Kinh nghiệm quản lý NSNN cấp huyện tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 40)

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2011- 2014 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, UBND Thị xã Cửa Lò đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt Luật NSNN và các văn bản quy định về định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đặc biệt đã bám sát nội dung tinh thần Nghị quyết 11/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Quyết định 574/QĐ-UBND ngày 07/3/2011 của UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần kiềm chế

lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội để thực hiện; Nhiệm vụ chi ngân sách từ năm 2011- 2014 đã được kết quả tích cực như sau:

- Việc cấp phát, quản lý vốn đầu tư XDCB được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế đầu tư các công trình, dự án chưa thực sự cấp bách. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung có mục tiêu, các mô hình, chương trình, đề án, các cơ chế chính sách được ưu tiên chỉ đạo thực hiện. Các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm, hội họp... được lồng nghép, triệt để tiết kiệm theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/CP. Nhìn chung tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách cơ bản kịp thời, đảm bảo định mức, chế độ tài chính hiện hành.

- Việc mua sắm tài sản công được triển khai thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục, nguyên tắc, định mức, đối tượng theo Nghị định 85/2009, Thông tư 68/2012/TT-BTC, Quyết định 170/2006/QĐ-TTg, Quyết định 61/2010/UBND tỉnh, cũng như hạn chế mua sắm khi chưa thực sự cần thiết theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/CP. Các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên được triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu (để xác định mục đích, nhu cầu, định mức, đối tượng, nguồn vốn và hình thức mua sắm), việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả th m định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm được bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý sử dụng, thực hiện tốt quy trình sử dụng, bảo dưỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định. [9]

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ biên chế, kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, số 43/2006/NĐ-CP được đ y mạnh, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả đáng khích lệ, đã thúc đ y việc rà soát, sắp xếp, bố trí sử dụng công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí công tác,

đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính.

Vì vậy, mặc dù giai đoạn 2012- 2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chủ động điều hành chi ngân sách, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP, nên kinh tế xã hội huyện Thường Xuân đã vượt qua khó khăn, và từng bước phát triển.

1.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi [11]

Thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, hàng năm UBND huyện Tư Nghĩa đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, điều hành dự toán, quyết toán và công khai tài chính ngân sách: Vì vậy việc quản lý điều hành ngân sách 2011 - 2014 đã được kết quả tích cực như sau [20]:

- Về xây dựng dự toán, phân bổ và giao dự toán ngân sách: Trên cơ sở Nghị quyết của ĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện Tư Nghĩa đã phân bổ dự toán trình Ban Thường vụ uyện uỷ và trình ĐND huyện xem xét thông qua kịp thời, đúng quy định, đồng thời UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán, Quyết định ban hành quy chế quản lý điều hành ngân sách làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện. Dự toán thu, chi ngân sách cũng như quy chế quản lý điều hành ngân sách từ năm 2011 - 2014 đã tập trung đ y mạnh việc thực hiện cơ chế tạo nguồn thu và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Việc phân bổ và giao dự toán kịp thời, đảm bảo quy định đã tạo sự chủ động cho các đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết kiệm kinh phí, hạn chế bổ sung ngoài dự toán. Đối với việc phân bổ giao kế hoạch Vốn đầu tư đã thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên trả nợ các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán, các công trình chuyển tiếp có hiệu quả và một số công trình dự án bức bách về phòng chống thiên tai, cố gắng không dàn trải nguồn vốn đầu tư.

- Về điều hành chi ngân sách:

+ Chi đầu tư XDCB: Đã tập trung chỉ đạo rà soát từng dự án đầu tư, theo từng nguồn vốn, thu hồi hoặc điều chuyển vốn đối với các dự án chưa cấp bách, hoặc chưa triển khai đủ thủ tục theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Không phê duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ đọng XDCB theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB.

Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đ y nhanh tiến độ các công trình, nhất là xây dựng nông thôn mới.

+ Về chi thường xuyên: UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chu n, định mức, chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Thực hiện các Văn bản chỉ đạo của cấp trên, đã chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng ph m, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; Thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên của năm 2011 và chi thường xuyên 7 tháng còn lại của năm 2013. Không ban hành các cơ chế chính sách khi chưa cân đối được nguồn vốn.

- Việc chấp hành các quy định về quyết toán ngân sách; Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã được chỉ đạo thực hiện theo Thông tư 19/2011/TT-BTC, Thông tư 28/2012/TT-BTC, UBND huyện đã ban hành các Văn bản chỉ đạo quyết toán các dự án hoàn thành, tổ chức họp quán triệt,

hướng dẫn thực hiện, nhất là các dự án tồn đọng, vì vậy cơ bản các dự án đã được quyết toán kịp thời đúng quy định, qua th m tra, phê duyệt quyết toán đã thực hiện cắt giảm giá trị khối lượng không đúng chế độ, định mức và đơn giá.

- Tất cả các nội dung chi thường xuyên, chi thực hiện các chương trình, đề án và chi mua sắm tài sản đều được chỉ đạo quyết toán kịp thời ngay sau khi hoàn thành, đảm bảo định mức, chế độ và theo dự toán được phê duyệt. Việc th m tra quyết toán và thông báo kết quả quyết toán ngân sách cho các đơn vị dự toán được thực hiện theo Thông tư 01/2007/TT-BTC.

Việc quyết toán NSNN hàng năm được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo Luật NSNN, ướng dẫn của ngành Tài chính, kinh phí quyết toán, khoá sổ và kinh phí chuyển nguồn sang năm sau được thực hiện theo Thông tư 108/2008/TT-BTC.

- Tình hình thực hiện công khai sử dụng NSNN; Việc công khai dự toán, quyết toán ngân sách đã được thực hiện nghiêm túc theo Quyết định 192/2004/QĐ-TTg, Thông tư 03/2005/TT-BTC. àng năm sau khi dự toán và quyết toán NSNN cấp huyện được ĐND thông qua, UBND huyện đã ban hành Quyết định công khai dự toán, quyết toán NSNN, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cấp huyện, cấp xã thực hiện công khai tài chính, ngân sách theo quy định. Nội dung công khai bao gồm: dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách; dự toán, quyết toán chi XDCB cho các công trình dự án; dự toán, quyết toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia, bổ sung có mục tiêu...

Vì vậy, đã tạo sự chủ động cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, góp phần ổn định và phát triển KTX trên địa bàn.

1.2.1.3. Kinh nghiệm tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.[10]

Trong triển khai thực hiện Luật NSNN, UBND huyện Nghi Xuân đã luôn chủ động gắn điều hành ngân sách với thực hiện công tác PCTN và THTK, CLP: Vì vậy trong quản lý điều hành ngân sách 2011 - 2014 đã được kết quả tích cực như sau:

- Công tác Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN, mua sắm tài sản công trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực và rõ nét: UBND huyện đã tích cực, chủ động quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo và đã cụ thể hoá bằng các nội dung, giải pháp để triển khai thực hiện Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí các cơ quan, đơn vị đã chấp hành nghiêm túc và ngày càng có ý thức, trách nhiệm trong các hoạt động của mình.

Công tác quản lý, sử dụng kinh phí NSNN, mua sắm tài sản công được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, đến thực hiện dự toán và quyết toán. Thực hiện chi tiêu ngân sách đúng tiêu chu n, định mức chế độ theo quy định, từng bước hạn chế việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Các cơ quan, đơn vị, các bộ, công chức, viên chức đã có những chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị được cấp phát, mua sắm, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đã góp phần tiết kiệm cho NSNN.

Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng được tăng cường, thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhiều công trình trọng điểm được đ y nhanh tiến độ, hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần thúc đ y phát triển KTX . Việc thực hiện các biện pháp Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng đã được thực hiện ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, th m định, phê duyệt đầu tư, đến tổ chức lựa chọn nhà thầu, thi công và quyết toán công trình. Công tác cải cách hành

chính được triển khai thực hiện nghiêm túc, đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong việc cụ thể hoá hồ sơ, trình tự thủ tục về quản lý, sử dụng ngân sách và đầu tư XDCB theo tiêu chu n ISO 9001-2008.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công đã được tăng cường, quá đó đã phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài sản công trên địa bàn của huyện.

- Kết quả thực hiện công tác Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí kiểm tra, giám sát trong quản lý sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản, từ năm 2011- 2014 trên địa bàn huyện:

+ Chống thất thu trong lĩnh vực thuế, truy thu, cưỡng chế nợ đọng thuế, xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là: 22.800 triệu đồng.

+ Tiết kiệm qua lựa chọn các hình thức mua sắm tài sản công 1.715 triệu đồng.

+ Tạm dừng mua sắm trang thiết bị chưa cần thiết tại các cơ quan, đơn vị, giá trị 3.500 triệu đồng.

+ Tiết kiệm qua đấu thầu các công trình là: 11.320 triệu đồng.

+ Tạm dừng triển khai 15 dự án chưa thực sự cần thiết, tổng mức đầu tư 50.700 triệu đồng.

+ Cắt giảm sau khi th m định, phê duyệt các dự án đầu tư từ khảo sát, thiết kế, phê duyêt quyết toán dự án hoàn thành tại 143 dự án là 17.100 triệu đồng.

+ Cắt giảm khi thực hiện kiểm soát chi tại KBNN huyện: đã kiểm soát chi 1.116.448 triệu đồng, đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ, thủ tục theo quy định là 1.695 món, từ chối thanh toán do chưa đủ hồ sơ, hoặc sai định mức, chế độ là 21.700 triệu đồng.

+ Thực hiện 22 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 74 đơn vị; Nội dung chủ yếu tập trung vào công tác Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều hành, quản lý, sử dụng NSNN, yêu cầu thu hồi 373,5 triệu đồng, đã thu hồi 314,8 triệu đồng, đạt 84,2%.

Vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài công, góp phần ổn định và phát triển KTX trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh à Tĩnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)