Xác định cực tính động cơ 3 pha

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 120 - 125)

BÀI 4: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ

4.3. Cách xác định cực tính của động cơ không đồng bộ

4.3.1. Xác định cực tính động cơ 3 pha

Cực tính là sự quy ước khi ta chọn một đầu dây làm cực tính thì một đầu còn nào đo của một cuộn dây còn lại sẽ có cùng cực tính. Cực tính cuộn dây có ý nghĩa tương đối. Hai cuộn dây (hay nhiều cuộn dây) có liên hệ hỗ cảm sẽ có khái niệm cực tính tương đối so với nhau. Các cuộn dây “có cùng cực tính” khi vectơ điện áp cảm ứng trong từng cuộn dây đều “cùng phương cùng chiều”.

Phương pháp xác định cực tính dùng nguồn xoay chiều:

Hình 4.8. Phương pháp các định cực tính dùng nguồn xoay chiều

Khi nối dây động cơ 3 pha theo hình a, ta có thể coi đó như một máy biến áp cảm ứng có cuộn sơ cấp được tạo bởi hai cuộn dây pha nối tiếp cùng chiều, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây sơ cấp thì trên cuộn AX và BY sẽ sinh ra từ thông có chiều được các định theo quy tắc vặn nút chai. Khi đó, 2 từ thông này cùng chiều, móc vòng xuyên qua cuộn dây CZ đóng vai trò là cuộn thứ cấp nên từ thông tổng qua CZ là lớn nhất. Theo định luật cảm ứng điện từ trong cuộn dây CZ sinh ra một sức điện động cảm ứng Ecư = 1,7Uthử. Ta rút ra kết luận: các đầu dây A,B cùng cực tính, X,Y cùng cực tính. Việc xác định đầu dây còn lại làm tương tự.

Khi nối dây động cơ 3 pha theo hình b, 2 từ thông của cuộn AX và BY ngược chiều, móc vòng xuyên qua cuộn dây CZ đóng vai trò là cuộn thứ cấp nên từ thông tổng qua CZ bị triệt tiêu và Ecư = 0. Kết luận: các đầu dây A, B ngược cực tính, X,Y ngược cực tính. Việc xác định đầu dây còn lại làm tương tự.

Phương pháp xác định cực tính dùng nguồn một chiều:

Khi nối dây như hình 4.9 ta thấy: Khi đóng khóa K, từ thông do cuộn dây pha A sinh ra được xác định theo quy tắc vặn nút chai. Nếu K chuyển trạng thái từ đóng sang mở thì từ thông qua cuộn BY suy giảm, theo định luật cảm ứng điện từ trong cuộn BY sinh ra một sức điện động cảm ứng Ecư cùng chiều với chiều từ thông để chống lại suy giảm của từ thông.

Kết luận: Nếu K chuyển trạng thái từ đóng sang mở mà điện áp cảm ứng có giá trị dương (kim đồng hồ vônmet theo chiều dương của thang chia) thì đầu nối với cực (+) của vônmet có cùng cực tính với đầu nối với cực (+) của nguồn thử, đầu nối với cực (-) của vônmet có cùng cực tính với đầu nối với cực (-) của nguồn thử.

Hình 4.9. Phương pháp các định cực tính dùng nguồn một chiều Chú ý:

+ Do sức điện động cảm ứng rất nhỏ nên đồng hồ thử sử dụng loại milivonmet có giá trị “0” nằm giữa.

+ Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, cần chú ý đến nguồn Pin trong đồng hồ.

1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)

Bảng 4.1. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành xác định cực tính động cơ 3 pha TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú

A Thiết bị, dụng cụ

1 Động cơ 3 pha 6 đầu dây Y/-220/380V 0,3kW

01 Cái

2 Động cơ 3 pha 9 đầu dây Y/YY-380/660V 0,3kW

01 Cái

3 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái

4 Biến áp 1 pha 220/36V-10A 01 Cái

B Vật tư

1 Pin 9V 01 Cái

Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:

- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.

- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.

2. Trình tự thực hiện

a) Xác định cực tính động cơ 3 pha 6 đầu dây Bước 1: Xác định 2 đầu cùng pha

Dùng đồng hồ vạn năng thang điện trở X1 hoặc X10 đo từng cặp đầu dây ra của động cơ, ở cặp dây nào kim lên thì đó là 1 cuộn dây của 1 pha. Các cuộn dây còn lại làm tương tự.

A B C

X Y Z

Hình 4.10. Cách xác định 2 đầu cùng pha động cơ 3 pha 6 đầu

Bước 2: Xác định cực tính các cuộn dây

Dùng phương pháp sử dụng nguồn 1 chiều (hình 4.11):

- Nhắp pin vào một trong 3 cuộn dây. Giả sử nhắp pin vào cuộn dây pha A với cực dương của pin đấu vào đầu đầu A qua một công tắc, cực âm đấu vào đầu cuối X.

- Dùng đồng hồ ĐHVN thang đo mV đo ở các cuộn dây còn lại.

- Nếu kim lên thuận thì que đỏ đồng hồ sẽ là đầu cuối cuộn dây (đầu Y, Z), que đen là đầu đầu (đầu B, C).

b) Xác định cực tính động cơ 3 pha 9 đầu dây

Động cơ không đồng bộ 3 pha 9 đầu dây có cấu tạo gồm 6 cuộn dây quấn.

Trong đó, mỗi pha được chia thành 2 cuộn dây và đã được đấu hình sao 3 cuộn dây nhỏ trong 3 pha. Người ta thường dùng phương pháp nhắp pin 1 chiều để xác định các đầu dây của loại động cơ này.

A B C

X Y Z

+ - -

+

Hình 4.11. Xác định cực tích cuộn dây

1

4 7 10

2 8 5

11 3

6 9

12

1 2 3

4 5 6

7 8

9

Hình 4.12. Sơ đồ đấu dây động cơ 3 pha 9 đầu dây Bước 1: Xác định cuộn liên lạc

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện trở X1 hoặc X10 đo từng cặp đầu dây ra của động cơ, ở cặp dây nào kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây liên lạc. Riêng đối với 3 đầu dây 7, 8, 9 thì đo ở từng cặp 2 trong 3 đầu, kim đồng hồ đều lên (do đã được chụm sao trong máy). Các đầu này được đánh số luôn.

1 2 3

4 5 6

7 8 9

Hình 4.13. Xác định cuộn liên lạc của động cơ 3 pha 9 đầu Bước 2: Xác định cuộn dây cùng pha

1

4 7 10

2 8 5

11

3

6 9

12

Hình 4.14. Xác định cuộn dây cùng pha của động cơ 3 pha 9 đầu

- Nhắp pin vào đầu 7 – 8 với dương 7, âm 8 và dùng mV đo ở những cuộn dây còn lại: sẽ có 2 cuộn dây lên mạnh và 1 cuộn lên yếu, qua đó ta được cuộn lên yếu (3 – 6) là cuộn cùng pha với cuộn không nhắp pin (9–12).

- Tương tự ta nhắp pin vào đầu 7 – 9 với dương 7, âm 9 và dùng mV đo ở

- Hai cuộn còn lại cùng pha với nhau.

Bước 3: Xác định cực tính các cuộn dây:

- Nhắp pin vào đầu 7 – 8 với dương 7, âm 8 và dùng mV đo ở những cuộn dây còn lại.

- Khi đo ở cuộn (1-4) và (2-5) nếu kim lên thuận thì dương đồng hồ là đầu đầu, âm đồng hồ là đầu cuối.

- Khi đo ở cuộn (3-6) do khác pha nên nếu kim lên thuận thì dương đồng hồ là đầu cuối, âm đồng hồ là đầu đầu.

3. Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục

Bảng 4.2. Các dạng sai hỏng khi xác định cực tính động cơ 3 pha TT Sai hỏng thường

gặp

Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Không quan sát

được chiều quay của kim đồng hồ

Dùng loại mV không có điểm không ở giữa

Dùng đúng loại đồng hồ

2 Điện áp cảm ứng lớn Dùng nguồn điện áp cao Sử dụng nguồn điện áp thấp hơn

3 Pin xuống nhanh Để pin phóng điện quá lâu hoặc quá nhiều lần

Bật, tắt công tắc một vài lần và phải tắt khi quan sát xong

4 Đánh số đầu dây sai Quy ước ban đầu sai Đánh dấu lại 4. Luyện tập

Sinh viên luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập PHIẾU LUYỆN TẬP PHẦN THỰC HÀNH Tên kỹ năng: Xác định cực tính động cơ 3 pha 6 đầu dây ra

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

1

4 7 10

2 8 5

11

3

69 12

+ -

+ +

- -

Hình 4.15. Xác định cực tính cuộn dây của động cơ 3 pha 9 đầu

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Xác định 2 đầu cùng một pha

2 đầu thông mạch 3 Đánh dấu đầu A, X Đánh đúng đầu

4 Xác định cực tính B, Y Xác định đúng cực tính 5 Xác định cực tính C, Z Xác định đúng cực tính Tên kỹ năng: Xác định cực tính động cơ 3 pha 9 đầu dây ra

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Xác định 2 đầu cùng một pha

2 đầu thông mạch 3 Xác định 3 cuộn đã được

chụm Y bên trong

Xác định đúng và đánh số 7, 8, 9

4 Xác định cuộn cùng pha Đánh đúng cuộn

5 Xác định các đầu cực tính Xác định đúng cực tính 5. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 8.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)