Kiểm tra, bảo dưỡng máy biến áp

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 106 - 113)

1. Các nội dung cơ bản trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy biến áp

Máy biến áp là thiết bị cực kỳ quan trọng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đi xa. Tổng công ty điện lực Việt Nam đã ban hành quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp theo quyết định số 623/ĐVN/KTNĐ. Các nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy biến áp bao gồm:

- Kiểm tra, vệ sinh sứ cách điện, vỏ, nắp máy - Kiểm tra cách điện sơ - thứ - vỏ

- Kiểm tra các đầu nối phía sơ cấp, thứ cấp - Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu

- Kiểm tra các đầu tiếp địa - Kiểm tra độ kín của nắp, vỏ

- Kiểm tra bộ hút ẩm, rơle khí, kính phòng nổ ...

- Kiểm tra tiếng kêu của máy

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu - Kiểm tra điện áp thứ cấp

- Kiểm tra sự phát nóng của máy 2. Thực hành

a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)

Bảng 3.8. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành máy biến áp

TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú A Thiết bị, dụng cụ

1 Máy biến áp 3 pha U1/U2 = 380/220V S = 10kVA

01 Cái

2 Tôvít 4 cạnh 5x100mm 01 Cái

3 Tôvít 2 cạnh 5x100mm 01 Cái

4 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái

5 Búa sắt cầm tay 300mm 01 Cái

6 Bộ dụng cụ cơ khí 01 Bộ

7 Kìm điện 500V, 160mm 01 Cái

8 Thước cặp 0-150mm 01 Cái

9 Mêgaôm Sanwa, 600V 01 Cái

10 Ampe kìm Sanwa, 40A 01 Cái

11 Nhiệt kế 1000C 01 Cái

B Vật tư

1 Giấy nhám mịn 01 dm2

2 Thiếc hàn 0,01 kg

3 Nhựa thông 0,01 kg

3 Mỡ bò 0,01 kg

Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:

- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.

- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.

- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.

b) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng

Bảng 3.9. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng máy biến áp

Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết

- Nhận từ tủ đồ theo hướng dẫn của giáo viên

- Chuyển các thiết bị về bàn thực tập

- Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Đọc nhãn máy, ghi lại các thông số: công suất, điện áp, dòng điện…

Ghi đúng, đủ

3 Kiểm tra sứ cách điện:

Dùng mắt thường kiểm tra bề mặt của các quả sứ phía sơ và thứ

Bề mặt không có vết nứt, vỡ. Nếu có thì phải thay sứ ngay

Mắt thường

4 Kiểm tra cách điện:

Dùng megomet kiểm tra cách điện giữa cuộn sơ và thứ, giữa cuộn sơ- thứ với vỏ

Rcđ 0,5M

Nếu điện trở thấp thì cần sửa lại cách điện

Megomét

5 Kiểm tra các đầu nối:

Dùng cờle, mỏlết siết chặt các đầu đấu nối phía sơ, thứ, tiếp địa

Các đầu nối chắc chắn Bộ dụng cụ cơ khí

6 Kiểm tra dầu:

Quan sát mức dầu và màu sắc dầu qua bộ chỉ dầu

Mức dầu ở ngưỡng an toàn. Nếu thấp thì cần bổ sung

Dầu trong, sạch. Nếu có cặn bẩn thì phải đem dầu đi lọc hoặc thay dầu mới

Mắt thường

7 Kiểm tra độ kín của vỏ, nắp:

Dùng cờlê siết chặt các bulông nắp, đế sứ, đế ống phòng nổ, rơle khí…

Các bulông chặt để không rò rỉ dầu

Bộ dụng cụ cơ khí

8 Kiểm tra bộ hút ẩm, rơle khí, ống phòng nổ …

Dùng mắt thường quan sát màu sắc của hạt hút ẩm, bọt khí, kính chắn…

Hạt hút ẩm màu trắng Bọt khí ít, nhỏ

Kính phòng nổ còn nguyên vẹn

Mắt thường

9 Kiểm tra tiếng kêu:

Khi máy làm việc cần nghe tiếng kêu phát ra từ thùng máy

Tiếng kêu ù..ù.. nhỏ Tai nghe

10 Kiểm tra sự rò rỉ dầu:

Khi máy làm việc dầu sẽ nóng lên

Không rò rỉ dầu tại mọi điểm

Mắt thường

và bị độ nhớt giảm nên cần quan sát các chỗ ghép nối xem có bị rò rỉ dầu không

11 Kiểm tra điện áp thứ cấp:

Nếu điện áp thứ cấp không lớn ta có thể dùng đồng hồ vạn năng để đo trực tiếp.

Nếu điện áp cao thì cần dùng máy biến điện áp để đo.

Điện áp xấp xỉ điện áp định mức.

ĐHVN, máy biến điện áp

12 Kiểm tra sự phát nóng:

Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ vỏ máy ở các vị trí: đáy, thân, nắp

Nhiệt độ dầu lớp trên cùng không quá 600C.

Nhiệt kế

13 Kiểm tra các thiết bị bảo vệ như:

rơle khí, ống phòng nổ...

Các thiết bị hoạt động tốt Lưu ý: Các kết quả kiểm tra, bảo dưỡng phải ghi vào phiếu luyện tập.

c) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục

Bảng 3.10. Các dạng sai hỏng của máy biến áp TT Sai hỏng thường

gặp

Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Nhiệt độ bề mặt vỏ

quá cao

Máy bị quá tải, dầu ít, tắc dầu, ngắn mạch vòng dây...

Giảm tải, bổ sung dầu…

2 Tiếng kêu không bình thường

Các bulông ép mạch từ bị lỏng, có khe hở lắp ghép.

Máy bị quá tải hoặc mất đối xứng nặng.

Các bulông nắp máy không chặt.

Siết chặt lại các bulông Giảm tải, cân tải

3 Điện áp không bình thường

Nếu điện áp thấp có thể do đứt vòng dây thứ cấp hoặc tiếp xúc không tốt. Nếu điện áp cao có thể do đấu dây sai.

Kiểm tra lại cách đấu dây, điện trở cuộn dây

4 Rò rỉ dầu Các bulông nắp máy không chặt, gioăng bị già hóa

Siết chặt các bulông 5 Chạm vỏ Có điện áp rò ra vỏ Cách ly điểm chạm, rò

6 Có bọt khí trong Ít dầu Bổ sung dầu

d. Luyện tập.

Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập:

PHIẾU LUYỆN TẬP PHẦN THỰC HÀNH

Tên kỹ năng: Quấn dây máy biến áp 1 pha công suất nhỏ kiểu cảm ứng

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Tính toán số liệu dây quấn

Tính đúng, đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, kinh tế 3 Làm khuôn quấn dây Khuôn đúng kích thước,

chắc chắn, đẹp 4 Gá lắp lõi gỗ và khuôn

quấn dây vào bàn quấn

Gá đúng thứ tự, chắc chắn 5 Đặt và cố định đầu đầu

trước khi tiến hành quấn dây sơ cấp

Đầu dây cố định chặt, đúng vị trí quy ước, đúng kỹ thuật

6 Quấn dây và lót giấy cách điện lớp

Các vòng dây sóng, đều, đủ số lượng

Lớp giấy che toàn bộ lớp trên với dưới

7 Đưa đầu dây ra Kẹp đầu ra chặt Vị trí đầu ra đúng

8 Quấn cuộn dây thứ cấp Các vòng dây sóng đều, sít Các đầu dây đúng vị trí, chắc chắn, gọn đẹp

9 Hoàn chỉnh các đầu ra dây trước khi ghép lõi thép

Dây nối mềm chắc chắn Đảm bảo cách điện 10 Ghép lõi thép vào cuộn Lõi thép đủ chặt, đủ số lá

dây quấn Không làm rách khuôn 11 Đo các thông số kỹ thuật

và thử nghiệm

Rcđ  0,5M

Từng cuộn thông mạch I0  (5  8%)Iđm

U2 đúng yêu cầu 12 Tẩm sấy máy biến áp Sơn ngấm đều

Cuộn dây chắc chắn, đẹp Tên kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng biến áp

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Đọc nhãn máy, ghi lại các thông số

Ghi đúng, đủ

3 Kiểm tra sứ cách điện Bề mặt không có vết nứt, vỡ. Nếu có thì phải thay sứ ngay

4 Kiểm tra cách điện Rcđ 0,5M

Nếu điện trở thấp thì cần sửa lại cách điện

5 Kiểm tra các đầu nối Các đầu nối chắc chắn 6 Kiểm tra dầu Mức dầu ở ngưỡng an toàn.

Nếu thấp thì cần bổ sung Dầu trong, sạch. Nếu có cặn bẩn thì phải đem dầu đi lọc hoặc thay dầu mới 7 Kiểm tra độ kín của vỏ,

nắp

Các bulông chặt để không rò rỉ dầu

khí, ống phòng nổ... Bọt khí ít, nhỏ

Kính phòng nổ còn nguyên vẹn

9 Kiểm tra tiếng kêu Tiếng kêu ù..ù.. nhỏ

10 Kiểm tra sự rò rỉ dầu Không rò rỉ dầu tại mọi điểm

11 Kiểm tra điện áp thứ cấp Điện áp xấp xỉ điện áp định mức.

12 Kiểm tra sự phát nóng Nhiệt độ dầu lớp trên cùng không quá 600C.

13 Kiểm tra các thiết bị bảo vệ như: rơle khí, ống phòng nổ...

Các thiết bị hoạt động tốt

e. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 6, phụ lục 7.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)