Biện pháp 1: Làm rõ yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy (mỗi đơn vị kiến thức)

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phương trình bậc hai ở lớp 9 trường thcs theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh (Trang 51 - 54)

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI Ở LỚP 9 TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÂN HÓA NHẰM ĐẢM BẢO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CHO HỌC SINH

2.2. Một số biện pháp dạy học chủ đề Phương trình bậc hai ở lớp 9 trường THCS

2.2.1. Biện pháp 1: Làm rõ yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy (mỗi đơn vị kiến thức)

a. Mục tiêu của biện pháp

GV hiểu được yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy (mỗi đơn vị kiến thức) từ đó điều chỉnh và sắp xếp lại các nội dung dạy học theo từng đơn vị kiến thức dựa trên các tiêu chuẩn phân hóa đã được xác định.

Giúp HS tiếp thu được KTKN (với mỗi đơn vị kiến thức) trong chủ đề phương trình bậc hai ở lớp 9 trường THCS.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện làm rõ yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy (mỗi đơn vị kiến thức) theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn KTKN (theo Chương trình 2006), GV cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định chuẩn KTKN. Đầu tiên, GV cần xác định rõ những KTKN cần đạt được trong bài học. Điều này liên quan đến mục tiêu giảng dạy và các tiêu chuẩn giáo dục áp dụng cho lĩnh vực dạy học môn Toán bậc THCS.

Bước 2: Phân tích nội dung. GV cần phân tích nội dung bài học thành các thành phần cơ bản. Xác định các khái niệm, quy tắc, quy trình, và bất kỳ yếu tố nào cần

được HS hiểu và áp dụng đối với môn toán nói chung và dạy học phương trình bậc 2 lớp 9 nói riêng.

Bước 3: Xác định mức độ. Đánh giá mức độ phức tạp của từng yếu tố trong nội dung. Xác định được mức độ cần thiết để HS hiểu và thực hiện giải phương trình bậc 2.

Bước 4: Xác định yêu cầu cần đạt. Dựa trên phân tích nội dung và mức độ, tạo ra các yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được trong quá trình học tập. Đảm bảo rằng các yêu cầu này là rõ ràng, đo lường được và phù hợp với mục tiêu giảng dạy môn Toán.

Bước 5: Phân hóa yêu cầu. Chia nhóm HS thành các nhóm có năng lực tương đồng và định rõ yêu cầu cần đạt của mỗi nhóm. Các nhóm có thể được hình thành dựa trên trình độ hiện tại, khả năng học tập và các yếu tố khác.

Bước 6: Thiết kế hoạt động và tài liệu phù hợp. Thiết kế các hoạt động và tài liệu giúp HS đạt được yêu cầu cần đạt trong từng nhóm. Sử dụng các phương pháp và tài liệu phù hợp với trình độ và nhu cầu của từng nhóm.

Bước 7: Đánh giá và phản hồi. Thiết kế các hình thức đánh giá để xác định mức độ đạt được của HS đối với từng yêu cầu dạy học phương trình bậc 2. Cung cấp phản hồi đúng lúc và hỗ trợ để HS có thể cải thiện hiệu suất của mình.

Bước 8: Điều chỉnh. Dựa trên đánh giá và phản hồi, điều chỉnh quá trình giảng dạy và phân hóa theo cách phù hợp. Điều hướng HS đến các hoạt động và tài liệu bổ sung nếu cần thiết đối với dạy học phương trình bậc 2.

Nhà trường cần tạo điều kiện để GV hiểu được chuẩn KTKN, làm rõ được yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy (mỗi đơn vị kiến thức), để chọn lựa và thiết kế dạy học.

Xây dựng mục tiêu dạy học (kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần đạt).

Phân hóa rõ mục tiêu dành cho đại đa số HS nhằm đạt chuẩn và mục tiêu đối với những HS khá - giỏi.

Để xác định mục tiêu dạy học theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn KTKN (ban hành theo Chương trình 2006), phù hợp với thực tiễn trường THCS. Nhà trường cần phổ biến cho GV các nội dung như sau:

- Các mức độ về kiến thức bao gồm:

+ Biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin có trước đây.

+ Hiểu: là khả năng hiểu được, nắm được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật, giải thích chứng minh được.

+ Vận dụng: là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới.

- Các mức độ về kỹ năng: kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:

+ Thực hiện được.

+ Thực hiện thành thạo.

+ Thực hiện sáng tạo.

Cụ thể chuẩn KTKN của nội dung chủ đề Phương trình bậc hai ở lớp 9 được xác định là:

a, Kiến thức:

- Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn.

- Hiểu và vận dụng được định lí Vi-ét để tính nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn, tìm hai số biết tổng và tích của chúng

- Biết nhận dạng phương trình đơn giản quy về phương trình bậc hai và biết đặt ẩn phụ thích hợp để đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai đối với ẩn phụ.

- Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải phương trình bậc hai một ẩn.

b, Kĩ năng:

- Giải thành thạo phương trình bậc hai một ẩn các dạng ax2+ c = 0;

ax2 + bx = 0 và dạng tổng quát.

- Vận dụng được hệ thức vào việc nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai, đặc biệt là trong trường hợp a + b + c = 0, a – b + c = 0;

- Tìm được hai số khi biết tổng và tích của chúng.

- Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai.

c, Thái độ:

- Chăm chỉ: Mọi nhiệm vụ mà GV giao đều được HS hoàn thành.

- Trách nhiệm: Mọi nhiệm vụ mà GV giao được HS hoàn thành có trách nhiệm.

- Trung thực: HS có tính trung thực khi báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm, của cá nhân.

Ví dụ: GV dạy học nội dung phần định nghĩa Phương trình bậc hai một ẩn trong bài §3. Phương trình bậc hai một ẩn, yêu cầu GV cần có sự chuẩn bị, nghiên cứu nội

dung, phương pháp để phù hợp với nội dung và yêu cầu trong sách giáo khoa, cũng như bám sát theo yêu cầu chuẩn KTKN của HS:

- Kiến thức

HS đạt được kiến thức ở mức độ nhận biết. HS ghi nhớ được định nghĩa Phương trình bậc hai một ẩn.

- Kĩ năng

Biết vận dụng nội dung định nghĩa Phương trình bậc hai một ẩn để lấy ví dụ, nhận dạng phương trình bậc hai một ẩn, xác định hệ số a, b, c của phương trình bậc hai một ẩn.

c) Thái độ

- Chăm chỉ: Thái độ chăm chỉ của HS thể hiện sự nỗ lực và tinh thần cầu tiến trong học tập. HS thường xuyên chuẩn bị bài học, chú ý lắng nghe GV giảng dạy, ghi chép và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập như thảo luận nhóm, bài tập lớn, trò chơi học tập, v.v

- Trách nhiệm: Thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm và tôn trọng đối với quá trình học tập. HS phải tuân thủ các quy định và nội quy của lớp học, hoàn thành nhiệm vụ được GV giao.

- Trung thực: HS nói sự thật, tuân thủ đạo đức và đạo lý, không gian dối hay gian lận trong quá trình học tập.

Như vậy, xác định rõ yêu cầu cần đạt khi dạy học chủ đề Phương trình bậc hai ở lớp 9 theo hướng đạt chuẩn sẽ giúp GV ghi ra mục tiêu học tập cụ thể của HS, từ đó có thể lựa chọn phương pháp dạy học và các tài liệu giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo đủ KTKN của chương trình. Ngoài ra, xác định rõ yêu cầu cần đạt cũng giúp GV đánh giá được kết quả học tập của HS và điều chỉnh phương pháp dạy học một cách linh hoạt để giúp HS đạt được mục tiêu học tập.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phương trình bậc hai ở lớp 9 trường thcs theo hướng phân hóa nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)