Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận tải - Giao nhận - Phân phối Ô tô Chu Lai Trường Hải (Trang 29 - 35)

Trình độ chuyên môn là những điều hiểu biết có được hoặc do từng trải,

hoặc nhờ học tập. Trình độ chuyên môn gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (về một lĩnh vực đặc trưng như kế toán tài chính) và kiến thức đặc thù (những kiến thức đặc trưng

mà người lao động trực tiếp tham gia hoặc được đào tạo) [5, tr.265 - 266]

Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật là nâng cao kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm.

đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát

triển, nâng cao kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có được, thông qua đào tao. Cho nên bat ky tổ chức, doanh nghiệp nảo cũng phải coi trọng công tác đào tạo.

Và, ngược lại, đào tạo phải đáp ứng cho được yêu cầu này. [5, tr.266]

Tiêu chí để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá qua khối lượng và trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được gia tăng qua từng thời kỳ của từng

cá nhân cũng như của từng tổ chức, doanh nghiệp;

- Tốc độ tăng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ qua từng thời kỳ của từng loại lao động cũng như của tổng số;

- Trinh d6 chuyên môn nghiệp vụ còn được biểu hiện ở tỷ lệ nguồn nhân

20

lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong tổng số cũng như từng loại

lao động.

Kiến thức chuyên môn là những hiểu biết có được do trải nghiệm hoi học tập. Nó gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (kế toán, tài chính... ) và kiến thức đặc thù (những kiến thức người lao động được đào tạo cụ thể).

Như vậy, phát triển kiến thức chuyên môn hay trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của người lao động là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành,

một nghề nhấtđịnh. Nó trang bị những kiến thức mới, và nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho người lao động.

Đội ngũ NNL có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ giúp doanh

nghiệp nâng cao năng suất lao động và có vai trò nòng cót, có khả năng khởi xướng và dẫn dắt các đổi mới công nghệ, quy trình quản lý sản xuất [7, tr.197]

Chính điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhận thức được điều trên, hầu hết các DN hiện nay đều coi trọng và có những chính sách

thu hút, giữ chân những người tài giỏi, kích thích tỉnh thần làm việc của họ.

+ Tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động:

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: Là số phần trăm (%) số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc.

~ Mức độ đáp ứng trình độ kiến thức của người lao động trong công việc.

- Tốc độ tăng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ qua từng thời kỳ của từng loại lao động cũng như của tông số

- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn được biểu hiện ở tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong tổng số cũng như từng,

loại lao động.

+ Nâng cao kiến thức của nguồn nhân lực:

- Dé nâng cao kiến thức tông hợp hay chuyên môn cho nhân viên, chỉ có

thể thực hiện qua đào tạo và tự học tập. Nội dung đảo tạo phải dựa trên cơ sở

xác định đối tượng đào tạo. Với mỗi đối tượng đào tạo khác nhau tương ứng, có các nội dung khác nhau. Dựa vào đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để xác định sự hãng hụt, khiếm khuyết giữa tiêu chuẩn CBCNV với thực trạng hiện có, từ đó xây dựng nội dung đào tạo cần thiết.

- Đào tạo hướng dẫn công việc: nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho nhân viên mới tuyển về công việc và doanh nghiệp,

giúp cho họ nhanh chóng thích nghỉ với điều kiện làm việc, cách thức làm việc trong doanh nghiệp mới.

- Dao tao huấn luyện kỹ năng: nhằm giúp nhân viên có trình độ tay nghề và

các kỹ năng phù hợp với yêu cầu thuận lợi cho công việc thực hiện công việc.

~ Đảo tạo kỹ thuật an toàn lao động: hướng dẫn cho nhân viên cách thức thực hiện công việc an toàn, nhằm ngăn ngừa xảy ra các tai nạn lao động

- Dao tạo nâng cao trình độ chuyên môn: thường được tổ chức định kỳ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật luôn được cập nhật với

các kiến thức và kỹ năng mới.

Trong doanh nghiệp, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

người lao động có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người lao động có thẻ bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, có đủ năng lực cần thiết đảm đương các

chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, yêu

cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ

mới. Có như vậy, người lao động mới có thể làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các công cụ, phương tiện lao động hiện

đại, tiên tiến. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực chỉ có được thông qua đảo tạo và bồi dưỡng, vì vậy muốn nâng cao trình độ chuyên

2

môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực các doanh nghiệp cần có kế hoạch đảo tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc

1.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Kỹ năng của người lao động chính là sự thành thạo, tỉnh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho người công nhân đó hoàn thành tốt công.

việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc. [5, tr.266]. Tuy nhiên,

mỗi vị trí đảm nhiệm khác nhau sẽ cần những nhóm kỹ năng khác nhau. Cần lưu ý đối với vị trí càng cao thì yêu cầu về kỹ năng với họ càng khó khăn và phức tạp hơn và yêu cầu về mức độ thuần thục các kỹ năng cũng cao hơn.

Trong doanh nghiệp, việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn lực

có ý nghĩa rất quan trọng, khi kỹ năng được nâng cao, người lao động làm

việc hiệu quả hơn, năng suất lao động nâng cao hơn. Để nâng cao kỹ năng.

nghề nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực phải có sự rèn luyện và tích lũy kinh

nghiệm từ thực hiệ

Để đánh giá trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần

phải:

- Phân tích, và xác định được các kỹ năng cần có của từng vị trí công

việc cũng như của từng tô chức, doanh nghiệp;

~ Mức độ đánh giá các kỳ năng của nguồn nhân lực;

- Mức độ gia tăng các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực qua từng thời kỳ của từng loại cũng như tổng số;

Để nâng cao trình độ kỹ năng nguồn nhân lực doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch nghề và quản lý nghề nghiệp: Lập kế hoạch nghề

nghiệp là quá trình thông qua đó từng cá nhân nhận dạng và thực hiện các

bước, nhằm đạt tới những mục tiêu nghề nghiệp; Quản lý nghề nghiệp là quá

trình thông qua đó để tuyển chọn, đánh giá, phân công và phát triển nhân viên nhằm đảm bảo một tập thể đủ trình độ dé đáp ứng mục tiêu của tổ chức và quản lý nghề nghiệp. Các hoạt động này bao gồm:

- Đối với công nhân, nhân viên: Tự đánh giá khả năng, những mối quan

tâm và các giá trị; phân tích các phương án lựa chọn nghề nghỉ

quyết định

về những mục tiêu và nhu cầu phát triển; trình bày những sở thích cho nhà quản trị; theo đuôi kế hoạch hành động đã thỏa thuận. Cung cấp cho nhà lãnh đạo thông tin chính xác về kỹ năng, kinh nghiệm công tác, mối quan tâm và những khác vọng về sự nghiệp.

~ Đối với nhà quản trị: Đánh giá tính thực hiện những mục tiêu do nhân

viên trình bảy và những nhu cầu phát triển mà họ thấy được; tư vấn cho nhân viên và xây dựng một kế hoạch thống nhất; theo dõi và cập nhật các kế hoạch.

của nhân viên cho phù hợp. Cung cấp thông tin về những vị trí công tác

khuyết. Tham định và sử dụng tắt cả thông tin do quá trình đó cung cấp Nhận dạng tất cả các ứng viên có thể phù hợp với vị trí khuyết người đề tuyển chọn; nhận dạng những cơ hội phát triển công việc thiếu người, các chương.

trình đào tạo, phân công luân chuyển nhân viên và bó trí sắp xếp sử dụng lao.

động cho phù hợp.

- Đối với tổ chức: Đảm bảo mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp, các nguồn tài nguyên, tư vấn về những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch

nghề nghiệp cá nhân; đảm bảo các chương trình đảo tạo kỹ năng và những cơ hội tích lũy kinh nghiệm trong công việc. Đảm bảo quá trình thông tin phục

vụ những nhu cầu ra quyết định của Ban lãnh đạo. Tổ chức và cập nhật tất cả

các thông tin

Kỹ năng được hiểu chính là một năng lực cụ thể để giúp cho một cá nhân có thể tham gia vào một hoạt động cụ thê nào đó. Nó có thể là khả năng, năng,

lực, trình độ hoặc mức độ khéo léo để thực hiện các nhiệm vụ được giao mà

24

những yêu cầu này có thể xuất phát từ quá trình học tập, đào tạo, thực hành hoặc học hỏi kinh nghiệm. Nó giúp cung cấp một quá trình ứng dụng cụ thể các kiến thức theo khuôn mẫu lý thuyết đã học vào các tình huống cụ thể trên

thực tế. Kỹ năng cũng được áp dụng ở một mức độ rộng rãi hơn, có thẻ liên

quan đến hành vi, thái độ và các thuộc tính cá nhân làm cho các yếu tố này tác

động chặt chẽ, tạo nên một cá nhân hoàn thiện hơn trong công việc hoặc các

yêu cầu của xã hội.

- “Kỹ năng” chỉ có thể lĩnh hội được thông qua tình huống thực tế hoặc mô phỏng thực tế. Nói một cách khác, “Kỹ năng” chỉ có thể được hình thành

thông qua thực làm, cùng với việc áp dụng các phương pháp cụ thẻ. Do vậy để đánh giá dựa vào tiêu chí mức độ thành thạo công việc được thực hiện.

è trình độ thông thạo tay nghề, những Kỹ năng phản ánh sự hiểu biết

kinh nghiệm, mức độ tỉnh xảo trong việc thực hiện các công việc và được

tăng dần theo thời gian.

+ Tiêu chí để đánh giá kỹ năng của nguồn nhân lực

- Phân tích, xác định được các kỹ năng cần có của từng vị trí công việc

cũng như của từng tổ chức, doanh nghiệp.

~ Mức độ đáp ứng các kỹ năng của người lao động đối với công việc

- Mức độ gia tăng các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực qua từng thời kỳ của từng loại cũng như của tổng số

+ Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực.

Để phát triển kỳ năng nghề nghiệp của người lao động, doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo cho nhân viên có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết nhằm hoàn thành tốt các công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

- Đánh giá chính xác kỹ năng của người lao động từ đó đưa ra những chính sách, chương trình đảo tạo nhằm nâng cao kỹ năng của người lao động.

đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.

- Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo kỹ năng do những chuyên gia có

kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm;

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tạo điều kiện và môi trường cho

người lao động ứng dụng kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Kỹ năng được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo, tự đào tạo

trong thực tế hoạt động và cũng phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của cá

nhân người lao động. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp thì

bản thân người lao động cũng cần phải chủ động, tích cực và luôn có tỉnh thần học hỏi để nâng cao kỹ năng của bản thân.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận tải - Giao nhận - Phân phối Ô tô Chu Lai Trường Hải (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)