Chương 3 Kết quả nghiên cứu
3.2. Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Xuân
3.2.2. Đánh giá của cá nhân đơn vị thụ hưởng NSNN
Thực hiện tốt các chính sách như: Người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội; giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, nhất là hỗ trợ phát triển
sản xuất, học tập, chữa bệnh, ổn định đời sống người nghèo, vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đáp ứng yêu cầu xuất kh u lao động.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra để đảm bảo nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, kịp thời, không để thất thoát, lãng phí.
Bảng 3.10: Đánh giá của đối tượng thụ hưởng ngân sách.
TT TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ
Tốt Khá T. bình Yếu Kém 1
L p dự toán NSNN
+ Số người 10 15 25 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 30 50 0 0
2
Chấp hành dự toán NSNN
+ Số người 10 15 25 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 30 50 0 0
3
Quyết toán NSNN
+ Số người 10 20 20 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 40 40 0 0
4
Kiểm tra, thanh tra NSNN
+ Số người 10 20 20 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 40 40 0 0
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế.
Từ số liệu Bảng 3.10 đánh giá của các đối tượng thụ hưởng NSNN cần thực hiện tốt công tác th m định dự án để tham mưu cho UBND huyện quyết định chủ trương đầu tư; th m định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán;
th m định quyết toán công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Việc quản lý chất lượng công trình được các cơ quan chuyên môn coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan. Cho thấy công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và Kiểm tra, thanh tra NSNN chưa đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới cần phải xem xét chấn chỉnh cải thiện hơn nữa.
3.2.3. Đánh giá của cá nhân đơn vị thu nộp NSNN
Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật.
Toàn bộ các khoản thu của ngân sách phải nộp trực tiếp vào KBNN, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào KBNN theo quy định.
Trong năm các cơ quan thu như cơ quan Thuế, cơ quan tài chính, UBND các xã, thị trấn, cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách được tổ chức thu NSNN và không ngừng phát triển nguồn thu, tìm các biện pháp khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu sao cho đạt và vượt tỷ lệ theo dự toán được ĐND huyện phê chu n.
Đối với một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với hộ kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu có thể thu trực tiếp, song phải nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Bảng 3.11: Đánh giá của đối tƣợng thu nộp ngân sách.
TT TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ
Tốt Khá T. bình Yếu Kém 1
L p dự toán NSNN
+ Số người 10 25 15 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 50 30 0 0
2
Chấp hành dự toán NSNN
+ Số người 10 25 15 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 50 30 0 0
3
Quyết toán NSNN
+ Số người 10 20 20 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 40 40 0 0
4
Kiểm tra, thanh tra NSNN
+ Số người 10 20 20 0 0
+ Tỷ lệ (%) 20 40 40 0 0
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế.
Từ số liệu Bảng 3.11 đánh giá của các đối tượng thu nộp NSNN Cơ
quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành; các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu, đối tượng thu, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Cho thấy công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra NSNN chưa đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới cần phải cải thiện hơn nữa
3.2.4. Đánh giá chung.
- Về lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện
Trong những năm qua kinh tế của huyện Thường Xuân có sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, tích cực, chú trọng đến phát triển công nghiệp - thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước đáp ứng được một phần nhu cầu chi ngân sách tại huyện để phát triển Kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ và ĐND huyện đề ra.
Việc tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện và ngân sách xã đã thúc đ y sự quan tâm của chính quyền địa phương đến công tác quản lý thu ngân sách của chính quyền địa phương các cấp.
Các địa phương được chủ động sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách cấp mình được hưởng để chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo quy định.
àng năm, công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước huyện Thường Xuân đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn cụ thể để lập dự toán sát với các nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn. UBND huyện đã chỉ các cơ quan chuyên môn lập dự toán ngân sách dựa trên các chính sách chế độ, tiêu chu n, định mức quy định của Trung ương, Bộ tài chính, UBND tỉnh Thanh óa quy định và nhu cầu thực tế sao cho phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo an ninh, quốc phòng của huyện trong năm kế hoạch và giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tình hình thực hiện thu, chi ngân sách huyện những năm trước, bám sát vào năm báo cáo để xây dựng dự toán và các quy định của cơ quan nhà nước có th m quyền quy định.
- Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện
Thứ nhất: Về triển khai công tác thu NSNN trên địa bàn, luôn được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, cơ quan trực tiếp thu là thuế và lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành; các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện ký hợp đồng ủy nhiệm thu với các xã, thị trấn trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu, đối tượng thu.
Công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ được triển khai thực hiện theo quy định của Nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hóa đơn, chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hóa đơn đạt kết quả thu tăng so với trước.
Trong giai đoạn từ năm 2012-2016 , quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Thường Xuân đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. ầu hết các chỉ tiêu thu NSNN giai đoạn này đều vượt dự toán giao, đảm bảo nguồn lực tài chính hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội và tạo được nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện.
àng năm, UBND huyện Thường Xuân ban hành các Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý thu ngân sách huyện. Trên cơ sở đó, phòng Tài chính - kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình
đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện, đồng thời Chi cục thuế sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời để thu đạt kế hoạch và kết quả cao nhất.
Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được chú trọng, việc chấn chỉnh, uốn nắn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự giác thực hiện hình thức tự khai, tự nộp theo đúng quy định. Công tác quản lý thu NSNN ngày càng được công khai minh bạch, thủ tục hành chính đơn giản và thuận tiện giúp cho các doanh nghiệp nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và chống thất thu, gian lận thương mại của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách hoặc để nợ đọng kéo dài.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về thuế đối với các tổ chức, cá nhân để cho các đối tượng hiểu được quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện chính sách thuế.
Thứ hai: Công tác chi ngân sách được thực hiện đúng theo dự toán được cấp có th m quyền giao, chi đúng định mức, đối tượng và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi và thực hiện nghiêm các nội dung theo chỉ đạo của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011.
àng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt, đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chu n, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả.
Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi;
th m định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ;
qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
Đối với quản lý vốn đầu tư được tuân thủ theo quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và thực hiện nghiêm chỉ thị 1792/CT-CP ngày 15/10/2011 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ. Bên cạnh đó UBND huyện chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp thực hiện tốt công tác th m định dự án để tham mưu cho UBND huyện quyết định chủ trương đầu tư; th m định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán; th m định quyết toán công trình hoàn thành đưa vào sử dụng…Việc quản lý chất lượng công trình được các cơ quan chuyên môn coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan.
- Quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện
àng năm, UBND huyện Thường Xuân giao cho phòng Tài chính - kế hoạch có trách nhiệm th m định báo cáo quyết toán thu chi NSNN của các đơn vị dự toán cấp huyện, các xã và tổng hợp báo Sở Tài chính và trình ĐND huyện phê duyệt quyết toán ngân sách năm theo quy định, dựa vào dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, UBND tỉnh Thanh óa để th m định quyết toán thu chi NSNN cho các đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong quá trình th m định phòng đã chi ra những thiếu sót, hạn chế và đề nghị các đơn vị điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hồ sơ quyết toán của đơn vị đúng theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Công tác quyết toán NSNN ở huyện được thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp huyện, các xã thị trấn trong huyện đã thực hiện theo quy định, hồ sơ chứng từ đảm bảo theo quy định, biểu mẫu, sổ sách đầy đủ về nội dung và chủng loại theo quy định, thời gian nộp báo cáo quyết toán một số đơn vị nộp đang còn chậm. Về số liệu trong báo cáo đảm bảo theo nội dung dự
toán được giao, theo Mục lục NSNN và được phản ánh một cách trung thực, chính xác, các nội thu chi NSNN của đơn vị được KBNN xác nhận.
- Kiểm tra, thanh tra ngân sách nhà nước cấp huyện
Công tác kiểm tra, thanh tra được triển khai thường xuyên định kỳ trong các năm, qua các đợt trình kiểm tra, thanh tra thu chi NSNN, UBND huyện đã có các kết luận, văn bản hướng dẫn các đơn vị đề nghị điều chỉnh các nội dung đang còn thiếu về hồ sơ, sổ sách, thực hiện chưa đúng chế độ, chính sách để các đơn vị hoàn thiện hơn nữa trong quản lý thu chi NSNN.
Tuy nhiên, trong qua thực hiện kiểm tra, thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn: Lực lượng cán bộ của phòng Tài chính - kế hoạch, Thanh tra huyện đang còn thiếu biên chế, cán bộ phải kiêm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn không đồng đều, Thanh tra huyện không có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực NSNN, việc đấu mối, phối kết hợp giữa các ngành để triển khai nhiệm vụ đang còn lúng túng nên công tác kiểm tra, thanh tra không được liên tục, chất lượng chưa cao và chưa đi sâu vào các lĩnh vực.
3.2.5. Những hạn chế - Về lập dự toán
Việc lập dự toán, tổng hợp dự toán ngân sách huyện hàng năm còn mang tính hình thức, thiếu chính xác, chưa thực sự xuất phát từ dưới lên, mà lập dự toán chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Do vậy, khi lập dự toán thu ngân sách các đơn vị thường căn cứ vào số liệu giao dự toán của cấp trên để lập dự toán, nên còn hiện tượng giấu nguồn thu, thu để ngoài sổ sách... do sợ cắt giảm nguồn trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
Dự toán ngân sách được giao chưa sát với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương. Công tác lập dự toán thu ngân sách hầu hết dựa vào số kiểm tra của tỉnh giao, trên cơ sở đó huyện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn, cơ quan thu tăng so với số kiểm tra từ 5%-15% và dựa vào các văn bản hưởng
dẫn của cấp có th m quyền để giao thu cho phù hợp với từng năm ngân sách.
Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, thuyết minh dự toán và cơ sở tính toán còn sơ sài, chất lượng thấp. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác th m định của cơ quan tài chính. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm chưa đúng mức đến công tác lập dự toán, chưa bao quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm phát sinh một số nhiệm vụ chi không có nguồn để chi.
- Về chấp hành dự toán
Trong mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, UBND huyện luôn bám vào các tiêu chí phân bổ ngân sách của tỉnh áp dụng cho từng loại hình đơn vị dự toán dẫn tới còn nhiều bất cập, chưa hợp lý trong việc quy định định mức chi ngân sách cho các đơn vị như: Định mức chi quản lý hành chính các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể các cấp hằng năm chi lương và các khoản phụ cấp theo lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí quản lý, trong khi đó kinh phí hoạt động thường xuyên nhỏ. Vì vậy, đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt kinh phí hoạt động, phải xem xét bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm.
Công tác quản lý nguồn thu trong những năm qua vẫn bộc lộ những thiếu sót như quản lý thuế về phí, lệ phí đối với việc khai thác tài nguyên, khoáng sản nhỏ lẽ trên địa bàn huyện còn chưa được quan tâm đúng mức như khai thác cát, sỏi lĩnh vực này do cấp tỉnh cấp quyền khai thác mà chưa giao cho huyện nên đang còn nhiều bất cập trong công tác quản lý khai thác tài nguyên trên địa bàn, gây thất thu cho ngân sách.
Trong việc huy động đóng góp vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới và huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn thiếu tính dân chủ, chưa thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH và chỉ thị 24/2007/CT-TTg.
Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn có đơn vị trên địa bàn giấu
nguồn thu; thu, chi để ngoài sổ sách không hoạch toán qua KBNN như các khoản thu phí, lệ phí giao cho các xã, thị trấn thu.
Công tác quản lý, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn chi cho đầu tư phát triển của huyện còn hạn chế, không ổn định qua các năm do huyện chưa có kế hoạch phát triển nguồn đấu giá đất cụ thể cho từng giai đoạn, còn thiếu tích cực trong việc tháo gỡ các khó khăn (Giải phóng mặt bằng để quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất).
Việc giám sát kê khai, phân tích hồ sơ khai thuế còn hạn chế nên hiệu quả chống thất thu thuế qua khai thác hồ sơ khai thuế chưa cao. Tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và người mua hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn để cố tình trốn thuế, gian lận thuế, khai không đầy đủ trung thực các căn cứ tính thuế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, vận tải.
Việc quản lý thu cố định tại xã còn yếu và lúng túng, cán bộ tham mưu chưa chịu nghiên cứu học hỏi, làm việc không khoa học, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra. Đối với thu cố định tại xã chủ yếu là thu tiền thuê sử dụng ao hồ, mặt nước, thu hoa lợi công sản trên quỹ đất công, đất công ích, một số địa phương chủ yếu là giao khoán, thậm trí ký hợp đồng vượt th m quyền về thời gian, dẫn đến không điều chỉnh được giá hoặc có điều chỉnh cũng không nhiều, làm giảm thu ngân sách xã.
Về quản lý chi đầu tư phát triển: Về bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương còn chậm, nhiều công trình không bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công đúng thời gian quy định. Quản lý, giám sát và đôn đốc các đơn vị thi công còn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều nhà thầu kéo dài thời gian thi công làm tiến độ thi công dự án chậm so với kế hoạch, không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.