Đánh giá chung về hoạt động quản trị tri thức tại Công ty CP VNG

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tri thức tại công ty cổ phần VNG đến năm 2020​ (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VNG

2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị tri thức tại Công ty CP VNG

Một là, Công ty xác định được xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng tốt, luôn cập nhật và phát triển phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Hai là, công tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc và bài bản, thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các ứng viên.

Ba là, hoạt động đào tạo tri thức luôn được VNG quan tâm, chú trọng. Công ty đã xây dựng một hệ thống thư viện điện tử cung cấp kiến thức, trau dồi tri thức bổ ích cho toàn thể đội ngũ nhân viên Công ty. Việc đào tạo bài bản và cụ thể đối với các vị trí và chức danh công việc, cung cấp được nhiều tri thức bổ ích.

Bốn là, bố trí nhân sự tại VNG tương đối hợp lý, nhân viên được phân bổ tại các vị trí công việc phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân.

Năm là, chế độ lương thưởng và phúc lợi của nhân viên tại Công ty cổ phần VNG tương đối tốt.

Sáu là, môi trường làm việc tại VNG tốt, hệ thống trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo sự thoải mái trong quá trình làm việc.

Bảy là, hoạt động sáng tạo tri thức tại VNG được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, hội nghị, thảo luận, chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm thành công giữa từng cá nhân trong tổ chức. Qua các năm, số buổi hội thảo, hội nghị liên tục gia tăng giúp nâng cao hiệu quả công tác quản trị tri thức.

Tám là, hệ thống công nghệ thông tin được đầu tư đồng bộ và được chút trọng nâng cấp là công cụ đắc lực hỗ trợ công tác quản trị tri thức tại VNG.

Cuối cùng, chế độ đãi ngộ nhân tài được chú trọng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở VNG thấp.

2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế

Một là, việc mô tả công việc tại từng vị trí chưa cụ thể, còn chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận. Quyền hạn và trách nhiện của mỗi nhân viên tại các vị trí chưa được mô tả cụ thể.

Hai là, công tác tuyển dụng chưa đánh giá chính xác năng lực của ứng viên.

Chưa chú trọng đến việc tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài làm việc tại VNG nhằm khai thác và tiếp cận với tri thức quốc tế.

Ba là, công tác đào tạo tri thức của các nhân viên tại Công ty CP VNG còn thụ động và chưa đạt kết quả cao. Các khóa đào tạo chuyên môn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân viên.

Bốn là, cơ cấu nhân sự trong từng bộ phận chưa phù hợp. Công tác luân chuyển nhân viên chưa thật sự phát huy được hiệu quả.

Năm là, chất lượng của việc phát triển tài liệu và quy trình chưa thực sự được chú trọng ở nhiều bộ phận kỹ thuật.

Sáu là, môi trường làm việc tại VNG chưa có sự gắn kết, thân thiện, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ lãnh đạo và nhân viên tại Công ty.

Bảy là, số lượng các buổi hội thảo, hội nghị còn ít, chất lượng các buổi hội thảo, hội nghị chưa được đầu tư đúng mức.

Tám là, chưa có các chế độ chính sách cụ thể trong việc khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức.

Cuối cùng, công tác khảo sát sự hài lòng của nhân viên chưa được cụ thể và thực tế với VNG.

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, xuất phát từ phía ban lãnh đạo của công ty, chưa thực sự chú trọng đến vấn đề quản trị tri thức trong doanh nghiệp, tuy nhiên đây lại là xu hướng thiết yếu của nền kinh tế nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hơn nữa.

Thứ hai, Ban lãnh đạo của các phòng ban xuất phát là những kỹ sư giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng về công tác quản trị còn yếu, dẫn đến việc chỉ tập trung chuyên môn làm việc, chưa chú trọng đến hoạt động quản trị. Từ đó việc định lượng công

việc cụ thể là chưa tốt (yêu cầu vị trí từng công việc, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên chưa được mô tả cụ thể, chỉ chung chung), và sự giao tiếp với nhân viên là chưa nhiều.

Thứ ba, công tác tuyển dụng chưa hoàn thiện, nên chưa đánh giá chính xác được chuyên môn của ứng viên, chưa chú trọng đến việc tìm kiếm và tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài để làm việc tại VNG.

Thứ tư, lĩnh vực hoạt động của Công ty còn khá mới mẻ, nên các kiến thức chuyên môn còn ít có cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty.

Thứ năm, việc nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên VNG về quản trị tri thức là chưa cao. Do chưa thực sự nhìn nhận tri thức là tài sản quan trọng nhất nên ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư, kiến tạo, chia sẻ, phát triển tri thức chưa thực sự tốt. Ngoài ra, vấn đề chia sẻ, chuyển giao tri thức vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Thứ sáu, Công ty chưa có nhiều sân chơi bổ ích hay chế độ lương thưởng, phúc lợi cụ thể trong việc khuyến khích nhân viên chia sẻ những ý tưởng sáng tạo hay các công trình nghiên cứu của họ trong quá trình làm việc, nghiên cứu.

Cuối cùng, công tác đánh giá chất lượng hằng năm chưa được đầu tư đúng mức và chưa chú trọng đến việc cải thiện chất lượng quản trị tri thức khi nhận được ý kiến của nhân viên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tri thức tại Công ty CP VNG nhận thấy, quản trị tri thức tại Công ty còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các kết quả phân tích thực trạng này là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tri thức tại công ty cổ phần VNG đến năm 2020​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)