Thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Thường Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 65)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

3.1. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Xuân

3.1.2. Thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Thường Xuân

Phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, lãi suất cho vay tăng cao; bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công tiếp tục cắt giảm nên việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra rét đậm vào đầu năm, mưa lũ gây ngập úng trên diện rộng đã hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của nhân dân. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của uyện uỷ, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, bám sát Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết của ĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi về tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tích cực triển khai tốt những chủ trương chính sách về thuế, khai thác triệt để các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tuyên truyền các chính sách về thuế đến người dân nhằm duy trì, và tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách hàng năm. Nguồn thu ngân sách của huyện hằng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách huyện đảm bảo được một phần cho cân đối ngân sách trên địa bàn.

Bảng 3.1: Thu NSNN huyện Thường Xuân t n m 2012 đến n m 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung N m

2012

N m 2013

N m 2014

N m 2015

N m 2016 I. Tổng thu NSNN trên địa

bàn 256.873 329.088 331.851 459.014 505.431 1. Thu trên địa bàn 7.759 11.507 22.992 26.937 41.294 2. Thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên 241.386 306.335 295.602 413.787 431.655 3. Thu chuyển nguồn năm

trước sang 5.017 8.149 6.283 8.641 22.484

4. Thu kết dư ngân sách

2711 3.097 6.974 9.649 9.998 II. Thu cân đối ngân sách

huyện 254.102 325.512 328.036 450.873 490.441 Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012-2016 .

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh giao hàng năm cho địa phương, các cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị trên địa bàn tổ chức thu ngân sách trong các năm đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Năm 2012, tổng thu NSNN huyện đạt 256.873 triệu đồng, đạt 186% so với dự toán huyện giao, bằng 119% so với thực hiện năm 2011. Năm 2013, tổng thu ngân sách huyện đạt 329.088 triệu đồng, đạt 187% so với dự toán giao và bằng 128% so với thực hiện năm 2012; Năm 2014, tổng thu ngân sách huyện đạt 331.851 triệu đồng, đạt 150% so với dự toán và bằng 101% so với thực hiện năm 2013;

Năm 2015, tổng thu ngân sách huyện đạt 459.014 triệu đồng, đạt 180% so với dự toán giao và bằng 138% so với thực hiện năm 2014; Năm 2016, tổng thu ngân sách huyện đạt 505.431 triệu đồng, đạt 128% so với dự toán giao và bằng 110% so với năm 2015.

Bảng 3.2: Chi tiết các nguồn thu NSNN huyện t n m 2012 đến n m 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung N m 2012 N m 2013 N m 2014 N m 2015 N m 2016 I Tổng thu NSNN trên địa bàn

huyện 256.873 329.088 331.851 459.014 505.431

1 Thu trên địa àn 7.759 11.507 22.992 26.937 41.294

1.1 Thu từ DNNN Trung ương và

DNN địa phương 233 2.710 11.574 14.771 20.404

1.2 Thu từ khu vực công thương

nghiệp ngoài quốc doanh 2.443 4.772 4.978 4.211 6.515

1.3 Thuế thu nhập cá nhân 252 364 503 870 725

1.4 Lệ phí trước bạ 963 1.608 1.931 2.039 2.678

1.5 Thuế nhà đất 134 367 26 59

1.6 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 120

1.7 Thu tiền sử dụng đất 1.209 166 1.450 3.328 6.920

1.8 Tiền cho thuê đất 26 26 92 34 58

1.9 Thu phí, lệ phí 1.045 557 501 231 263

1.10 Thu CQ khai thác khoáng sản 958

1.11 Thu khác ngân sách 772 563 829 762 1.729

1.12 Thu đóng góp 696 607 767 665 985

2 Thu từ ngân sách cấp trên 241.386 306.335 295.602 413.787 431.655 2.1 Bổ sung cân đối ngân sách 131.148 168.020 210.771 234.751 332.460

2.2 Bổ sung có mục tiêu 110.238 138.315 84.831 179.036 99.195

3 Thu chuyển nguồn năm trước 5.017 8.149 6.283 8.641 22.484

4 Thu ết dư ngân sách 2.711 3.097 6.974 9.649 9.998

II Thu cân đối ngân sách huyện 254.102 325.512 328.036 450.873 490.441

Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012-2016 .

Thu từ DNNN trung ương và DNNN địa phương (bao gồm khoản thu từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên) là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện. Số thu từ khu vực này tăng liên tục trong các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách huyện, tỷ trọng từ 3% năm 2012 đến năm 2016 nguồn thu này đã chiếm 49% và chiếm tỷ trọng chủ yếu từ năm 2014-2016 là 49%-55% tổng nguồn thu cân đối trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, tỷ trong nguồn thu chiếm khoảng từ 16%-31%. Các khoản thu này hằng năm đều duy trì ổn định và thu cao hơn so với năm trước, thực hiện thu đạt và vượt kế hoạch.

Thu từ DNNN trung ương và DNNN địa phương năm 2012 thu được 233 triệu đồng là năm đầu tiên nguồn thu này phát sinh trên địa bàn, trong năm tỉnh chưa giao kế hoạch thu nguồn thu này. Năm 2013 thu 2.710 triệu đồng, đạt 420% so với kế hoạch dự toán giao. Năm 2014 thu 11.574 triệu đồng, đạt 822% so với kế hoạch dự toán giao. Năm 2015 thu 14.771 triệu đồng, đạt 237% so với kế hoạch dự toán giao. Năm 2016 thu 20.404 triệu đồng, đạt 169% so với kế hoạch dự toán giao. Đây là nguồn thu từ nguồn Thuế tài nguyên nước trên địa bàn huyện, nguồn thu này phát sinh từ năm 2012 và duy trì ổn định trong các năm, đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện Thường Xuân, nguồn thu Thuế tài nguyên này được điều tiết cho NSNN cấp huyện 100% .

Nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh nguồn thu này rất ổn định, từ năm 2012-2016 nguồn thu này đều đạt kế hoạch và vượt thu khoảng từ 14%-20% kế hoạch dự toán giao, nguồn thu này rất ổn định, tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện là 100%.

Lệ phí trước bạ: Giai đoạn 2012-2016 các khoản thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy được điều tiết 100% cho ngân sách huyện,đây là nguồn thu ổn định và tăng lên so với năm trước trên địa bàn.

Thu tiền sử dụng đất (bao gồm cả đấu giá quyền sử dụng đất) là nguồn được cân đối 100% cho ngân sách huyện, xã. Nguồn thu này để chi đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng và thanh toán công nợ cho các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Năm 2012 thu 1.209 triệu đồng, đạt 71% so với dự toán giao. Năm 2013 thu 166 triệu đồng, đạt 9% so với dự toán giao. Năm 2014 thu 1.450 triệu đồng, đạt 132% so với dự toán giao. Năm 2015 thu 3.328 triệu đồng, chỉ đạt 247% so với dự toán giao và. Năm 2016 thu 6.920 triệu đồng, đạt 115% so với dự toán giao. Nguồn thu này không ổn định vì phụ thuộc vào quỹ đất trên địa bàn huyện và nhu cầu của người dân.

Thu phí và lệ phí (là những khoản thu có tính chất bắt buộc đối với các thể nhân, pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước cung cấp) hằng năm khoản thu này đều không đạt kế hoạch. Nguồn thu này chủ yếu ở cấp xã thực hiện nhưng do chưa triển khai thu triệt để, công tác quản lý thu đang còn long lẽo nên thu không đạt so với kế hoạch đề ra.

Thuế thu nhập cá nhân: Năm 2012 thu 252 triệu đồng, đạt 202% so với dự toán giao; Năm 2013 thu 364 triệu đồng, đạt 158% so với dự toán giao và bằng 144% so với năm 2012; Năm 2014 thu 503 triệu đồng, đạt 107% so với dự toán giao và bằng 138% so với năm 2013; Năm 2015 thu 870 triệu đồng, đạt 134% so với dự toán giao, bằng 173% so với năm 2014; Năm 2016 thu 725 triệu đồng, đạt 106% so với dự toán giao, bằng 83% so với năm 2015.

Thu khác ngân sách: là khoản thu phạt về vi phạm hành chính về thuế, phạt an toàn giao thông, thu bán thanh lý tài sản. Năm 2012 thu 772 triệu đồng; Năm 2013 thu 563 triệu đồng; Năm 2014 thu 829 triệu đồng; Năm 2015 thu 762 triệu đồng; Năm 2016 thu 1.729 triệu đồng.

Thu đóng góp: Năm 2012 thu 696 triệu đồng; Năm 2013 thu 607 triệu đồng; Năm 2014 thu 767 triệu đồng; Năm 2015 thu 665 triệu đồng; Năm 2016 thu 985 triệu đồng. Nguồn thu này thường không ổn định qua các năm vì nguồn thu này là nguồn huy động tự nguyên đóng góp của Phụ huynh học sinh và người dân để xây dựng cơ sở trường, lớp học và đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng nông thôn mới.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh hằng năm đều tăng so với dự toán giao vì nguồn thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên đầu năm chưa giao cho ngân sách cấp huyện, trong năm được ngân sách cấp trên bổ sung theo các chương trình mục tiêu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ huyện đến cơ sở. Ngân sách tỉnh bổ sung cân đối và bổ sung chương

trình mục tiêu cho ngân sách huyện hàng năm: Năm 2012 thu 241.386 triệu đồng, đạt 184% so với dự toán giao; Năm 2013 thu 306.335 triệu đồng, đạt 182% so với dự toán giao và bằng 127% so với năm 2012; Năm 2014 thu 295.602 triệu đồng, đạt 140% so với dự toán giao và bằng 96% so với năm 2013; Năm 2015 thu 413.787 triệu đồng, bằng 176% so với dự toán giao và bằng 140% so với năm 2014; Năm 2016 thu 431.455 triệu đồng, đạt 130% so với dự toán giao, bằng 104% so với năm 2015.

Thu chuyển nguồn là khoản thực hiện nhiệm vụ chi năm trước chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện. Khoản thu này hằng năm đều cao do kinh phí mục tiêu cuối năm mới chuyển về, ngân sách huyện thực hiện chi không kịp nên theo quy định huyện phải chi chuyển sang năm sau để tiếp tục chi các chương trình mục tiêu theo quy định: Năm 2012 thu 5.017 triệu đồng, năm 2013thu 8.149 triệu đồng, năm 2014 thu 6.283 triệu đồng, năm 2015 thu 8.641 triệu đồng, năm 2016 thu 22.484 triệu đồng.

àng năm, so với chỉ tiêu dự toán giao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đều đạt và vượt kế hoạch, công tác quản lý thu từng bước được hoàn thiện, đảm bảo cân đối chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, về cơ cấu nguồn thu còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (thu trên địa bàn chỉ đạt khoảng từ 3% đến 8% tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện).

3.1.2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước huyện Thường Xuân

Trong những năm qua chi ngân sách huyện vượt dự toán giao rất cao vì do tăng chế độ, chính sách thay đổi và được cấp trên bổ sung các chương trình mục tiêu phát sinh trong năm, đảm bảo được nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng một phần nhu cầu chi đầu tư phát triển và đáp ứng được nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn.

Bảng 3.3: Chi NSNN huyện Thường Xuân t n m 2012 đến n m 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

N m 2012

N m 2013

N m 2014

N m 2015

N m 2016 Tổng chi NSNN trên

địa bàn 254.102 325.512 328.036 450.873 490.441 1. Chi đầu tư phát triển 6.700 11.613 8.451 6.279 6.236 2. Chi thường xuyên 197.386 248.890 228.349 311.590 354.519 3. Dự phòng ngân sách 2.690 2.908 5.931 6.190 5.555 4. Chi trợ cấp ngân sách

cấp dưới 26.084 45.031 67.016 94.333 108.629 5. Chi nộp trả ngân sách

cấp trên 127 3.814

6. Chi chuyển nguồn và kết

dư NS 21.115 13.256 18.289 32.481 15.502

Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012-2016 .

Theo số liệu tại bảng 3.3 cho thấy nguồn chi qua các năm của huyện đều chi vượt kế hoạch, tổng chi ngân sách huyện các năm đều tăng hơn so với năm trước. Năm 2012, tổng chi ngân sách của huyện là 254.102 triệu đồng, đạt 187% so với dự toán giao; Năm 2013, tổng chi ngân sách của huyện là 325.512 triệu đồng, đạt 188% so với dự toán giao và bằng 128% so với cùng kỳ; Năm 2014, tổng chi ngân sách của huyện là 328.036 triệu đồng, đạt 153%

so với dự toán giao và bằng 101% so với cùng kỳ; Năm 2015, tổng chi ngân sách của huyện là 450.873 triệu đồng, đạt 182% so với dự toán giao và bằng 137% so với cùng kỳ; Năm 2016, tổng chi ngân sách của huyện là 490.441 triệu đồng, đạt 129% so với dự toán giao và bằng 109% so với cùng kỳ.

Bảng 3.4: Chi tiết các khoản chi NSNN huyện t n m 2012 đến n m 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung N m

2012

N m 2013

N m 2014

N m 2015

N m 2016 I Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện 254.102 325.512 328.036 450.873 490.441 1 Chi đầu tư phát triển 6.700 11.613 8.451 6.279 6.236 2 Chi thường xuyên 197.513 252.704 228.349 311.590 354.519 2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 3.554 16.760 7.578 14.179 27.321 2.2 Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 121.193 146.017 157.338 223.654 237.029 2.3 Chi sự nghiệp V TT-TDTT-PTTH 1.741 2.337 2.350 3.144 3.281

2.4 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 70 70 30 105 35

2.5 Chi sự nghiệp y tế 10.478 23.197 25.028 29.927 32.404

2.6 Chi sự nghiệp môi trường 60 211 81 160 175

2.7 Chi đảm bảo xã hội 46.854 41.021 14.155 1.229 22.845 2.8 Chi quản lý hành chính-Đảng-đoàn thể 11.021 17.155 18.150 36.856 26.937

2.9 Chi quốc phòng 932 1.061 1.850 1.155 3.390

2.10 Chi an ninh 195 232 460 706 515

2.11 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 927 366 704

2.12 Chi khác ngân sách 361 463 625 475 587

2.13 Chi nộp trả ngân sách cấp trên 127 3.814

3 Dự phòng ngân sách 2.690 2.908 5.931 6.190 5.555 4 Chi ngân sách cấp dưới 26.084 45.031 67.016 94.333 108.629 5 Chi chuyển nguồn và ết dư NS 21.115 13.256 18.289 32.481 15.502

Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012-2016 .

Đối với chi đầu tư phát triển: Đây là nguồn chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do huyện quản lý, chủ yếu được cân đối từ nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm, nguồn tiết kiệm chi thường xuyên và nguồn tăng thu ngân sách. Do vậy, trong những năm qua bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã chủ động khai thác các nguồn đầu tư khác để tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chi trong các năm. Năm 2012, ngân sách huyện đã chi 6.700 triệu đồng, bằng 350% so với dự toán giao; Năm 2013, chi 11.613 triệu đồng, bằng 516% so với dự toán giao và bằng 173% so với năm 2012; Năm 2014, ngân sách huyện chi 8.451 triệu đồng, bằng 563% so với dự toán giao và bằng 73% so với năm 2013; Năm 2015, ngân sách huyện chi 6.279 triệu đồng, bằng 401% so với

dự toán giao và bằng 74% so với năm 2014; Năm 2016, chi 6.236 triệu đồng, bằng 87% so với dự toán giao, bằng 99% so với năm 2015 và bằng 74% so với năm 2012. Chi đầu tư phát triển giảm qua từng năm do ảnh hưởng của thị trường bất động sản đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn và không thực hiện được, nguồn vốn bố trí cho đầu tư phát triển giảm.

Đối với chi thường xuyên: Qua biểu số liệu cho thấy đây là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 69% - 78%) trên tổng số chi ngân sách của huyện; hàng năm, cơ bản các chỉ tiêu chi thường xuyên đều đạt và vượt so với dự toán được giao do bổ sung kinh phí thực hiện chi cải cách tiền lương, chi do tăng chế độ chính sách và chi một số chương trình mục tiêu giao bổ sung trong năm của tỉnh giao và kinh phí bảo đảm chi cho các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán. Chi ngân sách địa phương đã đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên, đồng thời chủ động bố trí ngân sách để giải quyết kịp thời các chế độ chính sách mới và nhiệm vụ phát sinh đột xuất. Các khoản chi được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Năm 2012, chi 197.513 triệu đồng, đạt 147% so với dự toán giao; Năm 2013, chi 252.704 triệu đồng, đạt 146% so với dự toán giao; Năm 2014, chi 228.349 triệu đồng, đạt 107% so với dự toán giao; Năm 2015, chi 311.590 triệu đồng, đạt 127%

so với dự toán giao; Năm 2016, chi 354.519 triệu đồng, đạt 101% so với dự toán giao và bằng 179% so với năm 2012. Trong đó:

Chi sự nghiệp kinh tế: Chi sự nghiệp kinh tế nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, gồm một số nội dung cơ bản như các sự nghiệp: chi phục vụ nông, lâm, thủy lợi, chi giao thông, trong các năm nội dung chi này đều vượt cao so với dự toán là vì có nguồn kinh phí bổ sung của Trung ương và tỉnh để thực hiện chương trình mục tiêu trong các năm. Năm 2012, chi 3.554 triệu đồng, đạt 80% so với dự toán giao; Năm 2013, chi 16.760 triệu đồng, đạt 764% so với dự toán giao; Năm 2014, chi 7.578 triệu đồng, đạt 258% so

với dự toán giao; Năm 2015, chi 14.179 triệu đồng, đạt 520% so với dự toán giao;

Năm 2016, chi 27.31 triệu đồng, đạt 474% so với dự toán giao.

Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Nguồn kinh phí này đã tạo điều kiện, phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục ở các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Giáo dục thường xuyên và đào tạo cán bộ, công chức từ huyện đến xã, đào tạo nghề cho người dân, nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tây nghề để đáp ứng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị - phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nguồn kinh phí này chi trong các năm 2012-2016 liên tục tăng là do thực hiện một số chính sách mới của tỉnh và của trung ương, như: Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, chế độ cho giáo viên mầm non, chế độ theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP cho giáo viên và các chế độ cho học sinh theo Nghị quyết 30a, Đây là nguồn kinh phí chi chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng chi thường xuyên ngân sách huyện, hàng năm số chi này đều đạt và vượt kế hoạch, tăng dần qua các năm.

Năm 2012, chi 121.193 triệu đồng, đạt 138% so với dự toán giao; Năm 2013, chi 146.017 triệu đồng, đạt 139% so với dự toán giao; Năm 2014, chi 157.338 triệu đồng, đạt 121% so với dự toán giao; Năm 2015, chi 223.654 triệu đồng, đạt 155% so với dự toán giao; Năm 2016, chi 237.029 triệu đồng, đạt 110%

so với dự toán giao, bằng 196% so với năm 2012. Qua tỷ trọng này có thể thấy, các cấp chính quyền luôn chú trọng quan tâm đến giáo dục và đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo.

Chi quản lý hành chính: Chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, các đoàn thể cấp huyện và cấp xã thực hiện phân bổ theo quyết định giao chỉ tiêu biên chế được cấp có th m quyền quyết định và được phân bổ theo các tiêu khác ngoài định mức, đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đây là một trong những khoản chi chính trong tổng chi thường xuyên, hàng năm, đều vượt kế hoạch được giao, đảm bảo cho bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thường xuân tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)