Đặc điểm cơ bản Điều kiên tự nhiên, Kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách của huyện Thường Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 48)

Chương 2 Đặc điểm Huyện Thường Xuân và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đặc điểm cơ bản Điều kiên tự nhiên, Kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách của huyện Thường Xuân

2.1.1. Vị trí địa lý, điều iện tự nhiên của huyện Thường Xuân

Vị trí địa lý: Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Cách thành phố Thanh oá 53 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh ủa Phăn của Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân. Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh.

Địa hình: Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng sinh thái:

Vùng cao: gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ có độ cao trung bình từ 500-700m.

Vùng giữa: Gồm 8 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cao có độ cao trung bình từ 150-200m.

Vùng thấp: Gồm 4 xã, 01 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân C m, Xuân Dương, Thị trấn Thường Xuân có độ cao trung bình từ 50-150m.

Khí hậu: Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa è khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa ạ (cuối

tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ è sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang è là mùa Xuân không rõ rệt khí hậu m ướt có sương mù và mưa phùn.

Diện tích tự nhiên của huyện Thường Xuân là: 111.323,79ha, trong đó:

đất nông nghiệp 99.148,2 ha, chiếm 89,06% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.730,24 ha, đất sản xuất lâm nghiệp 90.417,96 ha; đất phi nông nghiệp 7.168,62ha, chiếm 6,44%; đất chưa sử dụng 5.006,97ha, chiếm 4,5%.

Đất sản xuất chỉ có 8.730,24ha, chiếm 7,84% diện tích đất tự nhiên [25].

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân [15]

Về kinh tế

uyện Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, từ năm 2011 đến nay huyện Thường Xuân được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhành và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Do đó, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch, đến năm 2015 Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,85 triệu đồng/người/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 41%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 28%; Thương mại và dịch vụ chiếm 31%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29%, hộ cận nghèo 19,14%.

Sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản phát triển ổn định. Đã áp dụng khoa học-kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu, đưa các cây trồng, vật nuôi có giá trị

kinh tế cao vào sản xuất. Tổng giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản đạt 716,8 tỷ đồng bằng 107,4% so với năm 2014.

oạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từng bước có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 714,1 tỷ đồng đạt 195,2% so với năm 2014. Trong năm 2015 UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thị trấn Thường Xuân diện tích khoảng 9.6ha, cho đến nay đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để đưa vào hoạt động dự kiến thu hút khoảng 1.800 lao động.

Các ngành nghề thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định như đan lát mây tre đan, mộc dân dụng, sơ chế bột giấy, sơ chế gỗ keo, gồ tạp... đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại và dịch vụ đạt 543,7 tỷ đồng, bằng 122% so với cùng kỳ; hệ thống điện lưới, mạng viễn thông được mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. oạt động dịch vụ văn hoá, du lịch phát triển trong năm 2016 đã có tới 195.000 lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá Cửa Đặt, góp phần quảng bá hình ảnh huyện Thường Xuân đến với du khách trên cả nước.[26]

Về văn hóa - xã hội

Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Thường Xuân đặt quyết tâm phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Cùng với nhân dân huyện Thường Xuân tiến hành thực hiện xây dựng nông thôn mới, đ y mạnh tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực.

Đến nay, đã công nhận các tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới cho 16 xã: xã Ngọc Phụng 19/19 tiêu chí là xã miền núi đầu tiên trong tỉnh được công nhận

xã đạt nông thôn mới, Thọ Thanh 12/19 tiêu chí, Xuân Dương 11/19 tiêu chí, Luận Thành, Vạn Xuân 10/19 tiêu chí, Yên nhân, Xuân Cao 9/19 tiêu chí, Lương Sơn, Luận Khê 8/19 tiêu chí, Xuân C m, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Tân Thành 7/19 tiêu chí, Bát Mọt, Xuân Thắng 6/19 tiêu chí. So với năm 2016 toàn huyện tăng thêm 70 tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới.

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng cường;

Tỷ lệ học sinh khá, giỏi của cả ba cấp học đạt trên 62%, 14 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 giáo viên được công nhận đạt giáo viên giỏi cấp Quốc gia; Tổng số trường học đã được công nhận đạt chu n quốc gia là 15 trường, đạt 21,12%.

Công tác y tế đã đầu tư xây dựng hệ thống khám chữa bệnh tại chỗ, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế được đầu tư và cũng cố bằng các trang thiết bị mới. Bệnh viện huyện đã được hiện đại hoá, trình độ cán bộ y, bác sỹ đã được đào tạo nâng cao.

Triển khai Đề án Nâng cao chất lượng làng, cơ quan văn hoá, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Trong năm 2016, trên toàn huyện đã tổ chức khai trương được 6 cơ quan văn hoá; xét công nhận và công nhận lại cho 34 đơn vị thôn, bản. Công nhận mới cho 2 đơn vị và công nhận lại 3 năm liên tục cho 13/16 đơn vị nâng tổng số thôn, bản được công nhận mới lên 69 đơn vị, công nhận lại 3 năm liên tục lên 49 đơn vị.

Chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Cấp 296.665 kg gạo hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2016. Cấp 36.525 kg gạo hỗ trợ hộ nghèo cho 04 thôn, xã Bát Mọt thuộc thôn bản khu vực Biên giới. Tặng 2.130 xuất quà cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi với tổng số tiền 565 triệu đồng. Thực hiện mua thẻ Bảo hiểm y tế cho 66.499 đối tượng.

Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội ở trên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của huyện Thường Xuân, trong đó có hoạt động quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

2.1.3. Khái quát chức năng nhiệm của phòng Tài chính - kế hoạch huyện Thường Xuân

Phòng Tài chính - kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện Thường Xuân, tham mưu cho uyện uỷ, ĐND và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, với chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động công tác quản lý về tài chính, phòng còn thực hiện chức năng tham mưu giúp uyện uỷ, ĐND, UBND huyện tham gia xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn uyện, chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý thu - chi ngân sách Nhà nước cấp uyện, quản lý các đơn vị dự toán, ngân sách cấp xã, thị trấn và đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và đầu tư ngắn và trung hạn.

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp chính quyền huyện giao, phòng Tài chính - kế hoạch có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, làm việc cho lãnh đạo và cán bộ công chức của phòng phù hợp với tình hình tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo đúng Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002.

Tổ chức bộ máy quản lý và quy chế hoạt động của phòng Tài chính - kế hoạch được thể hiện qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)