Chương 2 Đặc điểm Huyện Thường Xuân và phương pháp nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu thông qua báo cáo, tạp chí, internet, các nghiên cứu của nhiều tác giả, niêm giám thống kê, báo cáo kết quả hàng năm của Phòng Tài chính-Kế hoạch và phòng Thống kê, các định hướng, chủ trương, chính sách của địa phương….
- Thu thập số liệu sơ cấp: được tiến hành thông qua việc xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ làn quản lý tại phòng Tài chính- Kế hoạch, cán bộ quản lý NSNN và các đơn vị xã thị trấn trên địa bàn, các đối tượng thụ hưởng, NSNN theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể.
Dự kiến khảo sát 30 cán bộ quản lý NSNN trên địa bàn các xã thị trấn và phòng Tài chính- kế hoạch và 50 đối tượng các đơn vị thụ hưởng 50 đối tượng thu nộp NSNN.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Đối với tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: tài liệu về lý luận; tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; tài liệu thu thập được của điểm được nghiên cứu.
Đối với tài liệu sơ cấp: Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu thực hiện trên các chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Các phương pháp sử dụng để phân tích thông tin gồm có:
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp chuyên môn của thống kê như phân tích hiện trạng, phân tổ thống kê, phân tích số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Là phương pháp căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp dùng để phân tích, đánh giá, so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối giữa các thời kỳ, thời điểm, nhằm đánh giá được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu NSNN cấp huện - Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%.
+ Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thu khác về thuế của các DN NQD trên địa bàn các huyện, thị xã do cấp huyện quản lý thu.
+ Thuế môn bài; thuế tài nguyên thu từ DNNN trung ương, DNN địa phương, DN ĐTNN, Các DN NQD.
+ Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu thanh lý tài sản, thu từ các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị, cơ quan cấp huyện.
+ Thu phạt vi phạm hành chính do cấp huyện xử lý, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức thu.
+ Đóng góp, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
+ Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
+ Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện.
- Các khoản thu phân chia ngân sách nhà nước cấp huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%).
+ Thuế GTGT, TNDN, TTĐB của các DN NQD trên địa bàn thành phố do thanh phố quản lý thu.
+ Thuế GTGT, TNDN, TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước thù từ các TX, Kinh tế cá thể, ộ gia đình.
+ Thu tiền đấu giá, định giá quyền khai thác mỏ (thu bán tài sản).
+ Thu tiền sử dụng đất từ đấu giá, từ khu tái định cư, từ cấp đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn phường, thị trấn.
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi NSNN cấp huyện - Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý.
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản ph m, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Chi lương và trợ cấp xã hội;
+ Các hoạt động kinh tế;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
Chương 3