BÀI 4: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
4.3. Cách xác định cực tính của động cơ không đồng bộ
4.3.2. Xác định cực tính động cơ 1 pha
Hiện nay động cơ 1 pha có tụ được sử dụng nhiều nhất bởi sự đơn giản trong vận hành, rẻ, tin cậy... Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha tụ làm việc như hình 4.16.
Hình 4.16. Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha tụ làm việc
Động cơ thường có 3 đầu ra, bao gồm: đầu cuộn làm việc, đầu cuộn khởi động và đầu dây chung. Để xác định các đầu dây này ta làm theo các cách sau:
+ Dùng đèn thử:
- Đo sự thông mạch của cuộn dây làm việc và khởi động và so sánh sự khác nhau, nếu cuộn nào đèn sáng hơn thì đó là cuộn làm việc còn cuộn nào tối hơn là cuộn khởi động.
- Đặt 2 đầu que đo thử và 2 đầu làm việc, khởi động ta cũng đo được sự thông mạch của 2 cuộn dây làm việc và khởi động nối tiếp nhau và đèn thử tối nhất so với 2 lần trước ta xác định được 2 đầu này cố định với 2 đầu tụ điện.
Chú ý: Trong phương pháp xác định trên nếu cuộn dây bị đứt thì đèn không sáng còn nếu sáng bình thường (đèn không tối đi) thì cuộn dây bị chạm chập.
+ Dùng đồng hồ vạn năng:
Người ta thường kí hiệu 3 mối dây ra là C (dây chung), R (dây chạy), S (dây khởi động). Việc của chúng ta là xác định trong 3 mối dây đó, dây nào là C, dây nào là R, là S.
Vì điện trở của cuộn dây chạy nhỏ hơn điện trở cuộn dây khởi động, nên điện trở đo giữa R và C là nhỏ nhất, giữa R và S là lớn nhất, giữa S và C ở khoảng giữa hai trị số trên.
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)
Bảng 4.3. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành xác định cực tính động cơ 1 pha TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú
A Thiết bị, dụng cụ
1 Động cơ 1 pha 3 đầu dây 01 Cái
2 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái
3 Đèn sợi đốt 220V/40W 01 Cái
4 Biến áp 1 pha 220/36V 01 Cái
B Vật tư
1 Dây dẫn 03 m
Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.
- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Đánh số các đầu dây
Đánh số 1, 2, 3 một cách tuỳ ý ba đầu dây ra.
1 2 3
3 2
1
1 2 3
Hình 4.17. Đo điện trở để xác định các đầu dây C, R, S Bước 2: Đo thông mạch các cuộn dây.
- Dùng đồng hồ vạn năng với thang đo x1 hoặc x10 đo điện trở ở từng cặp đầu dây: 1-2; 1-3; 2-3 và ghi các kết quả đo để có cơ sở kết luận.
Bước 3: Xác định cuộn dây
- Cặp nào có trị số điện trở lớn nhất thì cặp đó là R và S, đầu còn lại sẽ là C.
Khi biết được C, đo giữa C và hai đầu dây kia, nếu đầu nào có điện trở lớn là S, còn lại là R.
3. Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Bảng 4.4. Các dạng sai hỏng thông thường của động cơ 1 pha TT Sai hỏng thường
gặp
Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Không đo được điện
trở
Đầu dây bị đứt hoặc không tiếp xúc
Kiểm tra các đầu dây 2 Điện trở đo được Dùng chưa đúng thang đo Chuyển về đúng thang đo
4. Luyện tập
Quá trình luyện tập và củng cố kiến thức theo phiếu luyện tập:
PHIẾU LUYỆN TẬP PHẦN THỰC HÀNH Tên kỹ năng: Xác định cực tính động cơ 1 pha
Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...
Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...
Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...
TT Các bước công việc Yêu cầu
Sự thực hiện Đúng
K.thuật
An toàn
Thời gian
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Đúng chủng loại - Đủ số lượng
- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận
2 Đánh dấu các đầu dây Đánh đúng ký hiệu 3 Đo và ghi giá trị điện trở
từng cặp đầu dây
Xác định được đúng điện trở từng cặp
4 So sánh điện trở để tìm được các đầu dây
Tìm đúng đầu dây 5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 8.