BÀI 5: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
5.3. Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện đồng bộ
1. Các nội dung cơ bản trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện
Máy phát điện là thiết bị đầu tiên trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng. Chính vì vậy mà việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và sau khi có sự cố là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Mặt khác, đối với các máy phát dự phòng cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để máy luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc và làm việc tốt. Trong tập 6 của bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện QCVN QTĐ-6:2008/BCT của Bộ Công thương có quy định chi tiết về vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện. Các máy phát điện dự phòng được các nhà sản xuất đưa ra 4 cấp độ bảo trì bảo dưỡng. Những nội dung kiểm tra, bảo dưỡng cơ bản gồm:
- Kiểm tra, bảo dưỡng dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát - Kiểm tra acquy
- Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, rò điện ra vỏ - Kiểm tra các van dẫn nhiên liệu
- Kiểm tra, bảo dưỡng lọc gió, đai ốc, vòng kẹp, dây đai...
- Kiểm tra điện áp ra - Kiểm tra tần số
- Kiểm tra dòng điện tải
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát - Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ sơ cấp
- Bảo dưỡng đầu máy phát và bảng điều khiển...
2. Thực hành
a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)
Bảng 5.1. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành máy phát đồng bộ
TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú A Thiết bị, dụng cụ
Máy phát điện 1 pha công
2 Tôvít 4 cạnh 5x100mm 01 Cái
3 Tôvít 2 cạnh 5x100mm 01 Cái
4 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái
5 Búa sắt 300mm 01 Cái
6 Bộ dụng cụ cơ khí 01 Bộ
7 Kìm điện 500V, 160mm 01 Cái
8 Thước cặp 0-150mm 01 Cái
9 Mêgaôm Sanwa, 600V 01 Cái
10 Tần số kế 50Hz-220V 01 Cái
11 Ampe kìm Sanwa, 40A 01 Cái
12 Tải điện trở 1,5kW/220V 01 Bộ
13 Nhiệt kế 1000C 01 Cái
B Vật tư, linh kiện
1 Giấy nhám mịn 01 dm2
2 Thiếc hàn 0,01 kg
3 Nhựa thông 0,01 kg
3 Mỡ bò 0.01 kg
Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.
- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
b) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng
Bảng 5.2. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện
TT Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết bị 1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Nhận từ tủ đồ theo hướng dẫn của giáo viên
- Chuyển các thiết bị về bàn thực tập
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Kiểm tra nhật ký chạy máy, bao gồm: số giờ chạy và tình trạng hoạt động
Nắm rõ các thông tin trên nhật ký
3 Kiểm tra các bulông bắt chân máy, xung quanh động cơ …
Các bulông phải chặt Bộ dụng cụ cơ khí
4 Kiểm tra động cơ sơ cấp:
+ Hệ thống khí nạp, xả, thông hơi + Cánh quạt, độ căng của dây đai
- Hệ thống nạp, xả, thông hơi tốt
- Quạt làm mát tốt, dây đai căng vừa phải
- Bằng tay
5 Tháo máy phát ra khỏi động cơ:
+ Tháo dây tới acquy
+ Nới đai ốc puly để giảm lực căng của dây đai rồi tháo dây đai
+ Tháo máy phát
- Tháo đúng quy trình - Dùng đúng dụng cụ để không hỏng
Bộ dụng cụ cơ khí
6 Tháo máy phát:
+ Tháo đai ốc giữ puly + Dùng vam tháo puly + Tháo then bán nguyệt + Tháo quạt gió
+ Đánh dấu rồi tháo 4 vít giữ nắp trước, sau với thân máy
+ Tháo nắp trước (phía có puly) + Tách rời roto và stato
+ Tháo giàn điốt với nắp sau + Tháo chổi than
- Tháo đúng trình tự - Các chi tiết được tháo ra phải để gọn gàng, có thứ tự, hợp vệ sinh
Bộ dụng cụ cơ khí
7 Kiểm tra bảo dưỡng vành góp, chổi than:
+ Quan sát vành góp nếu thấy bị sém nhẹ thì dùng giấy ráp mịn để đánh bóng, nếu bị rỗ thì phải đưa lên máy tiện để rà láng lại sau đó mới đánh bóng
+ Dùng thước cặp kiểm tra kích thước và độ tròn đều của vành góp
+ Kiểm tra chổi than tiếp xúc tốt, trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ chổi.
Nếu chổi than bị cháy sém nhẹ thì dùng giấy nhám mịn để đánh sạch.
Nếu quá mòn hoặc rỗ thì thay mới
- Vành góp tròn đều, sạch nhẵn.
- Chổi than tiếp xúc tốt, không bị kẹt, đúng kích thước
Giấy nhám Máy tiện Thước cặp
8 Kiểm tra cuộn dây roto
+ Đo thông mạch cuộn dây bằng Đồng hồ vạn
đầu que đo vào 2 vành góp điện + Kiểm tra cách điện cuộn dây bằng đồng hồ vạn năng thang x1K.
Đặt một đầu que đo vào vành góp, một đầu vào trục.
- Điện trở rất lớn. Với máy phát dùng điện 12VDC thì Rcđ > 12k;
dùng điện 24VDC thì Rcđ > 24k
9 Lắp máy phát:
Trình tự lắp ngược lại với trình tự tháo như sau:
Lắp chổi than - Giàn điốt - lắp roto - Bắt nắp trước - nắp sau - lắp then - lắp puly - lắp máy phát lên bệ - kết nối dây đai với động cơ.
Chú ý:
+ Cho một ít mỡ bò vào ổ bi + Lắp đúng đầu đã đánh dấu + Lắp chổi than phải có que chêm để chổi than không tụt. Khi lắp xong thì tháo que này ra.
+ Sau khi lắp lên động cơ phải lắp dây đai và chỉnh độ căng vừa phải
Đúng trình tự
Các chi tiết đủ, chặt, khớp
Bộ dụng cụ cơ khí
10 Kiểm tra dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát:
- Tháo thước thăm dầu, dầu bám ở vạch cao nhất thì không cần bổ sung dầu.
- Dầu có màu sẫm, có vẩn đục thì phải thay dầu
- Dầu bôi trơn đủ
- Nhiên liệu còn đủ trong bình
- Nước làm mát đủ
- Mắt thường - Bộ dụng cụ
11 Kiểm tra acquy
- Tháo dây nối từ acquy tới máy phát.
- Kiểm tra mức dung dịch axít trong bình, mức axít nằm trong khoảng từ LOW HIGH là tốt.
- Kiểm tra điện áp không tải acquy:
Dùng đồng hồ vạn năng thang đo
- Mức axít trong bình acquy đủ
- Điện áp không tải khoảng 85 90% điện áp định mức của acquy
- Dùng mắt thường để quan sát mức axít
- Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp
50VDC đo 2 đầu cực acquy, điện áp acquy khoảng 85 90% điện áp định mức là tốt.
acquy
12 Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, rò điện ra vỏ:
- Kiểm tra bằng mắt thường các vị trí có dòng nhiên liệu, nước làm mát, nhớt bôi trơn đi qua, đặc biệt là các chỗ nối xem có bị rò rỉ không.
- Dùng đồng hồ vạn năng thang đo x1K giữa các cực của máy phát với vỏ, nếu điện trở trên 500K là tốt.
- Không có chỗ bị dò - Điện trở cách điện tốt
- Dùng mắt thường để quan sát - Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở cách điện
13 Kiểm tra lọc gió, đai ốc, vòng kẹp, dây đai...
Dùng mắt thường kiểm tra kỹ các vị trí, nếu lọc gió nhiều bụi bẩn thì phải thay thế, đai ốc lỏng thì siết chặt lại, dây đai bị chùng thì căn chỉnh đầu puly để đai căng vừa phải.
Lưu ý không để các vật có khả năng bị cuốn vào máy ở gần máy.
Lọc gió sạch
Các bulông, đai ốc chặt Dây đai căng vừa phải
- Mắt thường - Bộ dụng cụ cơ khí
14 Kiểm tra điện áp ra:
+ Vận hành không tải: Ngắt Aptômat. Ấn nút Start để khởi động tự động. Nếu máy không nổ, đèn báo EMERGENCY STOP trên nút dừng khẩn cấp sáng thì xoay nhẹ nút này theo chiều kim đồng hồ, sau đó khởi động lại. Nếu sau 3 lần mà vẫn không khởi động được thì dừng lại.
+ Đo điện áp không tải: Khi máy đã nổ và chạy ổn định thì dùng đồng hồ vạn năng thang đo 250VAC đo điện áp đầu ra U.
- Máy nổ khởi động được, tốc độ đều, không có tiếng kêu lạ.
- Điện áp U = 220V
- Đồng hồ vạn năng - Tôvít
thì dùng tần số kế đo tần số ra kế 15 Kiểm tra dòng điện tải:
Đóng tải điện trở cho máy phát, dùng ampe kìm đo dòng tải
Dòng tải bằng dòng định mức
Ampe kìm 16 Kiểm tra sự phát nóng nước làm mát:
Cho máy phát vận hành với tải định mức trong thời gian 1 phút, dùng nhiệt kế đo độ tăng nhiệt của nước làm mát. Tiến hành lấy 5 lần liên tiếp.
Nhiệt độ tăng đều khoảng ...0/phút
Nhiệt kế
c) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Bảng 5.3. Các dạng sai hỏng của máy phát
TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Khó nổ - Bugi bẩn, hỏng, kim
phun không đạt chuẩn - Chế độ nhiên liệu (xăng, gió) không đạt chuẩn - Tấm lọc khí quá bẩn
- Tháo bugi, đánh sạch.
Nếu không nổ được thì thay mới.
- Điều chỉnh lại lượng xăng
- Vệ sinh tấm lọc 2 Dòng tải hoặc áp tải
tăng cao khi cắt tải đột ngột
- Ngắn mạch ngoài hoặc ở tải
- Chạm đất một pha
- Chạm chập giữa các vòng dây một pha hoặc giữa các pha
- Khắc phục sự cố ngay - Cách ly điểm chạm
- Tháo dây, cách ly điểm chạm
3 Điện áp ra và tần số ra không ổn định
- Chế độ nhiên liệu cho động cơ đốt không đạt - Bộ tự động ổn định điện áp, tần số bị hỏng
- Điều chỉnh chế độ đốt nhiên liệu
- Sửa chữa, thay mới 4 Tần số luôn thấp hoặc
máy làm việc ở chế độ động cơ
Đứt mạch kích từ - Đấu nối lại
d) Luyện tập
Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập PHIẾU LUYỆN TẬP PHẦN THỰC HÀNH Tên kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện công suất nhỏ
Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...
Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...
Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...
TT Các bước công việc Yêu cầu
Sự thực hiện Đúng
K.thuật
An toàn
Thời gian
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Kiểm tra nhật ký chạy máy
Nắm rõ các thông tin trên nhật ký
3 Kiểm tra các bulông bắt chân máy, xung quanh động cơ …
Các bulông phải chặt
4 Kiểm tra động cơ sơ cấp - Hệ thống nạp, xả, thông hơi tốt
- Quạt làm mát tốt, dây đai căng vừa phải
5 Tháo máy phát ra khỏi động cơ
- Tháo đúng quy trình - Dùng đúng dụng cụ để không hỏng
6 Tháo máy phát - Tháo đúng trình tự
- Các chi tiết được tháo ra phải để gọn gàng, có thứ tự, hợp vệ sinh
7 Kiểm tra bảo dưỡng vành góp, chổi than
- Vành góp tròn đều, sạch nhẵn.
- Chổi than tiếp xúc tốt, không bị kẹt, đúng kích thước
8 Kiểm tra cuộn dây roto - Điện trở cuộn dây nhỏ (khoảng 3)
- Điện trở rất lớn. Với máy phát dùng điện 12VDC thì Rcđ > 12k; dùng điện
9 Lắp máy phát Đúng trình tự
Các chi tiết đủ, chặt, khớp 10 Kiểm tra dầu bôi trơn,
nhiên liệu, nước làm mát
- Dầu bôi trơn đủ
- Nhiên liệu còn đủ trong bình
- Nước làm mát đủ
11 Kiểm tra acquy - Mức axít trong bình acquy đủ
- Điện áp không tải khoảng 85 90% điện áp định mức của acquy
12 Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, rò điện ra vỏ
- Không có chỗ bị dò - Điện trở cách điện tốt 13 Kiểm tra lọc gió, đai ốc,
vòng kẹp, dây đai
Lọc gió sạch
Các bulông, đai ốc chặt Dây đai căng vừa phải 14 Kiểm tra điện áp ra - Máy nổ khởi động được,
tốc độ đều, không có tiếng kêu lạ.
- Điện áp U = 220V 15 Kiểm tra tần số - f = 50 52 Hz
16 Kiểm tra dòng điện tải Dòng tải bằng dòng định mức
17 Kiểm tra sự phát nóng nước làm mát
Nhiệt độ tăng đều khoảng 10-150/phút
e) Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 11.