình 4.35a). Để có đặc tính làm việc tốt tương đương với động cơ 3 pha thì người ta phối hợp cả tụ làm việc và tụ khởi động. Trong đó tụ khởi động C1 sẽ tự động được tách ra khỏi lưới khi khởi động xong (hình 4.35b).
Hình 4.35. Động cơ 1 pha đặc tính làm việc tốt
a. Với tụ làm việc (C); b. Với tụ làm việc (Clv) và tụ khởi động (C1) 2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 1 pha
Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ 1 pha tương tự như với động cơ 3 pha bao gồm: Thay đổi số đôi cực, thay đổi tần số, giảm điện áp.
3. Lắp ráp mạch điện mở máy động cơ KĐB 1 pha dùng rơle dòng điện a. Sơ đồ nguyên lý hoạt động
Hình 4.36. Sơ đồ nguyên lý mạch khởi động động cơ một pha dùng rơle dòng điện Nguyên lý hoạt động:
Đóng aptômat AP để cấp cho mạch động cơ. Ban đầu, tốc độ động cơ bằng 0, rôto đứng yên. Dòng trong cuộn dây chính Wc tăng cao làm rơle dòng Ri tác động, đóng tiếp điểm của rơle lại, mạch cuộn phụ được cấp điện. Cả hai cuộn dây chính và phụ sẽ tạo ra mômen mở máy lớn, làm quay và tăng tốc độ của rôto rất nhanh lên tốc độ định mức. Khi tốc độ động cơ tăng lên thì dòng mở máy động cơ giảm theo, đến khi tốc độ đạt khoảng 75% tốc độ định mức thì dòng điện giảm đến giá trị nhả rơle dòng, tiếp điểm mở ra, ngắt điện của mạch cuộn dây phụ. Động cơ tiếp tục tăng tốc độ đến trị số định mức và hoàn thành quá trình khởi động.
b. Sơ đồ đi dây
Hình 4.37. Sơ đồ đi dây mạch khởi động động cơ 1 pha dùng rơle dòng điện c. Thực hành
i) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)
Bảng 4.11. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành lắp ráp mạch khởi động động cơ 1 pha
TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú
2 Rơle dòng EOCR-SS 01 Cái 3 Động cơ KĐB 1 pha rôto
lồng sóc
1P-220V-300W 01 Cái
4 Kìm bấm đầu cốt 0,5-5,5mm2 01 Cái
5 Tô vít các loại 200-300mm 01 Cái
6 Đầu cốt 2-3 50
7 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái
B Vật tư
1 Băng cách điện NANO 20Y 01 Cuộn
2 Dây súp đơn 1x1mm2 20 m
Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.
- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
ii) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng
Bảng 4.12. Trình tự lắp ráp mạch khởi động động cơ 1 pha dùng rơle dòng điện TT Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết
bị 1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Nhận từ tủ đồ theo hướng dẫn của giáo viên
- Chuyển các thiết bị về bàn thực tập
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Gá lắp bộ trí thiết bị
Lắp thiết bị trên bo đúng vị trí bằng vít
Thiết bị chắc chắn Tôvit
3 Lắp mạch điều khiển
Gia công đầu cốt, bắt vào thiết bị theo đúng sơ đồ nguyên lý và lắp ráp
Đi dây theo máng nhựa, tránh chồng chéo.
Bộ dụng cụ điện
4 Cài đặt tham số cho rơle dòng điện, bao gồm: D-Time, O-Time, Load
Cấp nguồn điều khiển
Đặt đúng tham số
Mạch tác động theo đúng yêu cầu điều khiển
Bộ dụng cụ điện
5 Lắp mạch động lực:
Gia công đầu cốt lắp dây động lực. Đấu dây vào động cơ
Dây động lực phải đúng chủng loại, đi dây theo máng nhựa tránh chồng chéo
Bộ dụng cụ điện
6 Vận hành động cơ:
Kiểm tra đủ nguồn điện 1 pha, đóng nguồn và khởi động máy
Động cơ quay, chạy êm theo đúng yêu cầu điều khiển
Tay
iii) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Bảng 4.13. Các dạng sai hỏng khi lắp ráp mạch khởi động động cơ 1 pha TT Hiện tượng Nguyên nhân dự đoán Kiểm tra, sửa
chữa
Kết quả đạt được 1 Khi đóng cấp nguồn
mạch điều khiển không làm việc
Đấu sai mạch Kiểm tra lại mạch
2 Khi tốc độ đạt định mức nhưng cuộn khởi động không cắt được
Đặt thời gian khởi động D-Time quá lớn, Dòng bảo vệ quá lớn
Đặt lại
3 Tốc độ còn đang thấp đã cắt điện cuộn khởi động
Đặt thời gian khởi động D-Time, O-Time quá nhỏ
Đặt lại
iv) Luyện tập
Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập
Tên kỹ năng: Lắp ráp mạch điện mở máy động cơ KĐB 1 pha dùng rơle dòng điện Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...
Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...
Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...
TT Các bước công việc Yêu cầu
Sự thực hiện Đúng
K.thuật
An toàn
Thời gian
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Gá lắp bộ trí thiết bị Thiết bị chắc chắn
tránh chồng chéo.
4 Cài đặt thông số cho Ri Đặt đúng tham số
5 Lắp mạch động lực Dây động lực phải đúng chủng loại, đi dây theo máng nhựa tránh chồng chéo
6 Vận hành động cơ Động cơ quay, chạy êm theo đúng yêu cầu điều khiển
v) Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 10.