Kinh nghiệm quản lý các khoản thu từ đất tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 26 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các khoản thu từ đất

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý các khoản thu từ đất tại một số địa phương

Theo Cổng thông tin điện tử huyện Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km, có tổng diện tích tự nhiên là 43.783,62 ha, phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và

huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 43.783,62ha là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ nên chủ yếu là đất đồi rừng.

Năm 1980 được tách ra từ huyện Sông Thao, Chi cục Thuế huyện Yên Lập được thành lập ngay sau khi có quyết định tách huyện. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước nói chung, của tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập nói riêng tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, diễn biến phức tạp và có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế.

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, thu thuế theo lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế, Chi cục Thuế huyện Yên Lập đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng và rất đáng tự hào. Đặc biệt là công tác quản lý các khoản thu từ đất ngày càng đạt hiệu quả cao, số thu được tăng lên theo từng năm đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước của huyện, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển, vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện Yên Lập.

Đến năm 2018, tại huyện Yên Lập đã có 31 dự án đầu tư của doanh nghiệp được chứng nhận đầu tư và trên 14 hộ gia đình được cấp phép để thuê đất với mục đích SXKD với tổng diện tích đất cho thuê là 27,82 ha. Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, Chi cục thuế thuế Yên Lập đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách thuế và các khoản thu từ đất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn huyện; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện việc giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của

Luật đất đai năm 2013 nhằm đảm bảo công khai minh bạch, tăng thu ngân sách cho nhà nước; Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất; Hoàn thiện bộ máy, bố trí cán bộ có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện, tập trung rà soát, bãi bỏ hoặc đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất. Tăng cường phối hợp với các Phòng chuyên môn của huyện, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện trong việc giới thiệu quy hoạch và cấp phép dự án, xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng; quy hoạch sử dụng đất. Tăng cường kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai và pháp luật có liên quan.

Số thu thuế từ đất đai của huyện Yên Lập [6] giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Số thu thuế từ đất đai của huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng

TT Năm Thuế SD

ĐPNN Thuê đất Thu tiền SD đất

Thuế TNCN

(Thuế CQ SDĐ) Tổng

1 2016 0 9.387,9 18.138,7 871,6 28.398,2

2 2017 0,163 6.727,8 23.996,6 920,6 31.645,1 3 2018 0,163 11.325,5 31.291,8 1.328,1 43.945,5 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Yên Lập, 2016-2018) Ở bảng trên ta thấy số thu thuế từ đất tăng dần qua từng năm, trong đó khoản thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các khoản thu từ

đất trên địa bàn huyện, lần lượt các năm 2016 là 63,8%, 2017 là 75,8% và 2018 là 71,2%. Bên cạnh đó, tiền thuê đất cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn từ 21,2% đến 33%, đặc biệt năm 2018 có số thu tiền thuê đất tăng vọt là từ các dự án được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần tăng lên. Khoản thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản (trước đây là thuế chuyển quyền sử dụng đất) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu các khoản từ đất, chỉ giao động từ 2,9% đến 3%. Tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu từ đất của huyện Yên Lập. Điều này do địa bàn huyện Yên Lập là địa bàn đặc biệt khó khăn được Chính Phủ quy định, do đó toàn bộ diện tích đất ở trong hạn mức đều được miễn 100%, số thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại huyện Yên lập là từ các dự án thuê đất (Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp).

1.2.1.2. Quản lý các khoản thu từ đất tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Theo Trang Thông tin điện điện tử Tam Nông là một huyện đồng bằng trung du nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp danh với Thị xã Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội, phía Tây giáp huyện Thanh Ba, Yên Lập và Cẩm Khê. Huyện Tam Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 155,96km2 . Là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, là huyện cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế nhất định. Tam Nông có 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và thị trấn. Là cửa ngõ giữa miền núi và Đồng Bằng, giữa nông thôn và thành thị, giao thông tương đối thuận tiện, có nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa cung cấp cho các vùng khác. Đặc biệt với địa thế trên, Tam Nông đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong

thu hút đầu tư, tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Ngành Thuế huyện Tam Nông thực hiện sự chỉ đạo tích cực của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ; sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thuyện, đã chủ động, phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân nộp thuế và cán bộ công chức trong toàn Chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế qua các năm. Công tác quản lý các khoản thu từ đất của Chi cục Thuế huyện Tam Nông đặc biệt được chú trọng.

Ngành Thuế đã tích cực chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện quy hoạch sử dụng đất nhằm phân bố lại đất đai, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu sử dụng đất trong ngắn hạn cũng như dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tránh tình trạng chồng chéo trong việc sử dụng đất, góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất, cấp đất, đấu giá đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài. Phối hợp với các ngành và Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, người nộp thuế để kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục thẩm tra phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, giao đất và cho thuê đất. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế và các khoản thu từ đất tới người nộp thuế. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất. Tăng cường đào tạo các lớp công nghệ thông

tin, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất chuyên nghiệp, hiệu quả.

Số thu thuế từ đất đai của huyện Tam Nông [5], giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Số thu thuế từ đất đai của huyện Tam Nông giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Năm

Thuế SD ĐPNN (thuế nhà đất)

Tiền thuê đất

Thu tiền SD đất

Thuế TNCN

(Thuế CQ SDĐ) Tổng 1 2016 150,4 1.917,6 32.991 1.334,2 36.393,2 2 2017 122,1 2.809,7 42.343,8 1.668,5 46.944,1 3 2018 379,9 4.709,6 21.236,7 1.628 27.954,2 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện huyện Tam Nông, 2016-2018) Qua bảng số liệu trên cho thấy khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu từ đất tại huyện Tam Nông là tiền sử dụng đất, năm 2016 là 90,6%, năm 2017 là 90,3%, riêng năm 2018 có giảm xuống còn 76% do kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của UBND huyện được thực hiện vào thời điểm cuối năm và số thu nộp được thực hiện sang đầu năm sau (2019). Tiền thuê đất chiếm một tỷ trọng nhỏ từ trên 5% đến 6%, năm 2018 có tăng cao lên 16,8% là từ các dự án giao đất thu tiền thuê đất một lần tăng lên. Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu các khoản từ đất, giao động từ 3,5% đến 5,8%, nguồn thu này tỷ lệ thuận với nguồn thu từ tiền sử dụng đất. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ từ 0,4% đến 1,4% do diện tích đất thuộc diện miễn, giảm nhiều.

1.2.1.3. Quản lý các khoản thu từ đất tại tỉnh Bắc Ninh

Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003. Trụ sở của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh tại địa chỉ: Số 6, đường Nguyễn Đăng Đạo, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan. Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, năm 2018 tổng thu ngân sách nước đạt 16.648 tỷ đồng, bằng 115% so với dự toán pháp lệnh, bằng 134% so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó, thu từ tiền cho thuê đất đạt 462,5 tỷ đồng, đạt 113% dự toán, tăng 124% so với năm 2016. Trong năm 2018, có 216 tổ chức, cá nhân nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn, giảm 27 tổ chức, cá nhân tương ứng với giảm 11,1% so với năm 2017. Để đạt được các kết quả này, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện các biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng cải cách hành chính: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh hiện đại hóa công tác thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người nộp thuế. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức trong toàn ngành hỗ trợ tối đa cho các đối tượng nộp thuế, trong đó có đối tượng nộp tiền thuê đất. Đồng thời, giải quyết một cách kịp thời những khó khăn, vướng mắc mà các đối tượng nộp tiền thuê đất gặp phải, từ đó giúp cho các đối tượng nộp tiền thuê đất hiểu và nộp tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền và hỗ trợ cho các đối tượng nộp tiền thuê đất, giúp các đối tượng nộp tiền thuê đất dễ dàng tiếp cận thông tin liên quan đến chính

sách pháp luật thuế. Tại văn phòng cục và các chi cục, các quy định thủ tục hành chính về tiền thuê đất được niêm yết công khai, minh bạch; các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện nhanh chóng đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng các tổ chức, cá nhân thuê đất mất nhiều thời gian đi lại giải quyết công việc tại cơ quan thuế. Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã bố trí cơ sở vật chất, cán bộ phù hợp để thực hiện hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, hỗ trợ qua điện thoại, thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ.

- Phòng Kê khai - Kế toán thuế thường xuyên rà soát, kiểm kê mã số thuế để nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế mới và đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế một cách sát sao. Phòng Kê khai - Kế toán cũng lập sổ bộ quản lý thu tiền thuê đất theo quy định hiện hành.

- Tổ chức các đợt thanh kiểm tra, giám sát việc kê khai và tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất đối với các đối tượng thuê đất. Năm 2017, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện 87 đợt thanh tra, trong đó có cả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Sau các đợt thanh tra đã tiến hành truy thu 168 tỷ đồng tiền thuê đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với các tổ chức kinh tế còn nợ tiền thuê đất như: ban hành 100% thông báo đối với các trường hợp còn nợ tiền thuê đất; Thực hiện tính tiền chậm nộp và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đơn vị có khoản nợ trên 90 ngày theo quy định, áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nhằm thu kịp thời tiền nợ thuế vào ngân sách.

1.2.1.4. Quản lý các khoản thu từ đất tại tỉnh Yên Bái

Cục Thuế tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1991. Trụ sở của Cục Thuế tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: Tổ 48 - Phường Đồng Tâm - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái. Cục Thuế tỉnh Yên Bái là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý

thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tỉnh Yên Bái có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, năm 2018 tổng thu ngân sách nước đạt đạt 1.813 tỷ đồng, bằng 110% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 18% so với năm 2017. Trong đó, thu từ tiền cho thuê đất đạt 21,8 tỷ đồng, đạt 106,4% dự toán, tăng 108% so với năm 2017. Trong năm 2018, có 189 tổ chức, cá nhân nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn, giảm 22 tổ chức, cá nhân tương ứng với giảm 10,4% so với năm 2017. Để đạt được các kết quả này, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã thực hiện các biện pháp sau:

- Về xác định đơn giá thuê đất: quy định tỷ lệ % giá đất thuê linh hoạt, phù hợp với địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ % giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Tỷ lệ % giá đất được chia thành các mức như sau:

+ Tỷ lệ 2,5% áp dụng đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái, . + Tỷ lệ 2,0% áp dụng đối với các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ.

+ Tỷ lệ 1,8% áp dụng đối với thị trấn thuộc các huyện.

+ Tỷ lệ 1,8% áp dụng đối với xã thuộc thành phố Yên Bái.

+ Tỷ lệ 1,5% áp dụng đối với các xã thuộc thị xã Nghĩa Lộ và các xã thuộc các huyện còn lại.

+ Tỷ lệ 0,75% áp dụng riêng đối với 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)