Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN tại huyện Thường Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 97)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN tại huyện Thường Xuân

3.3.1. Tổ chức ộ máy và trình độ của cán ộ

Trình độ và phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng. Nếu trình độ quản lý tốt và phương pháp quản lý khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ rất cao và ngược lại.

Tổ chức quản lý ngân sách huyện, chính quyền các cấp đều tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc phù hợp với th m quyền, chức năng và nhiệm vụ được cơ quan có th m quyền quyết định. Mỗi cơ quan, đơn vị lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của mình. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan, đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngân sách. Tổ chức bộ máy không khoa học và chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển kinh tế - xã hội đồng thời lãng phí vốn, tiền và tài sản Nhà nước.

Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó.

Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng và cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách.

Các chế độ, chính sách đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu đội ngũ cán bộ không có năng lực, trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực thi công vụ và hiệu quả quản lý ngân sách thấp, thất thoát, lãng phí và dẫn đến sai phạm.

3.3.2. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách cấp huyện

Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian.

Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Vì vậy, việc thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ của địa phương và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng ngân sách.

Việc phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện.

Nếu hệ thống thông tin và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách tốt thì hiệu quả quản lý ngân sách cũng sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.

3.3.3. Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý, giúp cho quá trình hình thành, tạo lập sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực ngân sách phải đảm bảo, là công cụ điều phối các nguồn lực, đảm bảo hài hòa, cân đối và công bằng, hợp lý trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng, giúp thực hiện nguyên tắc thu đúng và đầy đủ, chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, cơ chế quản lý tài chính giúp việc tổ chức bộ máy, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mọi hoạt động quản lý, các quy định quản lý của cơ quan quản lý NSNN huyện được thực hiện, xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý tài chính cấp trên.

Đây là nhân tố cơ bản tác động đến công tác quản lý NSNN, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NSNN trên một địa bàn nhất định. Do vậy, việc ban hành quy định về quản lý của cơ quan quản lý tài chính cấp trên đúng đắn, phù hợp không những tạo điều kiện để tăng cường và phát triển về kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, quốc phòng mà còn tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả trong quản lý NSNN cấp huyện.

3.3.4. Chính sách huyến hích hai thác các nguồn lực tài chính

ệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp ngân sách địa phương, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự phòng đã tạo động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững cho ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)