Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Mỹ Đức
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Đất đai năm 2013. Thực hiện quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đại theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Hoàn thiện các thủ tục thu hồi đất để tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở các xã tạo vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Mỹ Đức năm 2018
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I Tổng diện tích đất 22.625,08 100
1 Nhóm đất nông nghiệp 14.590,41 64,49 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.439,72 41,72
1.2 Đất lâm nghiệp 3.527,56 15,59
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.509,19 6,67
1.5 Đất nông nghiệp khác 113,94 0,50
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 6.618,57 29,25
2.1 Đất ở 1.845,27 8,16
2.2 Đất chuyên dùng 2.972,58 13,14
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 16,72 0,07
3 Nhóm đất chƣa sử dụng 1.416,10 6,26
(Nguồn: Phòng TNMT Mỹ Đức) Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê gần nhất là 226,913 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,49%, đất chuyên dùng chiếm 13,14%, đất ở chiếm 8,16% và còn lại 6,26% là đất chƣa sử dụng.
Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả.
Nhìn chung, đất đai huyện Mỹ Đức đã đƣợc sử dụng đúng mục đích, quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả khá cao. Đất nông nghiệp đƣợc sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất nhƣng do vấn đề thuỷ lợi chƣa giải quyết tốt nên một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.
Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở, nhà văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát
triển và mở rộng thị trấn và các khu dân cƣ trên địa bàn. Đất chƣa sử dụng giảm do khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Với mục tiêu phát triển kinh tế hướng mạnh sang các ngành công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển đô thị, dự kiến trong giai đoạn tới biến động đất đai phân theo mục đích sử dụng sẽ rất lớn; đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở có xu thế tăng lên. Nhƣ vậy, việc phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai là vấn đề phải đƣợc huyện quan tâm chú ý nhằm tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường và sinh thái.
2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Toàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn, có 13/22 xã có dân theo đạo thiên chúa, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và đã dần đƣợc nâng cao trong vài năm trờ lại đây. Đa số dân số là lao động thuần nông, gồm 02 dân tộc chính là dân tộc kinh và dân tộc Mường, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 4,5%
dân số toàn huyện. Tình hình dân số và lao động của huyện sẽ đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 2.2.
Dân số tăng dần qua các năm do tuổi thọ trung bình tăng, việc quan tâm chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi, mở rộng các dịch vụ cho người già được trú trọng hơn, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 92 %; tăng 25% so với năm 2017, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 8,6 % tăng so với năm 2017 là 11%. Tốc độ tăng dân số trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 là 1,5%, có xu hướng giảm tốc độ tăng dân số. Mật độ dân số tăng dần qua các năm, trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 là 829 người/Km2, thấp hơn mật độ dân số trung của toàn thành phố Hà Nội. Dân số chủ yếu tập trung tại các khu trung tâm xã, thị trấn, các khu chợ lớn, trường học, các khu vực thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán.
(UBND huyện Mỹ Đức, 2018)
Huyện Mỹ Đức xác định đây là thời điểm dân số của huyện có lực lƣợng lao động dồi dào, là động lực phát triển kinh tế xã hội của Huyện, với cơ cấu khoảng 63% dân số trong độ tuổi lao động, UBND huyện rất quan tâm tới việc phát triển nhân cấy nghề mới, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trong sản
xuất, chăn nuôi cho lao động tại các địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, có trình độ, khả năng tiếp thu tốt, dám nghĩ dám làm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số của huyện đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Nhiều năm nay, Mỹ Đức vẫn là một trong những huyện có mức sinh con thứ 3 trở lên cao so với mặt bằng trung của thành phố, tỷ số giới tính khi sinh vẫn chƣa khống chế đƣợc, có chiều hướng gia tăng ở mức 117 bé trai/100 bé gái, tăng 5 cháu so với năm 2017.
Nguyên nhân là do tâm lý trọng nam khinh nữ, phải có con trai nối dõi còn nặng nề. Đây là bất cập lớn, có ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng nhƣ của thành phố và quốc gia trong khoảng 15 năm đến 25 năm tới.
Bảng 2.2. Dân số v lao động huyện Mỹ Đức Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Trung bình các
năm Dân số (người) 186.816 188.800 193.696 189.770
Tốc độ tăng dân số (%) 2,37 1,8 1,83 1,5
Mật độ dân số (người/km2) 823 838 853 829,5
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (%) 63,74 63,69 63,54 63,52 Tỷ lệ sinh trẻ em nam/trẻ em nữ (%) 1,12 1,17 1,12 1,17
(Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức, 2018) 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện
Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc. Với phương châm gắn
phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tập, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Là huyện có lợi thế du lịch tâm linh khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, hàng năm đón hàng triệu lợt du khách trong và ngoài nước, do đó cơ cấu ngành dịch vụ, thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện và luôn có chiều hướng tăng dần. Do UBND huyện đã chú trọng phát triển các lợi thế du lịch khác nhƣ hồ Tuy Lai gắn với nghỉ dƣỡng, hồ Quan Sơn gắn với du lịch sinh thái.
Bảng 2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 So sánh giữa các
năm (%) Số
lƣợng
Cơ cấu
Số lƣợng
Cơ cấu
Số lƣợng
Cơ
cấu 2017/
2016
2018/
2017 (tỷ
đồng) (%) (tỷ
đồng) (%) (tỷ
đồng) (%)
Dịch vụ 2.809,0 35,82 3.202,0 36,96 3.685,0 38,30 113,99 115,08 Công nghiệp,
TTCN 2.390,0 30,47 2.726,0 31,47 3.078,0 31,99 114,06 112,91 Nông, lâm,
thủy sản 2.643,5 33,71 2.734,7 31,57 2.858,8 29,71 103,45 104,54 Tổng giá trị 7.842,5 100 8.662,7 100 9.621,8 100 110,46 111,07 (Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức, 2019) Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2016 đến năm 2018 đạt 10,7%.
Bình quân thu nhập đầu người năm năm 2018 đạt 38 triệu đồng/người/năm.
Giá trị sản xuất, canh tác trên 1ha năm 2018 đạt 140 triệu đồng/ha.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, đến năm 2018 tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 38,3%; nông, lâm, thủy sản chiếm 29,71%; Công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 31,99%.
Tuy vậy, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm gần 30% trong cơ cấu kinh tế toàn huyện, cho thấy nông nghiệp vẫn cần phải đƣợc quan tâm phát triển.
UBND huyện đã triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp nhƣ: cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên, mạ khay – máy cấy; máy gặt đập liên hợp, máy làm đất cỡ trung thay dần các máy cỡ nhỏ. Đƣa các giống lúa chất lượng, lúa thuần mới (Thiên ưu 8, Gia lộc 105, Kim cương 111…) có năng suất, chất lƣợng tốt vào sản xuất, giảm dần diện tích lúa lai, Q5, Khang dân… Triển khai các mô hình liên kết sản xuất tại các xã Mỹ Thành, Đốc Tín, Thị trấn Đại Nghĩa… Chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đã đƣợc thực hiện rộng khắp ở các địa phương. Công tác thú y được quan tâm triển khai kịp thời, hiệu quả, các biện pháp phòng bệnh, công tác tiêm phòng đƣợc thực hiện thường xuyên nên không có dịch bệnh lớn xảy ra; chăn nuôi ổn định và phát triển. Ƣu tiên chuyển đổi lúa trũng kém hiệu quả sang mô hình sản xuất đa canh (từ trước đến nay) là 1.712,58 ha với 1.578 hộ tham gia; Từ năm 2016 đến hết năm 2018 đã chuyển đổi đƣợc 30,07 ha trong đó: theo mô hình Lúa - Cá là 11,7 ha; mô hình trồng trọt - chăn nuôi kết hợp là: 0,16 ha; mô hình trồng cây hàng năm 0,72 ha; cây ăn quả 17,49 ha.