CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ kẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Theo lĩnh vực hoạt động các đơn vị sự nghiệp đƣợc chia thành:
Một là: Đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhƣ các trường mầm non, các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở, các trường đại học, cao đẳng… các đơn vị này có nguồn thu chủ yếu là từ học phí, ngoài ra còn có các nguồn thu khác nhƣ hoạt động dịch vụ liên kết từ việc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Hai là: Đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc lĩnh vực y tế gồm: các cơ sở khám chữa bệnh nhƣ các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ ngành và địa phương, các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dƣợc, các cơ sở điều dƣỡng… Các đơn vị này ngoài nguồn thu chủ yếu là viện phí theo quy định của nhà nước còn có các hoạt động dịch vụ khác với mức thu do đơn vị quy định.
Ba là: Các đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin gồm các đoàn nghệ thuật nhƣ: Nhà hát chèo, ca mua nhạc, kịch, nhà hát múa rối, trung tâm chiếu phim, nhà văn hóa thông tin, thƣ viện, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, cơ quan báo chí …. Các đơn vị này có nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ in tráng, bán vé, cung cấp dịch vụ, quảng cáo, xuất bản tạp chí, bản quyền phát thanh truyền hình … và các khoản thu các theo quy định của Pháp luật.
Bốn là: Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thuộc lĩnh vực thể dục thể thao gồm: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các liên đoàn thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao, nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ sân bãi, quản cáo, bản quyền thể thao trong sân đấu và một số khoản thu các theo quy định của Nhà nước.
Năm là: Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thuộc lĩnh vực kinh tế gồm: Các viện tƣ vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, các trung tâm kiểm định an toàn lao động, trung tâm đăng kiểm, Các đơn vị này có nguồn thu chủ yếu là một loại phí theo quy định của nhà nước và một số nguồn thu dịch vụ khác.
Theo mức độ tự chủ về tài chính:
Theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại theo mức độ đảm bảo chi hoạt động thường xuyên nhƣ sau:
Mức độ bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp được tính theo công thức: (1)
Mức độ đảm bảo chi
động xuyên
Trong đó:
Tổng nguồn thu sự nghiệp gồm tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước đƣợc phép để lại theo quy định. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ theo nguyên tắc đảm bảo chi phí và có tích lũy. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Tổng chi hoạt động thường xuyên bao gồm chi cho người lao động, chi quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, …,
Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên đơn vị sự nghiệp đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo công thức (1), bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp.
Từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng.
- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo công thức (1) lớn hơn 10% và nhỏ hơn 100%.
- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức (1) từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp. Theo đó việc tự chủ về tài chính phân loại đơn vị sự nghiệp trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao, cụ thể các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính đƣợc chia thành 4 loại:
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.và chi đầu tư.a đơn vị sự nghiệp. Theo đó việc tự chủ về tài chính phân loại
Đơn vị sự nghiệp công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 tăng thêm một loại hình đơn vị sự nghiệp công so với Nghị định 43/2006/NĐ-CP đó là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảmchi thường xuyên và chi đầu tư.
Theo yêu cầu quản lý ngân sách, có thể chia các đơn vị sự nghiệp trong cùngmột ngành theo cùng hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán các cấp nhƣ sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước nhà nước về tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung ƣơng, các sở ở tỉnh, thành phố hoặc các phòng ở cấp huyện, quận.
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn
vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III.
- Đơn vị dự toán III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán
ngân sách của đơn vị dự toán II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên.
- Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên nhƣ quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I.