Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Toán ở trường THCS
1.3.2. Sơ bộ thực trạng học tập nội dung Phương trình bậc hai ở trường trung học cơ sở
Dạy học nội dung Phương trình bậc hai ở trường THCS theo hướng phân hóa tập trung vào khả năng và nhu cầu học tập của từng HS. Điều này đảm bảo rằng HS được học theo khả năng của mình, từ đó giúp HS phát triển các kỹ năng và kiến thức về phương trình bậc hai một cách hiệu quả nhất. Tác giả tiến hành khảo sát 22 Cán bộ quản lý và GV dạy toán tại 03 trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về mức độ đồng ý về dạy học nội dung Phương trình bậc hai theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn KTKN cho HS tại trường THCS, kết quả như bảng số liệu sau:
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát về nội dung chủ đề
Phương trình bậc hai ở lớp 9 trường THCS dạy học theo hướng phân hóa
TT Nội dung
Ý kiến
Đồng ý Không đồng ý
SL % SL %
1 Phương trình bậc hai một ẩn 16 72,7 6 27,3
2 Công thức nghiệm của phương trình bậc hai 18 81,8 4 18,2
3 Hệ thức Vi-ét và ứng dụng 20 90,9 2 9,1
4 Phương trình quy về phương trình bậc hai 21 95,5 1 4,5 5 Giải bài toán bằng cách lập phương trình 20 90,9 2 9,1 Khảo sát trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 72,7% đến 95,5% đối tượng được khảo sát đều cho rằng tất cả nội dung thuộc chủ đề Phương trình bậc hai ở lớp 9 trường THCS có nhiều cơ hội dạy học theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn KTKN cho HS tại trường THCS. Có những nội dung khó GV cần tăng cường hoạt động dạy học theo hướng phân hóa như: Nội dung Phương trình quy về phương trình bậc hai có 95,5% Cán bộ quản lý và GV đồng ý; Nội dung Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
và nội dung Giải bài toán bằng cách lập phương trình đều có 90,9% Cán bộ quản lý và GV đồng ý.
Để tìm hiểu thực trạng học nội dung Phương trình bậc hai ở trường trung học cơ sở, tác giả tiến hành khảo sát 90 HS tại 03 trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát HS về học nội dung thuộc chủ đề Phương trình bậc hai ở lớp 9 trường THCS
TT Nội dung
Mức độ hiểu bài
Không hiểu Bình thường Hiểu Rất hiểu
SL % SL % SL % SL %
1 Phương trình
bậc hai một ẩn 15 16,7 30 33,3 32 35,6 13 14,4
2
Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
21 23,3 35 38,9 22 24,4 12 13,3
3 Hệ thức Vi-ét
và ứng dụng 26 28,9 29 32,2 27 30,0 8 8,9
4
Phương trình quy về phương trình bậc hai
30 33,3 40 44,4 15 16,7 5 5,6
5
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
25 27,8 37 41,1 17 18,9 11 12,2
Qua khảo sát tác giả thấy rằng HS còn cảm thấy rất khó khăn trong việc hiểu các chủ đề thuộc nội dung Phương trình bậc hai, trong đó có 33,3% HS không hiểu về nội dung Phương trình quy về phương trình bậc hai và 28,9% HS không hiểu về nội dung Hệ thức Vi-ét và ứng dụng.
Tác giả tiến hành khảo sát về mức độ đạt được trong học tập nội dung Phương trình bậc hai của HS lớp 9 trường THCS kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 1.10. Kết quả khảo sát về mức độ đạt được trong học tập nội dung Phương trình bậc hai của HS lớp 9 trường THCS
TT Nội dung
Mức độ đạt được của HS
Yếu TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1 Về kiến thức 3 13,6 8 36,4 7 31,8 4 18,2
2 Về kỹ năng 4 18,2 9 40,9 4 18,2 5 22,7
Cán bộ quản lý và GV dạy toán đều đánh giá mức độ đạt được trong học tập nội dung Phương trình bậc hai của HS lớp 9 trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chủ yếu đạt mức trung bình trong đó về Kiến thức có 36,4% Cán bộ quản lý và GV đánh giá mức độ trung bình và về Kỹ năng có 40,9% đánh giá đạt được của HS ở mức trung bình.
Tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát trên đối tượng HS về mức độ đạt được trong học tập nội dung Phương trình bậc hai của HS lớp 9 trường THCS kết quả thu được bảng số liệu sau:
Bảng 1.11. Kết quả khảo sát về mức độ đạt được trong học tập nội dung Phương trình bậc hai của HS lớp 9 trường THCS
TT Nội dung
Mức độ hiểu bài
Không hiểu Bình thường Hiểu Rất hiểu
SL % SL % SL % SL %
1 Về kiến thức 17 18,9 25 27,8 28 31,1 20 22,2 2 Về kỹ năng 19 21,1 31 34,4 24 26,7 16 17,8 Bảng trên cho thấy HS tại 03 trường THCS Tân Thịnh, THCS Quyết Thắng và THCS Túc Duyên cho thấy vẫn còn khá nhiều HS không hiểu về KTKN khi học tập nội dung phương trình bậc hai. Trong đó cụ thể có 18,9% HS không hiểu về kiến thức thuộc nội dung Phương trình bậc hai và 21,1% HS không hiểu về các kỹ năng khi giải bài toán thuộc nội dung Phương trình bậc hai.
Phương trình bậc hai là một chủ đề quan trọng trong chương trình toán ở trường THCS ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có nhiều HS gặp khó
khăn trong việc học và áp dụng phương trình bậc hai vào giải quyết các bài toán thực tế. Cụ thể như sau:
* Học lý thuyết:
- Các dạng bài khá nhiều nên HS hay quên và bị nhầm lẫn
- Do ở lớp 9 HS mới học nên còn bỡ ngỡ, hay tính sai và nhầm lẫn.
- Để vận dụng được công thức, cách làm đúng với từng dạng bài thì phải dành khá nhiều thời gian cho việc làm bài tập.
* Khi làm bài tập:
- Việc tính toán, tư duy đối với chương phương trình bậc 2 là khá khó nhất là phần Hệ thức Vi-ét nên HS phần lớn là gặp khó khăn khi bắt đầu học dễ gây chán nản cho HS.
- Khi làm bài tập HS thường vận dụng một cách máy móc theo những dạng phương trình cơ bản nên khi gặp những dạng bài toán không phải dạng đã gặp thì HS không giải quyết được.
- Để nắm được phương pháp giải các phương trình cơ bản một cách vững chắc, nhuần nhuyễn phải mất một thời gian dài. Trong khi đó thời lượng ở lớp 9 dành cho phần này chỉ 10 tiết nên HS có thể mở rộng, tư duy linh hoạt đối với các dạng bài tập khác là khó. Do đó, để HS làm tốt các bài tập thì GV cần có chiến lược giảng dạy tốt.
- Tính bị động của HS khá lớn nên giáo viên vất vả trong quá trình giảng dạy nếu yêu cầu cao đối với HS.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như giảng dạy lý thuyết nhiều hơn thực hành, thiếu tương tác và ứng dụng lý thuyết vào thực tế, kém quan tâm đến khả năng của từng HS. Một số nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do phương pháp dạy học chưa phù hợp, tài liệu giảng dạy chưa rõ ràng và dễ hiểu, hoặc do khả năng tiếp thu của HS chưa đạt đủ.
Để cải thiện tình trạng này, cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy và đưa ra các hoạt động, bài tập thực tế, phù hợp với từng HS. GV cũng cần tạo điều kiện để HS có cơ hội thực hành và ứng dụng lý thuyết vào thực tế để có thể hiểu sâu và vận dụng phương trình bậc hai một cách hiệu quả.
Để hiểu sâu sắc và thấy được cái hay của các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai một ẩn thì GV và HS đều phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức. GV cần có vài năm giảng dạy để rút kinh nghiệm giảng dạy. HS phải dành nhiều thời gian, có sự nỗ lực thật sự mới học được tốt phần này.
- Muốn giải được các bài tập liên quan đến phương trình bậc hai một ẩn trước tiên HS phải học thuộc các công thức.
- Đây là nội dung khó nên HS dễ nhầm lẫn và hoang mang khi tiếp nhận kiến thức mới ở từng giờ học.
- Các dạng bài tập ở phần này khá đa dạng, phong phú nên GV phải mất công chọn lọc, tổng hợp, khái quát hóa thành một hệ thống phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh.
- Thời gian chữa bài tập trên lớp không nhiều nhưng GV vẫn đưa ra hệ thống bài tập khá phong phú để HS nắm được. Đồng thời GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm, tự học để học tốt phần này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, với mục đích chính là làm sáng tỏ cơ sở khoa học của dạy học theo hướng phân hoá nhằm đảm bảo chuẩn KTKN, chúng tôi đã tìm hiểu các vấn đề liên quan và đạt được những kết quả chính sau đây:
- Làm rõ các vấn đề liên quan, như: các yêu cầu cần đạt của HS, một số vấn đề về chuẩn KTKN, dạy học phân hóa.
- Làm rõ cách hiểu về dạy học theo chuẩn KTKN trong Chương trình GDPT;
- Bước đầu tìm hiểu thực tế việc dạy học theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo đạt chuẩn cho HS THCS.
Qua nghiên cứu cơ sở khoa học của dạy học theo hướng phân hoá nhằm đảm bảo chuẩn KTKN và mục tiêu dạy học cũng như nội dung cụ thể của chủ đề: Phương trình bậc 2 ở lớp 9, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức cho HS THCS học tập thông qua dạy học theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo đạt chuẩn là thực sự cần thiết và có thể thực hiện được.
Các kết quả có được ở chương 1 có thể xem như những điểm tựa lí luận và thực tiễn cho đề xuất các biện pháp sư phạm ở chương 2.
Chương 2