Quản lý hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 41)

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hóa đơn GTGT

1.2.2. Quản lý hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay

a. Đổi mới phương thức quản lý hóa đơn

Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 89/2002/NĐ-CP về quản lý hóa đơn, ngành Tài chính đã có sự đổi mới cơ bản trong phương thức quản lý hóa đơn. Mục tiêu ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Chính phủ ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với các luật của Việt Nam nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật Kế toán, Luật Giao dịch

điện tử và việc cải cách các thủ tục hành chính. Đạo lý cơ bản của Nghị định này là giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế chỉ in và cấp cho các đối tƣợng là hộ gia đình và cá nhân kinh doanh; Đồng thời, nâng cao trách nhiệm cho cơ quan quản lý thuế địa phương trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.

Theo đó, chuyển từ việc cơ quan thuế in hóa đơn bán cho người nộp thuế sang người nộp thuế tự in hoặc tự đặt in hóa đơn. Tức là, giao quyền tự chủ về in hóa đơn cho người nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ in hóa đơn bán cho một số đối tượng đặc thù như các đơn vị sự nghiệp không sử dụng thường xuyên hóa đơn, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn lẻ… Thực hiện theo Nghị định này, người nộp thuế sử dụng nhiều hóa đơn sẽ rất thuận lợi, không phải mất thời gian để làm các thủ tục mua hóa đơn, hoàn toàn chủ động trong việc in và phát hành hóa đơn. Cơ quan thuế cũng giảm bớt nguồn nhân lực xử lý việc giao nhận và bán hóa đơn. Cơ quan thuế chỉ tập trung vào theo dõi, quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn.

Với việc ban hành Thông tƣ 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tạo, lập, quản lý và sử dụng hóa đơn của người nộp thuế khi thực hiện, tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn cho công tác quản lý hóa đơn.

b. Siết chặt các quy định pháp lý về phòng chống gian lận về hóa đơn và trốn thuế

Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế chuyển sang cơ chế người nộp thuế tự in hoặc tự đặt in hóa đơn như đã nêu trên, ngành Tài chính đã tham mưu và trực tiếp ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ quá trình phát hành và sử dụng hóa đơn, thể hiện trên các phương diện sau:

Bổ sung và chỉnh sửa các quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về hóa đơn và trốn thuế bằng việc tham mưu để Chính phủ

ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định này đã quy định rõ hơn các loại hành vi vi phạm về hóa đơn: Tạo hóa đơn, phát hành hóa đơn, lập hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các hành vi vi phạm về hóa đơn.

Bổ sung điều kiện thanh toán qua ngân hàng đối với việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Luật Thuế GTGT năm 2008 có hiệu lực từ 1/1/2009) và bổ sung điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi phí đƣợc trừ tính thuế TNDN (Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN có hiệu lực từ 1/1/2014). Việc áp dụng điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt khi xác định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ và xác định chi phí đƣợc trừ đã và sẽ góp phần hạn chế hành vi mua bán hóa đơn - bán khống hóa đơn không có hàng hóa, dịch vụ.

c. Tăng cường kiểm tra, đối chiếu để phát hiện và xử lý các hành vi gian lận về hóa đơn

Trong những năm gần đây, Tổng cục Thuế đã coi quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những trọng tâm công tác. Tổng cục đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quản lý hóa đơn của cơ quan thuế các cấp. Đặc biệt, ngành Thuế đã đẩy mạnh hoạt động đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phương và chú trọng kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; chỉ đạo cơ quan thuế các địa phương tổng kết công tác quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hóa đơn.

Nhƣ vậy, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP đã thay đổi phương thức quản lý hóa đơn phù hợp với công tác quản lý thuế hiện hành, góp phần quản lý rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh nội dung cơ bản về phát hành, sử dụng hóa đơn giấy, đã có quy định về hóa

đơn điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Ngành thuế Việt Nam đã quy chuẩn hóa các quy trình quản lý, thanh tra, kiểm tra hóa đơn trong nội bộ cơ quan thuế; xây dựng phần mềm cập nhật các thông tin hóa đơn đã phát hành và hóa đơn không có giá trị sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan thuế trong việc tra cứu hóa đơn của các doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn và hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn (trang http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn) đã góp phần lớn trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hóa đơn.

Các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đƣợc quy định cụ thể, tình tiết rõ ràng, khung phạt hợp lý, phù hợp với thực tiễn, có biện pháp khắc phục hậu quả tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc xử lý các hành vi vi phạm, người nộp thuế cũng có ý thức trách nhiệm hơn trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn tại đơn vị mình và khắc phục đƣợc các lỗi hay vi phạm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quy định về hóa đơn đƣợc chuẩn hóa thì số lƣợng hóa đơn do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng qua các năm.

Số lƣợng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in mang tính ổn định qua các năm nhƣng số lƣợng hóa đơn tự in đƣợc sử dụng tăng lên đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2015 có hơn 1.065 triệu hóa đơn tự in đƣợc sử dụng thì con số này năm 2017 tăng lên trên 2.668 triệu hóa đơn. Số lƣợng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử tăng dần qua các năm, năm 2015 có 331 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì đến năm 2016 con số này đã là 656 và năm 2017 là 1.042 doanh nghiệp. Theo đó số lƣợng hóa đơn điện tử doanh nghiệp sử dụng cũng tăng qua các năm, nếu năm 2015 số lƣợng hóa đơn điện tử mới sử dụng là 182 triệu hóa đơn thì năm 2017 đã tăng lên hơn 406 triệu hóa đơn.

1.2.2.2. Hạn chế

Thực tế triển khai Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và theo đánh giá của cơ quan thuế, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thì quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn hiện hành còn có những hạn chế, bất cập sau:

Một là: Lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, một số đối tƣợng đã thành lập nhiều doanh nghiệp nhƣng thực tế không kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đƣợc tạo hóa đơn, xuất hóa đơn khống, mua bán hóa đơn lòng vòng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT hoặc thanh toán tiền từ NSNN.

Số liệu tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy tình trạng sử dụng hóa đơn trái phép các năm 2016-2017 và 3 tháng đầu năm 2018 nhƣ sau:

Bảng 1.1. Số lƣợng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trái phép

Các chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

3 tháng đầu năm

2018 Số DN sử dụng hóa đơn trái phép 3.487 4.633 938 Số lƣợng hóa đơn vi phạm 27.194 38.157 26.221 Số thuế truy thu do vi phạm (triệu

đồng), trong đó: 119.069 192.381 18.294

- Thuế GTGT 49.696 62.625 16.564

- Thuế TNDN 69.373 86.263 5.682

Tỷ lệ DN sử dụng hóa đơn trái phép 5,2% 6,8

(Nguồn: Báo cáo Tổng cục Thuế) Số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trái phép phát sinh nhiều nhất ở các tỉnh thành phố lớn nhƣ: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa,… Các hành vi vi phạm chủ yếu là: sử dụng hóa

đơn chƣa có thông báo phát hành; xuất bán khống hóa đơn; xuất hóa đơn trong thời gian đang áp dụng biện pháp cƣỡng chế hóa đơn không có giá trị sử dụng… Số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trái phép có chiều hướng gia tăng: Năm 2016 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trái phép chiếm 5,2% số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trên cả nước, năm 2017 tỷ lệ này là 6,8%.

Hai là: Hóa đơn gắn với quản lý thuế GTGT tuy nhiên hiện nay với tỷ lệ 88,8% là hóa đơn giấy, 12,2% là hóa đơn điện tử nhƣng không có quy định bắt buộc doanh nghiệp chuyển dữ liệu hóa đơn về cơ quan thuế nên công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong công tác quản lý kê khai, hoàn thuế GTGT. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 thì từ ngày 01/01/2015 người nộp thuế không phải gửi Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra cho cơ quan thuế và không có quy định chuyển dữ liệu hóa đơn nên cơ quan thuế không có thông tin về giao dịch kinh tế ghi trên hóa đơn do đó nhiều đối tƣợng đã lợi dụng kẽ hở này để phát hành hóa đơn nhƣng không kê khai nộp thuế để trốn thuế.

Ba là: Hiện nay, Quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn nhƣ: nội dung ghi trên hóa đơn, về thủ tục phát hành, quản lý hóa đơn, trách nhiệm của tổ chức kinh tế, trách nhiệm của cơ quan thuế…, đƣợc xây dựng cơ bản để áp dụng quản lý với hóa đơn giấy (theo hình thức tự in, đặt in) bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập, theo đó phương thức quản lý hóa đơn giấy đã trở nên lạc hậu không phù hợp với bối cảnh triển khai thủ tục hành chính điện tử và không phù hợp với tinh thần Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính Phủ điện tử là giao BTC “thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc;

trong đó cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế”.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)