Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều (công suất nhỏ)

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 182 - 190)

BÀI 6: MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU

6.3. Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều (công suất nhỏ)

1. Các nội dung cơ bản trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều

Hiện nay, mặc dù các động cơ điện xoay chiều đang được sử dụng rộng rãi, nhưng động cơ một chiều vẫn có một vai trò quan trọng, đặc biệt trong những ứng dụng yêu cầu mômen mở máy lớn, điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và trong phạm vi rộng. Các yêu cầu kỹ thuật của động cơ công suất nhỏ được cho trong tiêu chuẩn nhà nước TCVN 3816-83. Các nội dung cơ bản cần kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều bao gồm:

- Kiểm tra tổng quát động cơ - Kiểm tra cách đấu dây, tiếp địa - Kiểm tra chổi than-cổ góp - Kiểm tra điện áp nguồn - Kiểm tra không tải, có tải - Kiểm tra độ tăng nhiệt - Chống ẩm, chống bụi - Bảo dưỡng ổ trục, ổ bi

- Xiết chặt các bulông, đai ốc, chống gỉ 2. Thực hành

a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị (cho một bàn thực tập/01 SV)

Bảng 6.1. Bảng kê thiết bị, dụng cụ, vật tư, linh kiện phục vụ thực hành ĐC1C TT Tên thiết bị Mô tả kỹ thuật S.lượng Đơn vị Ghi chú

A Thiết bị, dụng cụ

1 Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp

U = 210VDC P = 0,3kW

01 Cái

2 Tôvít 4 cạnh 5x100mm 01 Cái

3 Tôvít 2 cạnh 5x100mm 01 Cái

4 Đồng hồ vạn năng Sunwa YX-960TR 01 Cái

5 Búa sắt 300mm 01 Cái

6 Bộ dụng cụ cơ khí 01 Bộ

7 Kìm điện 500V, 160mm 01 Cái

8 Thước cặp 0-150mm 01 Cái

9 Mêgômét Sanwa, 600V 01 Cái

10 Ampe kìm Sanwa, 40V 01 Cái

11 Nhiệt kế 1000C 01 Cái

12 Tốc độ kế DT2235

B Vật tư, linh kiện

1 Giấy nhám mịn 01 dm2

2 Thiếc hàn 0,01 kg

3 Nhựa thông 0,01 kg

4 Mỡ bò 0.01 kg

Trước khi vào thực tập yêu cầu kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư:

- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Đồng hồ vạn năng, Board nguồn làm việc bình thường, mỏ hàn nóng đủ nhiệt độ hàn.

- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra vật tư: Vật tư đủ, đúng chủng loại yêu cầu.

- Kiểm tra vị trí thực tập: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng, đúng vị trí, dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.

b) Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng

Bảng 6.2. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều

TT Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ thiết bị

giáo viên

- Chuyển các thiết bị về bàn thực tập

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Đọc nhãn máy, ghi lại các thông số:

công suất, điện áp, dòng điện

Ghi đúng, đủ 3 Đo thông mạch xác định các cuộn

dây:

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo X1 đo điện trở từng cuộn: cuộn có điện trở nhỏ nhất là cuộn kích từ nối tiếp, cuộn có điện trở lớn nhất là cuộn kích từ song song, 2 đầu còn lại là của phần ứng.

Các cuộn đều thông mạch

Đồng hồ vạn năng

4 Kiểm tra cách điện:

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo x1K hoặc megomet 500V đo điện trở cách điện:

+ Giữa các cuộn dây + Giữa cuộn dây với vỏ

Rcđ 0,5M

Đồng hồ vạn

năng hoặc

Megômét

5 Kiểm tra các bulông, cánh quạt, nắp che cánh quạt… được định vị chắc chắn; các ổ bi, ổ trục quay trơn đều

Các bulông chắc chắn Bộ dụng cụ cơ khí

6 Xác định cực tính các cuộn dây:

+ Khi động cơ làm việc ở chế độ kích từ độc lập hoặc kích từ song song hoặc kích từ nối tiếp thì không cần xác định đúng cực dương “+”

hay âm “-“. Nếu muốn động cơ quay ngược thì chỉ cần đảo cực tính giữa 2 đầu cuộn kích từ hoặc phần ứng (không được đảo cả cuộn kích từ và phần ứng).

+ Khi động cơ làm việc ở chế độ kích từ hỗn hợp cần lưu ý cách đấu cuộn kích từ nối tiếp như sau:

Đấu: Cphần ứng - Đktnt hoặc Đphần

Xác định đúng cực tính cuộn dây

Bộ dụng cụ nghề điện

ứng - Cktnt: tốc độ cao (đấu thuận) Đấu: Đphần ứng - Đktnt hoặc Cphần ứng - Cktnt: tốc độ thấp (đấu nghịch) 7 Đấu các cuộn dây:

Cuộn kích từ song song phải được nối song song với phần ứng, cuộn kích từ nối tiếp phải được nối nối tiếp với phần ứng.

- Đấu đúng các cuộn dây

Bộ dụng cụ cơ khí

8 Kiểm tra đầu dây tiếp địa:

Dùng cờlê siết chặt đầu tiếp địa nối với vỏ máy. Đầu còn lại của đầu dây tiếp địa nối với cọc tiếp địa

Các đầu đấu nối chặt, chắc chắn

Bộ dụng cụ cơ khí

9 Tháo máy

+ Đánh dấu rồi tháo 4 vít giữ nắp trước, sau với thân máy

+ Tháo nắp trước (phía có chổi than)

+ Tách rời roto và stato + Tháo chổi than

- Tháo đúng quy trình - Các chi tiết được tháo ra phải để gọn gàng, có thứ tự, hợp vệ sinh

Bộ dụng cụ cơ khí

10 Kiểm tra chổi than, cố góp

+ Quan sát cổ góp nếu thấy bị sém nhẹ thì dùng giấy ráp mịn để đánh bóng, nếu bị rỗ thì phải đưa lên máy tiện để rà láng lại sau đó mới đánh bóng

+ Dùng thước cặp kiểm tra kích thước và độ tròn đều của cổ góp

+ Kiểm tra chổi than tiếp xúc tốt, trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ chổi. Nếu chổi than bị cháy sém nhẹ thì dùng giấy nhám mịn để đánh sạch. Nếu quá mòn hoặc rỗ thì thay mới

+ Nếu thấy bụi than bám trên cổ góp thì phải dùng khí nén thổi sạch

- Cổ góp tròn đều, sạch nhẵn.

- Chổi than tiếp xúc tốt, không bị kẹt, đúng kích thước

Giấy nhám Máy tiện Thước cặp

tháo và cần chú ý:

+ Cho một ít mỡ bò vào ổ bi + Lắp đúng đầu đã đánh dấu + Lắp chổi than phải có que chêm để chổi than không tụt. Khi lắp xong thì tháo que này ra.

Các chi tiết đủ, chặt, khớp

khí

12 Kiểm tra nguồn:

+ Kiểm tra nguồn phần ứng:

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo 250VDC để đo điện áp nguồn. Lưu ý dùng đúng đầu que đo để kim không bị quay ngược.

+ Kiểm tra nguồn kích từ (độc lập): Dùng đồng hồ vạn năng thang đo 250VDC để đo điện áp nguồn.

Điện áp nguồn cấp đúng theo nhãn máy

- Đồng hồ vạn năng

13 Kiểm tra không tải:

Không được phép thử không tải với động cơ kích từ nối tiếp

- Đặt điện áp kích từ bằng khoảng 50% điện áp kích từ định mức sau khi máy khởi động xong mới tăng dần đến 100% định mức

- Đóng aptômát cấp nguồn một chiều cho động cơ

- Dùng ampe kìm để đo dòng điện không tải tại đầu cực của máy

- Dùng tốc độ kế tì lên trục động cơ để kiểm tra tốc độ không tải

Dòng không tải bằng khoảng 30% dòng định mức.

Tốc độ không tải lớn hơn tốc độ định mức

Ampe kìm, tốc độ kế

14 Kiểm tra định mức:

- Lắp bộ phanh hãm bột từ lên trục động cơ.

- Cấp nguồn cho động cơ

- Tăng dần điện áp của bộ phanh hãm để mômen hãm xấp xỉ mômen định mức.

- Dùng ampe kìm kiểm tra dòng điện nguồn cấp cho động cơ

Dòng nguồn cấp bằng dòng định mức

Tốc độ xấp xỉ tốc độ định mức

Ampe kìm Tốc độ kế

- Dùng tốc độ kế kiểm tra tốc độ 15 Kiểm tra sự phát nóng của cuộn

dây

Cho động cơ vận hành với tải định mức trong thời gian 1 phút, dùng nhiệt kế đo độ tăng nhiệt của nước làm mát. Tiến hành lấy 5 lần liên tiếp.

Nhiệt độ tăng đều khoảng 10-150/phút

Nhiệt kế

c) Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục

Bảng 6.3. Các dạng sai hỏng của động cơ một chiều

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Khi không tải cũng

như có tải, tia lửa dưới chổi than rất nhỏ nhưng gây nhiễu cho các thiết bị xung quanh

- Cổ góp không tròn, đồng tâm với trục

- Chổi than ép chưa đủ - Vị trí chổi than chưa đúng

- Kiểm tra lại cổ góp - Tăng lực ép lò xo

- Căn chỉnh lại vị trí chổi than.

2 Tia lửa dưới chổi than mạnh, khó khởi động, tốc độ không ổn định

- Chập phiến góp - Cách ly điểm chập

3 Dây quấn bị phát nóng quá mức

- Quá tải - Sát cốt

- Hỏng quạt gió, đường gió làm mát

- Giảm tải

- Căn chỉnh lại roto - stato - Kiểm tra lại quạt gió, làm sạch đường gió làm mát 4 Không khởi động

được

- Đứt dây nguồn nối đến động cơ

- Mất kích từ song song

- Kiểm tra lại điêm đấu nối - Kiểm tra lại mạch kích từ 5 Tốc độ tăng quá mức - Chổi than sai vị trí

- Mất kích từ song song - Mất tải ở động cơ kích từ nối tiếp

- Hiệu chỉnh lại vị trí - Kiểm tra lại mạch - Nối lại tải cho động cơ 6 Tiếng kêu to không

bình thường

- Tốc độ quá cao - Chập ở cổ góp - Mất cân bằng động - Ổ bi bị rơ, rỗ

- Tăng kích từ - Cách ly điểm chập - Cân bằng lại - Kiểm tra, thay thé

PHIẾU LUYỆN TẬP PHẦN THỰC HÀNH Tên kỹ năng: Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ một chiều công suất nhỏ

Họ và tên sinh viên:………... MSSV:...

Lớp………... Ngày...…tháng...…năm...

Giáo viên hướng dẫn...Ca thực tập...

TT Các bước công việc Yêu cầu

Sự thực hiện Đúng

K.thuật

An toàn

Thời gian

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Đúng chủng loại - Đủ số lượng

- Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận

2 Đọc nhãn máy Ghi đúng, đủ

3 Kiểm tra các cuộn dây Các cuộn đều thông mạch 4 Kiểm tra cách điện Rcđ 0,5M

5 Kiểm tra các chi tiết khác

Các bulông chắc chắn 6 Xác định cực tính các

cuộn dây

Xác định đúng cực tính cuộn dây

7 Đấu các cuộn dây - Đấu đúng các cuộn dây 8 Kiểm tra đầu dây tiếp

địa

Các đầu đấu nối chặt, chắc chắn

9 Tháo máy - Tháo đúng quy trình

- Các chi tiết được tháo ra phải để gọn gàng, có thứ tự, hợp vệ sinh

10 Kiểm tra chổi than, cổ góp

- Cổ góp tròn đều, sạch nhẵn.

- Chổi than tiếp xúc tốt, không bị kẹt, đúng kích thước

11 Lắp máy Đúng trình tự

Các chi tiết đủ, chặt, khớp 12 Kiểm tra nguồn Điện áp nguồn cấp đúng

theo nhãn máy

13 Kiểm tra không tải Dòng không tải bằng khoảng 30% dòng định mức.

Tốc độ không tải lớn hơn tốc độ định mức

14 Kiểm tra dòng định mức Dòng nguồn cấp bằng dòng định mức

Tốc độ xấp xỉ tốc độ định mức

15 Kiểm tra sự phát nóng Nhiệt độ tăng đều khoảng 10-150/phút

e) Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành theo phiếu đánh giá ở phụ lục 12.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mô đun thiết bị điện (Trang 182 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)