Một số giả pháp nhăm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước của bàn huyện Thường Xuân trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 128)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

3.4 Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước của bàn huyện Thường Xuân trong thời gian tới

3.4.2. Một số giả pháp nhăm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước của bàn huyện Thường Xuân trong thời gian tới

Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Thường Xuân trong giai đoạn 2012-2016 ta thấy công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, do đó cần có những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý NSNN ở huyện Thường Xuân trong thời gian tới, trong đó chủ yếu là các giải pháp sau:

3.4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước.

Từ tình hình thực tiễn của địa phương, trình độ và phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng.

Để điều hành quản lý NSNN đúng pháp luật và hiệu quả, nhân tố con người trong quản lý NSNN là rất quan trọng. Quản lý NSNN là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành ngân sách luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này.

Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý NSNN từ huyện tới cơ sở, cán bộ, công chức phải thực sự có trình độ, năng lực, có tâm huyết với nghề, thay thế các cán bộ có năng lực yếu kém, có trình độ đào tạo không đúng chuyên môn về quản lý NSNN để hạn chế tối đa những sai phạm trong quá trình điều hành thu chi NSNN trên địa bàn huyện.

Ủy ban nhân dân huyện cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế toán ngân sách xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn bằng các hình thức khác nhau, tổ chức kịp thời các lớp tập huấn triển khai Luật NSNN, các văn bản dưới luật như nghị định, các thông tư, quyết định của chính phủ, bộ tài chính, các văn bản hướng dẫn của sở tài chính tỉnh…hướng dẫn chi tiết cho thủ trưởng, kế toán trưởng các xã đơn vị trên địa bàn.

Nâng cao ph m chất đào đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện nhằm củng cố quan điểm lập trường, ý thức trách nhiệm để tránh được tiêu cực, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.

Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ ở phòng Tài chính - kế hoạch. UBND huyện cần ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tài chính huyện. Đồng thời có chính sách đãi ngộ của cán bộ quản lý tài chính, cán bộ kế hoạch, cán bộ kế toán, cấp phát quản lý vốn đầu tư.

Quan tâm tới chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý NSNN, cần phải thực hiện tốt việc tổ chức thi, xét tuyển công chức, viên chức như việc ưu tiên bằng cấp thạc sĩ, đại học chính quy, tuyển dụng làm việc phải đúng ngành, có năng lực để tạo nguồn phát triển hiệu quả cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau này.

Nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm công việc của các cán bộ hợp đồng ủy nhiệm thu ở các xã, thị trấn nhằm thu triệt để các nguồn thu NSNN tại xã đạt hiệu quả cao.

3.4.2.2. Nâng cao hiệu quả lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước.

Từ những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước thời gian qua như:

- Việc lập dự toán.

Việc lập dự toán, tổng hợp dự toán ngân sách huyện hàng năm còn mang tính hình thức, thiếu chính xác, chưa thực sự xuất phát từ dưới lên, mà lập dự toán chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Do vậy, khi lập dự toán thu ngân sách các đơn vị thường căn cứ vào số liệu giao dự toán của cấp trên để lập dự toán, nên còn hiện tượng giấu nguồn thu, thu để ngoài sổ sách... do sợ cắt giảm nguồn trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

Dự toán ngân sách được giao chưa sát với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương. Công tác lập dự toán thu ngân sách hầu hết dựa vào số kiểm tra của tỉnh giao, trên cơ sở đó huyện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn, cơ quan thu tăng so với số kiểm tra từ 5%-15% và dựa vào các văn bản hưởng dẫn của cấp có th m quyền để giao thu cho phù hợp với từng năm ngân sách.

Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, thuyết minh dự toán và cơ sở tính toán còn sơ sài, chất lượng thấp. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác th m định của cơ quan tài chính. Thủ

trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm chưa đúng mức đến công tác lập dự toán, chưa bao quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm phát sinh một số nhiệm vụ chi không có nguồn để chi.

- Việc chấp hành dự toán

Trong mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, UBND huyện luôn bám vào các tiêu chí phân bổ ngân sách của tỉnh áp dụng cho từng loại hình đơn vị dự toán dẫn tới còn nhiều bất cập, chưa hợp lý trong việc quy định định mức chi ngân sách cho các đơn vị như: Định mức chi quản lý hành chính các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể các cấp hằng năm chi lương và các khoản phụ cấp theo lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí quản lý, trong khi đó kinh phí hoạt động thường xuyên nhỏ. Vì vậy, đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt kinh phí hoạt động, phải xem xét bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm.

Công tác quản lý nguồn thu trong những năm qua vẫn bộc lộ những thiếu sót như quản lý thuế về phí, lệ phí đối với việc khai thác tài nguyên, khoáng sản nhỏ lẽ trên địa bàn huyện còn chưa được quan tâm đúng mức như khai thác cát, sỏi lĩnh vực này do cấp tỉnh cấp quyền khai thác mà chưa giao cho huyện nên đang còn nhiều bất cập trong công tác quản lý khai thác tài nguyên trên địa bàn, gây thất thu cho ngân sách.

Trong việc huy động đóng góp vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới và huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn thiếu tính dân chủ, chưa thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH và chỉ thị 24/2007/CT-TTg.

Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn có đơn vị trên địa bàn giấu nguồn thu; thu, chi để ngoài sổ sách không hoạch toán qua KBNN như các khoản thu phí, lệ phí giao cho các xã, thị trấn thu.

Công tác quản lý, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn chi cho đầu tư phát triển của huyện còn hạn chế, không ổn định qua các năm do

huyện chưa có kế hoạch phát triển nguồn đấu giá đất cụ thể cho từng giai đoạn, còn thiếu tích cực trong việc tháo gỡ các khó khăn (Giải phóng mặt bằng để quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất).

Việc giám sát kê khai, phân tích hồ sơ khai thuế còn hạn chế nên hiệu quả chống thất thu thuế qua khai thác hồ sơ khai thuế chưa cao. Tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và người mua hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn để cố tình trốn thuế, gian lận thuế, khai không đầy đủ trung thực các căn cứ tính thuế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, vận tải.

Việc quản lý thu cố định tại xã còn yếu và lúng túng, cán bộ tham mưu chưa chịu nghiên cứu học hỏi, làm việc không khoa học, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra. Đối với thu cố định tại xã chủ yếu là thu tiền thuê sử dụng ao hồ, mặt nước, thu hoa lợi công sản trên quỹ đất công, đất công ích, một số địa phương chủ yếu là giao khoán, thậm trí ký hợp đồng vượt th m quyền về thời gian, dẫn đến không điều chỉnh được giá hoặc có điều chỉnh cũng không nhiều, làm giảm thu ngân sách xã.

Về quản lý chi đầu tư phát triển: Về bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương còn chậm, nhiều công trình không bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công đúng thời gian quy định. Quản lý, giám sát và đôn đốc các đơn vị thi công còn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều nhà thầu kéo dài thời gian thi công làm tiến độ thi công dự án chậm so với kế hoạch, không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Việc th m định dự án, thiết kế dự toán thường áp dụng định mức thấp dẫn đến khi quyết toán phải bổ sung đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật. Chất lượng th m định các dự án chỉ định thầu còn nặng về hình thức. Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chủ yếu căn cứ vào hồ sơ khối lượng thực hiện hoàn thành do chủ đầu tư và đơn vị thi công lập.

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một số xã chưa thực hiện tốt, có những công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa quyết toán vốn để thực hiện hoàn tất thủ tục vốn đầu tư theo quy định.

Căn cứ tình hình quản lý NSNN của huyện Thường Xuân trong những năm qua để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của luật NSNN.

Trong đó việc lập dự toán thu,chi còn hạn chế đó là chưa tính toán được hết khả năng thu, chi ngân sách thực tế của một số khoản trên địa bàn huyện, thể hiện có những chỉ tiêu thực hiện đạt rất cao so với dự toán và có những chỉ tiêu đạt thấp so với dự toán giao.

- Việc quản lý chi thường xuyên:

Các nhiệm vụ chi thường xuyên của các năm của huyện đều vượt dự toán giao, do việc quản lý chi thường xuyên chủ yếu dựa vào hệ thống định mức đã có sẵn, còn tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu, hiệu quả không cao; công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, chưa dự tính được các nhiệm vụ phát sinh trong năm, dẫn đến bố trí các nhiệm vụ không đồng đều, hàng năm phải bổ sung nhiệm vụ chi.

Các cơ quan, đơn vị còn yếu và lúng túng đối với việc áp dụng thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về ở dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên vẫn còn như ở lĩnh vực chi tiêu hành chính (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chu n, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ

niệm còn chưa hợp lý, lãng phí); Các khoản chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định.

Về chi chế độ chính sách của một số chương trình mục tiêu của Trung ương, của UBND tỉnh các xã thực hiện đang còn chậm, và thực hiện bình xét các hộ được hưởng chính sách ở thôn bản chưa được dân chủ đang còn mang tính hình thức, nên việc thực hiện các chính sách đang còn sai đối tượng, hiệu quả không cao, như chế độ theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và các chương trình mục tiêu theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

- Việc quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…) do trình độ chuyên môn của một số kế toán chưa đạt chu n, việc sử dụng quản lý NSNN bằng phần mềm nhiều kế toán sử dụng chưa thành thạo.

Một số đơn vị vi phạm Luật NSNN khi để ngoài sổ kế toán các khoản kinh phí từ ngân sách như thu tiền đất, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, các khoản thu phí, lệ phí.

Chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều đơn vị lập báo cáo số liệu chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác th m định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.

- Việc kiểm tra, thanh tra ngân sách

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị trên địa bàn vi phạm các quy định về quản lý, điều hành ngân sách như còn hiện tượng toạ chi ở cơ sở, thu không phản ánh quan sổ sách, thu không nhập vào ngân sách, chi sai đối

tượng... do vẫn còn hiện tượng nể nang, chưa kiên quyết xử lý đối với những sai phạm nên tính răn đe đối với các đơn vị chưa cao, chỉ dừng lại ở hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, yêu cầu thực hiện thu nộp vào ngân sách, hạch toán lại trên sổ sách.

Do vậy, cần xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dự toán thu, chi NSNN cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, các cơ sở tính toán để lập dự toán thu, chi NSNN hàng năm sát với thực tế.

- Nâng cao hiệu quả lập dự toán ngân sách nhà nước

Lập dự toán NSNN phải bám sát vào chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo và tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo.

Phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chu n, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên, có như vậy mới sát đúng với thực tế từng địa phương, đơn vị.

Dự toán thu ngân sách:

Khi lập dự toán thu phải dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm sau, mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn nhằm hạn chế việc trốn lậu thuế của các đối tượng nộp thuế, cần tính đúng và đầy đủ các sắc thuế theo đúng quy định. Xây dựng dự toán thu NSNN của huyện phải căn cứ Quy định phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2012-2016 .

Cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn, nắm chắc số liệu trên từng địa bàn để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh. Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê khai. Đối với số thu của các

doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách, cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT được hoàn theo chế độ gửi cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách.

Phòng Tài chính - kế hoạch huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế GTGT, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán ngân sách xã lập dự toán thu ngân sách cấp xã phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tránh tình trạng giấu nguồn thu để tăng trợ cấp hoặc tăng thu để tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Dự toán chi ngân sách:

Lập dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao.

Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách huyện về chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên bố trí vốn để thanh toán khối lượng nợ thuộc nhiệm vụ của huyện và xã về trước; sau đó mới bố trí kinh phí cho các công trình chuyển tiếp và khởi công mới có đầy đủ thủ tục theo quy định.

Lập dự toán chi thường xuyên cần phải chú trọng đối với lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp khoa học - công nghệ, Dự toán giao không được giao thấp hơn mức dự toán do UBND tỉnh giao.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của kế toán, thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách và chủ tịch UBND các xã trong công tác lập dự toán chi. ạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)