BÀI 4: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
4.4. Kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa động cơ không đồng bộ
4.4.2. Kiểm tra động cơ trong lúc đang vận hành
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn và liên tục, trong lúc động cơ điện đang vận hành, nhân viên trực vận hành bên máy phải thường xuyên kiểm tra.
Ngoài ra, nhân viên trực bên điện cũng phải kiểm tra : trong một ca kiểm tra 2 lần đối với những động cơ có công suất bằng 50 kW trở lên, đối với những động cơ có công suất dưới 50 kW mỗi ca kiểm tra ít nhất 1 lần. Việc kiểm tra tiến hành vào lúc giao nhận ca và lúc kiểm tra giữa ca.
Nội dung kiểm tra như sau:
- Kiểm tra dòng điện stato bằng ampemét, không được quá trị số qui định.
- Kiểm tra tiếng kêu của động cơ, động cơ không được có tiếng kêu khác thường, độ rung không được vượt quá trị số qui định.
- Kiểm tra nhiệt độ của cuộn dây, lõi thép, gối trục, chúng không được quá trị số cho phép tối đa, động cơ không có mùi khét, khói hay hiện tượng phát nóng cục bộ.
- Xung quanh động cơ phải sạch sẽ, khô ráo, bulông bệ máy, dây tiếp đất phải chắc chắn không bị đứt, lỏng.
- Gối trục phải sạch sẽ, không rỉ dầu làm hỏng cách điện của cuộn dây. Dầu mỡ bôi trơn gối trục phải đầy đủ, sạch. Nhiệt độ gối trục không được tăng quá trị số qui định.
- Kiểm tra các đầu cáp có bị chảy dầu không(nếu dùng cáp dầu), tiếp địa đầu cáp tốt không, hộp đấu dây có chắc chắn, không bị nước vào không,...
- Đối với động cơ cao thế còn phải kiểm tra thêm tình trạng làm việc của máy cắt đóng điện cho động cơ.
- Kiểm tra đóng chặt các tủ điều khiển của động cơ.
Kiểm tra dòng điện không tải.
- Cấp nguồn cho động cơ làm việc chế độ không tải, dùng ampe kế hay Ampe kìm đo lần lượt vào các pha của động cơ. Nếu dòng điện ở các pha đều bằng nhau thì động cơ hoạt động tốt, nếu dòng điện 3 pha không bằng nhau thì động cơ làm việc có tiếng kêu rít
3. Thực hành
a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)
Bảng 4.5. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành động cơ không đồng bộ TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú
A Thiết bị, dụng cụ
1 Động cơ KĐB 3 pha U = 380/220V P = 1,5kW
01 Cái
2 Tôvít 4 cạnh 5x100mm 01 Cái
3 Tôvít 2 cạnh 5x100mm 01 Cái
4 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái
5 Búa sắt 300mm 01 Cái
6 Bộ dụng cụ cơ khí 01 Bộ
7 Kìm điện 500V, 160mm 01 Cái
8 Mêgaôm Sanwa, 40A 01 Cái
9 Ampe kìm Sanwa, 200A 01 Cái
10 Nhiệt kế 1000C 01 Cái
2 Thiếc hàn 0,01 kg
3 Nhựa thông 0,01 kg
3 Mỡ bò 0,01 kg
Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.
- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
b) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng
Bảng 4.6. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng động cơ không đồng bộ
TT Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết bị 1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Nhận từ tủ đồ theo hướng dẫn của giáo viên
- Chuyển các thiết bị về bàn thực tập
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Đọc nhãn máy, ghi lại các thông số: công suất, điện áp, dòng điện…
Ghi đúng, đủ
3 Đo điện trở dây quấn stato:
- Dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch từng cuộn dây.
- Dùng megômét kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa các pha với vỏ
Điện trở 3 pha bằng nhau - Rcđ 0,5M
Đồng hồ vạn năng,
megômét
4 Kiểm tra vỏ máy:
Kiểm tra các chi tiết đã được định vị chắc chắn, roto quay nhẹ nhàng
Đảm bảo Mắt thường,
tay 5 Đấu dây động cơ dựa vào kí hiệu
trên nhãn máy
Đấu đúng đầu cực tính Bộ dụng cụ cơ khí
6 Kiểm tra dòng điện không tải:
Dùng ampe kìm đo dòng điện đầu vào từng pha của động cơ
I0 I0đm
Dòng các pha cân nhau
Ampe kìm
7 Lắp động cơ vào máy công tác: Tất cả các chi tiết, thiết bị Mắt thường,
Kiểm tra tổng quát các thiết bị có liên quan đến động cơ, nắp che khớp nối, hộp đấu nối, dầu mỡ …
đều sẵn sàng làm việc tay, đồng hồ vạn năng 8 Khởi động động cơ:
Đóng aptômat nguồn, ấn nút khởi động. Chú ý quan sát dòng khởi động và thời gian khởi động, chiều quay, nhiệt độ…
Động cơ khởi động nhẹ nhàng, tốc độ ổn định
Mắt thường
9 Kiểm tra dòng điện stato:
Quan sát trên đồng hồ đo dòng hoặc dùng ampe kìm
Dòng không vượt quá trị số quy định
Mắt thường Ampe kìm 10 Ngừng động cơ:
Giảm tải, ấn nút dừng. Đợi động cơ dừng hẳn thì cắt aptômat
Động cơ dừng hẳn Tay
11 Kiểm tra tiếng kêu của động cơ:
Chú ý lắng nghe tiếng kêu của động cơ, độ rung của máy
Không kêu khác thường, độ rung vừa phải
ĐHVN, máy biến điện áp 12 Kiểm tra nhiệt độ của cuộn dây,
lõi thép, gối trục...
Nhiệt độ không quá cao, dầu mỡ đủ, sạch
Nhiệt kế c) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Bảng 4.7. Các dạng sai hỏng khi vận hành, bảo dưỡng động cơ điện TT Sai hỏng thường
gặp
Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Động cơ không chạy
khí đóng Áp tô mát hoặc cầu dao
- Mất nguồn lưới điện.
- Cầu dao, áp tô mát bị hư hỏng.
- Dây quấn động cơ bị hư hỏng.
- Tiếp xúc của các đầu dây ra động cơ không tốt
- Ngắt động cơ ra khỏi lưới điện
- Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện áp đo điện áp lưới điện.
- Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở đo thông mạch các cuộn dây.
Kiểm tra tiếp xúc của các má tiếp điểm của cầu dao, áptomat.
2 Động cơ có chạy Mất pha cung cấp vào dây Dùng đồng hồ vạn năng đo
d) Luyện tập
Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập:
Tên kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ không đồng bộ
Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...
Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...
Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...
TT Các bước công việc Yêu cầu
Sự thực hiện Đúng
K.thuật
An toàn
Thời gian
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Đọc nhãn máy, ghi lại các thông số
Ghi đúng, đủ 3 Đo điện trở dây quấn
stato:
Điện trở 3 pha bằng nhau - Rcđ 0,5M
4 Xem xét vỏ máy Đảm bảo
5 Đấu dây động cơ dựa vào kí hiệu trên nhãn máy
Đấu đúng đầu cực tính 6 Kiểm tra dòng điện không
tải
I0 I0đm
Dòng các pha cân nhau 7 Lắp động cơ vào máy
công tác
Tất cả các chi tiết, thiết bị đều sẵn sàng làm việc 8 Khởi động động cơ Động cơ khởi động nhẹ
nhàng, tốc độ ổn định 9 Kiểm tra dòng điện stato Dòng không vượt quá trị
số quy định
10 Ngừng động cơ Động cơ dừng hẳn 11 Kiểm tra tiếng kêu của
động cơ
Không kêu khác thường, độ rung vừa phải
12 Kiểm tra nhiệt độ của cuộn dây, lõi thép, gối trục...
Nhiệt độ không quá cao, dầu mỡ đủ, sạch
e) Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 9.