Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 74 - 99)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê

3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.5.1.1. Quan điểm quản lý các khoản thu từ đất

* Quan điểm của Cơ quan Thuế

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng kinh tế ở mức cao bình quân (6,5%-7%/năm) giai đoạn 2011-2015. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua chỉ tiêu GDP trong nước năm 2016 phấn đấu tăng trưởng đạt 6,7%, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tạo môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý cho mọi thành phần kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất kinh doanh. Đối với huyện Cẩm Khê, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII đã thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020 là 6,5%.

Xuất phát từ quan điểm quản lý thuế được phê duyệt trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê luôn đặt nhiệm vụ chính trị lên hàng đầu là phấn đấu hoàn thành vượt mức kế

hoạch được Cục Thuế tỉnh Phú Thọ và HĐND huyện Cẩm Khê giao. Không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước tối thiểu 15% số thực thu, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

* Quan điểm người nghiên cứu

Quản lý thuế ở tầm quốc gia phải phấn đấu giảm tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP đến năm 2020 còn dưới 20 % (năm 2016: 22,3%, năm 2017:

22,9 %, năm 2018: 21,5% và năm 2019 ước: Dưới 21%)

Phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách phải gắn với hoàn thiện công tác quản lý thuế, nuôi dưỡng nguồn thu với phương châm “khoan sức dân, giảm thuế, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu”, dự báo các nhân tố mới tác động trong công tác quản lý thuế.

Ngành Thuế phải tham mưu đề xuất các giải pháp nuôi dưỡng và ổn định nguồn thu từ doanh nghiệp, người dân nói chung và từ tổ chức, cá nhân sử dụng đất nói riêng theo hướng giao sử dụng đất đúng đối tượng cần, tránh đầu cơ lãng phí, ổn định quỹ đất cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về mặt chuyên môn, giảm tần suất khai thuế, giảm chí phí tuân thủ thuế, cải tiến, đơn giản phương pháp thu thuế và tăng thu đối với tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

Hoàn thiện và linh hoạt trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế, sử lý thống nhất và đúng kỷ cương mọi trường hợp đầu cơ đất nhưng không chấp hành pháp luật thuế.

Đồng bộ giải pháp hỗ trợ về đất đai, về thuế với các chính sách hỗ trợ về tài chính, lãi suất, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và đầu tư trong phát triển SXKD, từ đó tạo thêm việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

3.5.1.2. Định hướng, mục tiêu

Định hướng chung lâu dài cho công tác quản lý các khoản thu từ đất của Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê về cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi cho

người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế từ sử dụng đất, đảm bảo tính công khai, công bằng, minh bạch, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương nói chung, về đất đai nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng thu ngân sách.

* Mục tiêu chung: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế ở mọi lĩnh vực phát sinh trong đó có tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Phấn đấu tăng thu ngân sách hàng năm trên 15 % số thực thu, đến năm 2020 số tổ chức, cá nhân khai thuế và số thuế khai nộp tăng gấp đôi so với năm 2010.

* Mục tiêu cụ thể: Công tác thu thuế năm 2018 đang được triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó có những thuận lợi, thời cơ và cả những thách thức đan xen. Vì vậy, phải có sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, đoàn kết nội bộ, kỷ luật kỷ cương, phát huy tối đa sức mạnh nội lực mới thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Với tinh thần đó, Chi cục Thuế Cẩm Khê xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 là:

- Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2018 đã được Cục Thuế tỉnh giao 57.640 triệu đồng.

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm chính sách thuế nói chung và trong sử dụng đất nói riêng, triển khai các biện pháp thu nợ thuế có hiệu quả, giảm nợ thuế trong lĩnh vực đất đai còn dưới 5% tổng số thu ngân sách.

- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ người nộp thuế về chính sách thuế, các ứng dụng tin học về kê khai, nộp thuê, quyết toán thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; những chính sách liên quan đến thuế, nhất là ở lĩnh vực đất đai nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách pháp luật thuế sửa đổi bổ sung , các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính về:

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế bảo vệ môi trường, Nghị định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, quy định phối hợp giữa các ngành trong đấu giá quyền SDĐ…

- Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế và thực hiện tốt kế hoạch cải cách, hiện đại hoá ngành thuế giai đoạn 2015 - 2020. Tiếp tục triển khai các dự án hiện đại hoá quy trình thu nộp ngân sách và nâng cao chất lượng công tác khai, nộp thuế qua mạng Internet .

- Tăng cường công tác quản lý trong ngành, nâng cao kỷ luật kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc; củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.5.2. Các giải pháp đề xuất

3.5.2.1. Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp giữa các ngành

Để quản lý tốt các khoản thu từ đất trên địa bàn, việc làm trước hết nhưng rất quan trọng, đó là Chi cục Thuế huyện Cẩm Khê cần đánh giá lại công tác tham mưu và phối hợp giữa các ngành trong thời gian qua, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp trong quy trình nghiệp vụ quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Từ đó, Chi cục Thuế tham mưu cho UBND huyện Cẩm Khê cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành một cách toàn diện, khoa học để khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành hiện nay trong việc tổ chức, thực hiện đăng ký đất đai, khảo sát tham mưu ban hành các quyết định về giá đất, đơn giá thuê đất, quyết toán tài chính về thu hội, giải phóng mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; Cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân; Cần có chế tài gắn trách nhiệm của các ngành trong công tác quản lý các khoản thu từ đất. Cụ thể:

Hiện nay, đã qua thời gian điều chỉnh hơn một năm, nhưng vẫn còn một số tổ chức, cá chưa có quyết định giá thuê đất. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan thuế quản lý và thu tiền thuê đất đối với những tổ chức, cá nhân này, (chưa kể đến khi Sở Tài chính, Phòng Tài chính có quyết định điều chỉnh giá thì chính sách lại thay đổi tạo nên sự bất bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân gây bức xúc cho các chủ dự án). Khắc phục tình trạng này, Chi cục Thuế cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chặt chẽ với phòng chuyên môn của Cục Thuế và với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, rà soát lại những tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh lại đơn giá thuê đất để đề nghị Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính huyện điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, kịp thời cho từng doanh nghiệp, cá nhân. Sau khi các dự án đã có giá thuê đất của Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Hợp đồng thuê đất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, ngành Thuế cần nhanh chóng thực hiện việc thông báo nộp tiền thuê đất tới các tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ và thu kịp thời số tiền thuê đất phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế cần chủ động phối hợp cụ thể, chặt chẽ và thường xuyên cùng với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính- Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện Cẩm Khê trong công tác luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của của Bộ Tài chính trước khi có hướng dẫn cụ thể theo hướng thay đổi của Luật đất đai 2013. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính cần phải có tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn sâu để khi tiếp nhận hồ sơ, phải phục vụ hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và

yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết. Đồng thời, quản lý, đôn đốc người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất kịp thời vào NSNN để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chi cục Thuế cần có sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin chặt chẽ với ngành Công an để phát hiện kịp thời những doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế để có phương án xử lý truy thu tiền thuế và đề xuất với UBND huyện, Cục Thuế tỉnh trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với những đối tượng này.

Như vậy, để có thể giải quyết tốt tình trạng nợ mới phát sinh trong lĩnh vực đất đai hiện nay, không chỉ riêng ngành Thuế mà cần có sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện, sự vào cuộc của các ngành chức năng thì mới có thể xử phạt, truy thu và cải thiện được tình trạng nợ hiện nay.

3.5.2.2. Tích cực triển khai các giải pháp tăng các nguồn thu từ đất cho ngân sách Nhà nước

Tăng cường quản lý thu ngân sách từ đất đai là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cơ quan thuế nói chung và mỗi Chi cục Thuế nói riêng. Công tác quản lý thu tiền sử dụng đất thực hiện tốt không những góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai mà còn là đòn bấy góp phần khuyến khích sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý thu từ lĩnh vực này cần phải có sự chỉ đạo đồng bộ, thông suốt, trong đó cần quan tâm một số nội dung chính như sau:

(1). Hoàn thiện chính sách và cơ chế để xác định giá đất

Để có thể tăng được nguồn thu từ tiền sử dụng đất của các dự án, đấu giá quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân thì cần phải hoàn thiện chính sách và cơ chế thực hiện xác định giá đất, làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất. Để giá đất UBND tỉnh Phú Thọ ban hành đảm bảo nguyên tắc sát với giá thực tế trên thị trường, theo quy định của Điều 112 Luật Đất đai

2013. Chi cục cần báo cáo kịp thời với Cục Thuế tỉnh để đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh hệ số đất hệ số K) hàng năm một cách kịp thời và phù hợp, qua đó tăng giá đất tại các đoạn đường, do yếu tố hạ tầng góp phần tạo ra giá trị cao hơn, giảm giá đất ở những khu vực xa đô thị, địa bàn kinh tế khó khăn. Có thể một năm tố thiểu 2 lần, Chi cục Thuế cùng các ngành liên quan: Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Giao thông công nghiệp... tham mưu, trình UBND huyện cập nhật tình hình giá đất tiệm cận theo giá thị trường, để đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh và công bố bảng giá đất mới tại một số đoạn đường cần điều chỉnh, nhất là tại một số khu vực có quy hoạch mới, hoặc do các công trình hạ tầng hoặc khu dân cư vừa mới hoàn thành, tác động làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Đây là giải pháp tổng thể, bởi giá để thu tiền sử dụng đất từng dự án cụ thể và mọi khoản thu liên quan đến đất đều được tính toán trên cơ sở bảng giá đất quy định của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, Chi cục Thuế cùng các ngành liên quan của huyện đề xuất UBND huyện đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các phương pháp xác định giá đất, theo nguyên tắc sát với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường. Trong đó cần đưa cụ thể các yếu tố định lượng trong xác định giá đất, để việc tổ chức thực hiện được dễ dàng, tránh ảnh hưởng từ yếu tố chủ quan người xác định, xa rời bản chất của giá đất.

(2). Hoàn thiện hình thức đấu giá đất

Để có thể tăng được nguồn thu từ tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá, Chi cục Thuế cùng các ngành cần tham mưu với UBND huyện để đề xuất UBND tỉnh Phú Thọ đổi mới và hoàn thiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất. Giải pháp này được sự đồng tình các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn 3 xã thực hiện luân văn khi được hỏi ý kiến - Bảng 3.16

Bảng 3.16. Ý kiến về đổi mới quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Khê

Mức độ

Doanh nghiệp Người dân

Số lượng

phiếu Tỷ lệ % Số lượng

phiếu Tỷ lệ %

Rất không đồng ý 0 0 0 0

Không đồng ý 2 6,3 1 1,25

Tương đối đồng ý 23 71,8 42 52,7

Đồng ý 4 12,5 30 37,5

Rất đồng ý 3 9,4 7 8,75

Tổng cộng 32 100 80 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019) Thị trường đất đai luôn biến động, các quy định mới về giá đất, các chính sách về quản lý đất đai luôn đổi mới, nên việc đổi mới, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện quy chế đấu giá là rất cần thiết. Cụ thể, Chi cục Thuế chủ động tham mưu báo cáo Cục Thuế tỉnh, UBND huyện đề xuất UBND tỉnh Phú Thọ:

+ Cần có quy định rõ hơn về thanh tra, kiểm tra sau đấu giá đất trong quy chế đấu giá, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra thu chi tài chính đối với nguồn thu từ đấu giá đất. Làm được điều này sẽ khắc phục tình trạng chậm hoàn thiện hạ tầng, chậm giao đất cho người trúng đấu giá, chậm nộp hay nợ tiền đấu giá gây thất thu ngân sách. Việc thanh tra, kiểm tra này cần có sự phối hợp liên ngành giữa các ngành liên quan như: Tài nguyên và Môi trường, Thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tư pháp, Tài chính, Giao thông xây dựng....

+ Cần có các chế tài và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm cá nhân và tập thể để xảy ra tình trạng thông đồng trong đấu thầu, đấu giá đất. Cần có các

quy định gắn trách nhiệm cụ thể của cơ quan Công an, Tư pháp và một số ban ngành liên quan khi có xảy ra hiện tượng thông đồng ngầm, đảm bảo xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm quy chế đấu giá cũng như vi phạm pháp luật.

+ Các quy định trong đấu giá hiện nay cần đảm bảo đơn giản hoá thủ tục hành chính hơn nữa,để tạo thuận lợi cho các đối tượng tham gia đấu giá.

+ Tổ chức tốt công tác chuẩn bị đấu giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ chứng từ liên quan đến quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khoản thu chi trước và sau khi đấu giá. Tổ chức theo dõi, tổng hợp và đôn đốc sát sao thu nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước, tránh tình trạng để nợ đọng kéo dài gây thất thoát ngân sách.

(3). Hoàn thiện công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, người dân sử dụng đất theo quy định

, Chi cục Thuế cần phối hợp chặt chẽ hơn với Phòng Tài nguyên & Môi trường có biện pháp rà soát, thanh tra, kiểm tra lại các đối tượng đang ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường về mục đích, hiệu quả sử dụng đất, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước. Tránh tình trạng các đơn vị mặc dù sử dụng đất không hiệu quả, bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất, nhưng vẫn “ôm”

đất để chờ đợi thời cơ liên doanh liên kết, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền SDĐ. Đối với những đơn vị sử dụng đất không hiệu quả, sai mục đích so với hợp đồng thuê đất đã ký, cho thuê lại đất trái pháp luật, không thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, Chi cục Thuế cần kịp thời báo cáo với Cục thuế và UBND huyện để đề xuất UBND tỉnh có chế tài từ xử phạt hành chính đến Quyết định thu hồi đất để giao cho các đơn vị khác.

Kiểm tra tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nhưng không nộp tiền sử dụng đất, hoặc chính quyền các xã cố tình sử dụng tiền nộp trúng đấu giá vào việc khác, không nộp ngân sách nhà nước để kịp thời báo cáo UBND huyện xử lý. Giải

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 74 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)